Bạc Hy Lai có biệt thự ở Pháp?
Tọa lạc trên một ngọn đồi nhìn xuống thành phố Cannes của Pháp, một căn biệt thự 6 phòng ngủ sơn màu vàng và được bao quanh bởi những cây hoa giấy màu hồng có thể là một bằng chứng quan trọng chống lại cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai tại tòa.
Ông Bạc Hy Lai và căn biệt thự triệu đô ở Cannes, Pháp.
Nằm cách đại lộ Boulevard de la Croisette chỉ vài phút lái xe, biệt thự Fontaine Saint Georges được tin là do một tỷ phú Trung Quốc mua hơn 1 thập niên trước và tặng cho gia đình Bạc Hy Lai.
Cả tờ Wall Street Journal và the New York Times đều trích dẫn các nguồn tin giấu tên nói rằng căn biệt thự trị giá 3,4 triệu USD sẽ được xem là bằng chứng về tội tham nhũng của cựu bí thư Trùng Khánh tại phiên tòa xét xử ông tới đây.
Một nguồn tin giấu tên thân cận với gia đình Bạc Hy Lai đã gọi các cáo buộc chống lại ông là lố bịch trong một cuộc phỏng vấn với đài CNN.
Ông Bạc được dự đoán sẽ bị buộc tội nhận 20 triệu nhân dân tệ (3,3 triệu USD) tiền hối lộ thông qua người vợ Cốc Khai Lai, biển thủ 5 triệu nhân dân tệ nữa và lạm dụng quyền lực.
“Các các buộc từ thời ông Bạc còn ở Đại Liên. Chuyện đó đã hơn 20 năm rồi. Họ không tìm thấy điều gì cần đây sao?”, người bạn của gia đình nói.
Nguồn tin trên nói thêm gia đình ông Bạc biết rằng ngôi nhà ở Cannes có thể được dùng làm bằng chứng chống lại họ. Xu Ming, một tỷ phú ở Đại Liên có mối quan hệ thân thiết với ông Bạc và biến mất hồi năm ngoái, đã mua căn biệt thự.
Tuy nhiên, nguồn tin trên khẳng định mặc dù ông Xu đã mua căn biệt thự nhưng gia đình Bạc Hy Lai “không có liên quan gì tới việc mua bán cũng như quyền sở hữu ngôi nhà”.
Video đang HOT
Theo các tài liệu của Pháp, Neil Heywood, doanh nhân người Anh từng có quan hệ thân thiết với gia đình Bạc Hy Lai nhưng bị bà Cốc Khai Lai ám sát hồi năm 2011, là một trong 3 người từng quản lý căn biệt thự tại Cannes, tờ Wall Street Journal đưa tin.
Ngôi nhà, có một khu vườn rất đẹp nhìn ra Địa Trung Hải và có bể bơi riêng, từng được cho các khách du lịch thuê.
Theo Wall Street Journal, ông Heywood trở thành người quản lý căn biệt thự vào tháng 5/2011, thay thế một phụ nữ Anh gốc Trung Quốc có tên là Feng Jiang Dolby. Bà Dolby là cựu người dẫn chương trình của một đài truyền hình do nhà nước quản lý.
Loại bỏ mọi sự liên quan tới Bạc Hy Lai
Trong khi đó, giới chức Trung Quốc đã hoàn tất công việc chuẩn bị cho phiên tòa của Bạc Hy Lai và âm thầm loại bỏ mọi thứ liên quan tới ông Bạc.
Bức ảnh của ông Bạc đã bị gỡ khỏi ảnh các cựu bộ trưởng tại Bộ thương mại Trung Quốc ở Bắc Kinh, theo một người gần đây đã tới thăm tòa nhà. (Ông Bạc từng là lãnh đạo thành phố Đại Liên, sau đó trở thành bộ trưởng Bộ thương mại Trung Quốc và tiếp đến làm bí thư Trùng Khánh).
Và tại Đại Liên, nơi ông Bạc phục vụ từ năm 1985-2000 và từng giữ chức lãnh đạo thành phố, Bảo tàng Đương đại đã gỡ bỏ các hiện vật từng ca ngợi sự lãnh đạo của ông.
Thay vào đó, bảo tàng đã cho trưng bày một phòng tranh về các tác phẩm nghệ thuật của Mỹ, các hiện vật từ thế kỷ 20, các trang sức và hiện vật của người Nội Mông.
Tuy nhiên, một phát ngôn viên của bảo tàng khẳng định rằng sự thay đổi trên “không liên quan tới vụ việc của ông Bạc Hy Lai”.
Quan chức trên cho hay mặc dù bảo các hiện vật tại bảo tàng trước đây từng chú trọng tới sự phát triển của thành phố Đại Liên và việc tôn vinh Bạc Hy Lai là “điều cần thiết” nhưng các giám đốc đã quyết định về “hướng đi mới”.
“Sẽ không có tên bất kỳ chính trị gia hiện đại nào trong bảo tàng. Nơi này không liên quan gì tới chính trị”, phát ngôn viên nói.
Trong khi đó, một nhà báo Trung Quốc, Song Yangbiao, ủng hộ ông Bạc đã bị tạm giữ tại Bắc Kinh, 3 người bạn của ông này cho hay. Song bị bắt vì xúi giục mọi người ủng hộ ông Bạc.
Dự kiến, phiên tòa xét xử ông Bạc sẽ diễn ra trong tháng 8 này.
Theo Dantri
Trung Quốc sẽ vừa xét xử vừa giấu tội cho Bạc Hy Lai?
Thay vì phanh phui toàn bộ tội trạng của cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai, tòa án Trung Quốc có thể chỉ xét xử vị cựu ủy viên Bộ chính trị vì tội tham nhũng từ những năm 1990 với số tiền 4 triệu USD, báo giới nước này nhận định.
Bạc Hy Lai trong một phiên họp quốc hội khi còn tại vị năm 2012
Cú "ngã ngựa" của ông Bạc, người từng điều hành thành phố với 30 triệu dân Trùng Khánh và là một trong 25 ủy viên Bộ chính trị đảng Cộng Sản Trung Quốc, là vụ bê bối chính trị lớn nhất của nước này hàng thập kỷ qua.
Sự nghiệp chói sáng của chính trị gia này đột ngột tàn lụi sau khi vợ ông bị cáo buộc và kết tội giết người đối với một doanh nhân người Anh, còn ông Bạc tìm cách ngăn chặn quá trình điều tra.
Hơn một năm sau khi vụ bê bối vỡ lở, ông Bạc hồi tuần trước đã bị khởi tố vì tội biển thủ công quỹ, nhận hối lộ và lạm dụng quyền lực, hãng thông tấn Tân Hoa Xã cho biết.
Tuy nhiên, theo thông tin được tờ tạp chí uy tín Caijing đăng tải ngày hôm qua, cáo buộc tham nhũng 25 triệu nhân dân tệ (4,1 triệu USD) của ông Bạc xuất phát từ thời ông còn lãnh đạo thành phố Đại Liên những năm 1990, chứ không phải tại Trùng Khánh.
Theo các nhà phân tích, với sự nghiệp chính trị dài và nắm giữ vị trí cao, sẽ là đáng ngờ khi cáo buộc tham nhũng chỉ ảnh hưởng tới những ngày đầu làm chính trị của ông Bạc, ở những vị trí ít quyền lực.
"Khi ông ấy còn ở Đại Liên, ông ấy đã có thể nhận 25 triệu nhân dân tệ, liệu ông ta có dừng lại hay không?", chuyên gia chính trị Trung Quốc Steve Tsang của đại học Nottingham nhận xét, và cho rằng điều này "không hề logic".
Nhưng việc thu hẹp phạm vi khởi tố xuống mức thấp nhất còn nhằm che giấu những điều khác, đó là tránh để lộ ra quá nhiều nạn tham nhũng ở cấp cao hay phải đưa ra những mức án nặng hơn, ông Tsang nói tiếp.
"Họ muốn đảm bảo rằng vụ việc của Bạc Hy Lai có thể được kiểm soát theo một cách mà ít gây tổn hại nhất đến đảng của mình", chuyên gia này nhận định.
Các nhà phân tích cũng cho rằng việc quyết định cách thức xử lý vụ xét xử ông Bạc hẳn đã phải đòi hỏi những sự thương lượng khó khăn giữa các chính trị gia cấp cao, những người có thể tác động tới quá trình tố tụng.
Từ Đại Liên, một thành phố với 7 triệu dân, ông Bạc được cất nhắc lên chức Bộ trưởng thương mại Trung Quốc trước khi về lãnh đạo thành phố Trùng Khánh với dân số khoảng 30 triệu người.
Cáo buộc cuối cùng - lạm dụng quyền lực - liên quan tới những nỗ lực của ông Bạc trong năm ngoái nhằm ngăn chặn cảnh sát trưởng Trùng Khánh Vương Lập Quân điều tra vai trò của vợ ông Bạc, bà Cốc Khai Lai liên quan cái chết của doanh nhân người Anh Neil Heywood, tờ Caijing khẳng định.
Khi đó, lo sợ sẽ bị ông Bạc trả đũa, ông Vương đã chạy trốn tới tòa lãnh sự Mỹ tại thành phố Thành Đô tháng 2/2012, khiến vụ bê bối vỡ lở. Một tháng sau ông Bạc bị bắt còn bà Cốc nhận án tử hình nhưng được hoãn thi hành hồi tháng 8 năm ngoái.
Theo Dantri
Con trai Bạc Hy Lai ở lại Mỹ học luật Tên của Bạc Qua Qua, 25 tuổi, con trai chính trị gia ngã ngựa Bạc Hy Lai, vừa được tìm thấy trong danh sách các sinh viên trường luật thuộc Đại học Columbia, Mỹ. Bạc Qua Qua bên cha mẹ, ông Bạc Hy Lai và bà Cốc Khai Lai. Ảnh: Telegraph Vincent Ni, phóng viên của tạp chí tiếng Trung Caixin, hôm qua...