Bắc Giang nâng cao giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
“Tỉnh Bắc Giang tập trung phát triển, nâng cao giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trong thời gian tới” – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ô Pích cho biết.
Chăm sóc vườn rau trong nhà màng tại Hợp tác xã Sản xuất, Thương mại và Dịch vụ Organic (Bắc Giang). Ảnh: Danh Lam/TTXVN
Theo đó, tỉnh Bắc Giang tập trung phát triển nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, nâng cao chất lượng, hiệu quả, bền vững. Tỉnh ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, gia tăng giá trị, khả năng cạnh tranh của nông sản trên thị trường trong nước và xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản. Tỉnh tập trung vào các sản phẩm chủ lực và sản phẩm đặc trưng có tiềm năng, thế mạnh của địa phương, phấn đấu đến năm 2030, sản xuất các sản phẩm chủ lực của tỉnh thuộc nhóm tiên tiến đứng đầu toàn quốc.
Từ nay đến năm 2025, tỉnh Bắc Giang phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành nông, lâm, thủy sản đạt 3%/năm. Giá trị sản xuất bình quân trên ha đất sản xuất nông nghiệp đạt 140 triệu đồng/năm; tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản được sản xuất dưới hình thức hợp tác và liên kết đạt 20%; giá trị sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt 20%.
Tỉnh Bắc Giang tập trung phát triển 7 sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực, gồm: Cây ăn quả; cây lúa; cây rau mầu; con lợn, con gà; con cá; cây lấy gỗ. Bên cạnh đó, tỉnh lựa chọn vùng sản xuất, mở rộng quy mô để phát triển thương hiệu, nhãn hiệu, bao bì sản phẩm gắn với xúc tiến, quảng bá mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đối với nhóm sản phẩm tiềm năng có thế mạnh của địa phương, phấn đấu mỗi huyện có từ 2-3 sản phẩm tiềm năng có thế mạnh của địa phương như: Chè, cây dược liệu, dê, mì Chũ, sâm Nam, cây con đặc sản…
Để đạt mục tiêu, tỉnh Bắc Giang tập trung hoàn thiện và đổi mới cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo hướng khắc phục tình trạng dàn trải, chuyển từ hỗ trợ trực tiếp sang kết hợp với hỗ trợ gián tiếp, hỗ trợ lãi suất tín dụng, tập trung vào các sản phẩm chủ lực và địa bàn trọng điểm. Tỉnh quan tâm đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp về ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao trình độ canh tác, quản trị kinh doanh để sản xuất an toàn, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, phát triển nông nghiệp bền vững.
Cùng với đó, Bắc Giang đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp. Tỉnh tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm chủ lực, phấn đấu giá trị 7 sản phẩm chủ lực của tỉnh tăng bình quân 5%/năm; nghiên cứu chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, chuẩn hóa và nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi. Tỉnh xây dựng mã QRcode, tiêu thụ nông sản qua nền tảng online, sàn thương mại điện tử; ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, cơ giới hóa trong quá trình sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm của chuỗi giá trị.
Ngoài ra, Bắc Giang đổi mới hình thức tổ chức sản xuất trong phát triển nông nghiệp; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp; quảng bá, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Trong đó, quan tâm hỗ trợ nông dân kết nối với các doanh nghiệp chế biến, hệ thống tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích đưa các sản phẩm OCOP, nông sản đặc trưng của tỉnh vào hệ thống các chuỗi siêu thị, cửa hàng phân phối, điểm dừng nghỉ tại các tỉnh, thành phố; đẩy mạnh việc xuất khẩu chính ngạch các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh vào thị trường Trung Quốc và mở rộng xuất khẩu vào thị trường EU, Mỹ, Australia, Nhật Bản…
Video đang HOT
Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang Dương Thanh Tùng, đến nay, nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang luôn là điểm sáng, nổi bật, đứng trong tốp đầu so với các tỉnh, thành phố trong cả nước với nhiều đặc sản nổi tiếng như: Vải thiều Lục Ngạn, rau chế biến, mỳ Chũ, rượu Làng Vân, bánh đa Kế, gà đồi Yên Thế… được người tiêu dùng trong nước và ngoài nước biết đến tin tưởng dùng.
Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản của tỉnh Bắc Giang giai đoạn từ năm 2016 đến nay đạt 2,8%/năm. Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh năm 2021 đạt 135 triệu đồng. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của tỉnh năm 2021 đạt 21.668 tỷ đồng.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô từ vài chục ha đến vài chục nghìn ha với một số loại cây trồng chủ lực như lúa chất lượng, rau chế biến, rau an toàn, vải thiều, cam, bưởi… Toàn tỉnh triển khai xây dựng 304 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với cây rau và cây hoa, với tổng diện tích diện tích nhà lưới, nhà màng trên 540.000 m2…
Bắc Giang: Lên kịch bản xuất khẩu vải thiều sang Trung Quốc gặp khó, sẽ chuyển hướng sang Mỹ
Trong 3 tháng đầu năm 2022, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tăng 23,63%.
Nhờ sự bứt phá từ sản xuất công nghiệp, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh Bắc Giang ước đạt 13,92%.
Ngày 31/3, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị thông tin báo chí về tình hình kinh tế - xã hội quý I và nhiệm vụ chủ yếu tháng 4 và quý II năm 2022. Tại hội nghị, ông Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn cho biết, Bắc Giang là tỉnh đầu tiên trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn (phải) chủ trì hội nghị thông tin báo chí về tình hình kinh tế - xã hội quý I và nhiệm vụ chủ yếu tháng 4 và quý II năm 2022. Ảnh: Khương Lực.
Công nghiệp bứt phá mạnh, tăng hơn 28%
Theo UBND tỉnh Bắc Giang, trong quý I/2022, tỉnh Bắc Giang đã đạt được nhiều kết quả quan trọng về kinh tế - xã hội. Kinh tế duy trì đà phục hồi mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 13,92%. Các ngành sản xuất đều có tăng trưởng, trong đó: nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,31%, công nghiệp - xây dựng tăng 19,32%, dịch vụ tăng 1,92%, thuế sản phẩm tăng 2,17%.
Sản suất công nghiệp tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tăng 23,63% so với cùng kỳ, tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng chung của tỉnh Bắc Giang. Giá trị sản xuất công nghiệp 3 tháng đầu năm đạt 107.907 tỷ đồng, tăng 28,2%.
Khu công nghiệp (KCN) trên dịa bàn tỉnh nhanh chóng được mở rộng, các KCN đã được phê duyệt chủ trương đầu tư đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện có 28 KCN, trong đó có 8 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận và 21 KCN đang gấp rút triển khai nhằm đẩy mạnh các thủ tục đầu tư, hỗ trợ, lựa chọn các nhà đầu tư.
Đáng chú ý, Bắc Giang là tỉnh đầu tiên trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Đây là cơ sở quan trọng để triển khai, thực hiện các dự án liên quan đến đô thị, dịch vụ lớn trên địa bàn tỉnh.
"Hiện nay, các nhà đầu tư lớn, tên tuổi ở Việt Nam đã và đang khảo sát, tìm hiểu các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực đô thị, dịch vụ, du lịch" - ông Phan Thế Tuấn nói và cho biết từ môi trường, hình ảnh hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nên giá đất đai tăng cao, tạo ra nguồn thu khoảng 13.000 tỷ đồng trong năm 2021.
Tuy vậy, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cũng xảy ra hiện tượng sốt đất ảo, bỏ cọc sau đấu thầu - khoảng 1.400 lô đất hủy bỏ. Liên quan đến vấn đề này, UBND tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương rà soát tổng thể quy trình, thủ tục đấu giá, chuyển nhượng tài sản, công tác giám sát đấu giá cũng như khắc phục tình trạng sốt đất ảo.
Trong 3 tháng đầu năm, các lĩnh vực sản xuất nông, lâm, thủy sản đều có tăng trưởng khá, trong đó ngành thủy sản tăng 2,97%, lâm nghiệp tăng 3,88%, nông nghiệp tăng 0,97%. Ngành dịch vụ dù còn nhiều khó khăn, nhưng đang từng bước phục hồi.
Nhiều hoạt động xúc tiến tiêu thụ vải thiều
Một trong những tác động lớn đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp Bắc Giang trong những tháng đầu năm 2022 là giá vật tư nông nghiệp tăng cao trong khi thị trường tiêu thụ nông sản, đặc biệt là vải thiều được dự báo sẽ có nhiều khó khăn, thách thức.
Niên vụ vải thiều năm 2022, Bắc Giang có kế hoạch sản xuất với diện tích ổn định 28.300ha với sản lượng dự kiến đạt 160.000 tấn
Ông Phạm Công Toản, Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết, năm nay thời tiết thuận lợi, sản lượng vải thiều dự kiến đạt hơn 160.000 tấn, dự kiến thu hoạch từ ngày 15/5 đến 30/7/2022. Để tiêu thụ vải thiều thuận lợi, Sở Công Thương đã tham mưu với UBND tỉnh sớm ban hành kế hoạch và triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để xúc tiến, tiêu thụ vải thiều, đặc biệt là chuẩn bị đưa vải thiều sang thị tường Mỹ.
"Dự kiến ngày 18/5 sẽ xuất hành chuyến xe xuất khẩu vải thiều sớm Tân Yên đầu tiên xuất sang thị trường Mỹ, sau đó sẽ mở rộng đến thị trường Nhật Bản, Úc, Trung Quốc, Dubai..." - ông Toản nói. Đối với thị trường Trung Quốc, cùng với việc nắm bắt thông tin thường xuyên tại các cửa khẩu, cùng với việc đổi contenner chở vải thiều nhằm tránh tiếp xúc giữa các lái xe, tỉnh Bắc Giang còn lên phương án vận chuyển vải sang Trung Quốc bằng được sắt.
Liên quan tới vấn đề tiêu thụ vải thiều, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn khẳng định, thành công trong tiêu thụ vải thiều năm 2021 có vai trò to lớn của cơ quan truyền thông. Năm nay, tỉnh đã xây dựng kịch bản cho tiêu thụ vải thiều, mục tiêu chính là tiêu thụ thị trường trong nước và một phần xuất khẩu.
Theo ông Tuấn, hiện nay thị trường tiêu thụ vải thiều trong nước chiếm khoảng 50%, thị trường Trung Quốc từ 35-40%, còn lại là các thị trường khác từ 15-20%. Trường hợp tiêu thụ vải sang Trung Quốc không được thuận lợi, tỉnh Bắc Giang sẽ tính tới phương án tăng cường sấy vải khô nhằm đảm bảo tiêu thụ và mang lại lợi nhuận cho người dân trồng vải.
Chính vì thế, ông Tuấn đề nghị cơ quan báo chí tiếp tục đồng hành ủng hộ, truyền thông mạnh mẽ nhằm nâng cao giá trị, thương hiệu sản phẩm. Đề nghị các ngành, địa phương chủ động phối hợp, cung cấp, trao đổi thông tin để cơ quan báo chí kịp thời tuyên truyền, bảo đảm tính thời sự, khách quan, minh bạch, góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp của tỉnh Bắc Giang đến bạn bè trong nước và quốc tế.
Bắc Giang muốn đưa một nông sản nổi tiếng của tỉnh thành thương hiệu quốc gia Những năm trở lại đây, trái vải thiều của Bắc Giang đang dần khẳng định được thương hiệu của mình tại thị trường trong và ngoài nước. Vải thiều Bắc Giang trên con đường đi lên thương hiệu quốc gia Trong thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh và thị trường trong, ngoài nước không ngừng biến động, nông sản Bắc Giang mà...