Bắc Giang: Na, nhãn tiêu thụ tốt, đàn lợn tăng gấp đôi, sắp cán mốc 1,1 triệu con
Ông Dương Thanh Tùng, Giám đốc Sở NNPTNT Bắc Giang cho biết, dù tác động của dịch Covid-19, nhãn và na trên địa bàn vẫn tiêu thụ tốt.
Năm nay nhãn được mùa, đạt 22.000 tấn, tăng 5.000 tấn so với năm trước, giá bán từ 15.000 – 20.000 đồng/kg. Sản lượng na đạt 15.000 tấn, giá bán 35.000 – 40.000 đồng/kg.
Ngày 21/8, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị thường kỳ tháng 8/2020. Trong 8 tháng, sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại, dịch vụ duy trì đà phục hồi sau dịch bệnh. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 25.500 tỷ đồng, tăng 27,5% so với cùng kỳ; giá trị 8 tháng đạt 163.475 tỷ đồng, tăng 15,6%, bằng 59,4% kế hoạch.
Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái chủ trì hội nghị thường kỳ tháng 8/2020 với tinh thần triển khai thực hiện tốt “nhiệm vụ kép” theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là khó khăn gấp đôi thì phải nỗ lực gấp ba.
Đến nay, toàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành kế hoạch gieo cấy vụ mùa, tổng diện tích gieo trồng đạt 62.080 ha, bằng 96,2% kế hoạch. Các cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Các địa phương đang tập trung tái đàn vật nuôi theo hướng an toàn; đàn vật nuôi phát triển ổn định, riêng đàn lợn đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ.
Ông Dương Thanh Tùng, Giám đốc Sở NNPTNT cho biết, hiện nhãn và na đang cho thu hoạch, tiêu thụ tốt. Năm nay, nhãn được mùa, sản lượng nhãn đạt 22.000 tấn, tăng 5.000 tấn so với năm trước, giá bán từ 15.000 – 20.000 đồng/kg. Sản lượng na đạt 15.000 tấn, giá bán 35.000 – 40.000 đồng/kg.
Video đang HOT
Công tác tái đàn lợn tiếp tục được quan tâm, chăn nuôi đang được phục hồi, dự kiến sẽ đạt hơn 1 triệu con lợn vào cuối năm. Hiện giá lợn hơi đang có xu hướng giảm.
Thông tin về tình hình dịch Covid-19, ông Lê Ánh Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid -19 tỉnh Bắc Giang đã quyết liệt triển khai các giải pháp, nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng.
Hiện nay, Bắc Giang cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh lây nhiễm từ ổ dịch Đà Nẵng về địa phương; tất cả các hộ dân trong vùng cách ly tại xã Yên Định, huyện Sơn Động đều có kết quả xét nghiệm âm tính. Hiện không phát sinh thêm trường hợp mắc Covid-19.
Nếu không có gì bất thường thì đến ngày 29/8, tỉnh sẽ dỡ bỏ cách ly xã Yên Định, huyện Sơn Động, đồng thời dỡ các chốt cách ly với tỉnh Lạng Sơn.
Theo ông Trấn Tuấn Nam, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang, vừa qua ngành giáo dục đã tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT, công tác chấm thi đang được thực hiện đến ngày 27/8 sẽ công bố kết quả. Còn 18 học sinh ở xã Yên Định, huyện Sơn Động sẽ thi THPT đợt 2 vào ngày 30 và 31/8.
Công tác xét tuyển sinh lớp 1, lớp 6, lớp 10 được thực hiện đúng kế hoạch, công tác khai giảng năm học mới 2020 – 2021 đang được chuẩn bị tích cực. Sở cũng đang đề ra các phương án khai giảng năm học mới, có thể khai giảng trực tiếp hoặc trực tuyến tùy theo tình hình dịch bệnh.
Mặc dù tỉnh cơ bản khống chế được dịch bệnh Covid-19, song tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là nguy cơ dịch bệnh ở Hải Dương và TP. Hà Nội. Hiện tỉnh duy trì 2 chốt để kiểm soát tất cả những người ở Hải Dương đi/đến Bắc Giang, truy vết được 605 người liên quan đến Hải Dương, trong đó có 190 người có liên quan đã được cách ly. Đến nay đã xét nghiệm xong 180/190 người đều âm tính,…
Phát biểu kết luận hội nghị, ông Dương Văn Thái đánh giá cao sự chủ động, tích cực của các cấp, các ngành trong thực hiện nhiệm vụ, nhất là công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, ông Dương Văn Thái chỉ đạo các cấp, các ngành cần tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ, trong đó triển khai thực hiện tốt “nhiệm vụ kép” theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là khó khăn gấp đôi thì phải nỗ lực gấp ba.
Về công tác phòng, chống dịch, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ngành, đơn vị, địa phương không được chủ quan, lơ là, tích cực rà soát các nguồn lây bệnh. Tăng cường tuyên truyền người dân đeo khẩu trang, triển khai các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả.
Bên cạnh phòng, chống dịch, cần tập trung phát triển kinh tế – xã hội, nắm chắc tình hình hoạt động của các doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, tránh tình trạng số công nhân trong khu công nghiệp thất nghiệp lớn, ảnh hưởng đến đời sống công nhân, tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh.
Về sản xuất nông nghiệp, cần tăng cường chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh hại lúa và hoa màu vụ Mùa đảm bảo kịp thời, hiệu quả; chuẩn bị các điều kiện để triển khai sản xuất vụ Đông.
Chuẩn bị tái đàn, phấn đấu đạt mục tiêu trên 1,1 triệu con vào cuối năm, giữ vững vị trí đứng thứ 3 cả nước về tổng đàn lợn. Thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh. Quan tâm thực hiện tốt công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn.
30 tấn vải thiều Bắc Giang sắp lên tàu sang Mỹ, giá vải chính vụ lên 50.000 đồng/kg
Ngày 13/6, ông Nguyễn Đình Tùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vina T&T Group, cho biết dự kiến năm nay ông sẽ đưa sang thị trường Mỹ khoảng 100 tấn vải gồm các giống: Thanh Hà, u hồng và vải thiều chính vụ.
Theo ông Tùng, lô vải thiều Thanh Hà đầu tiên khoảng 30 tấn đã được công ty ông thu mua ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) và đang vận chuyển vào nhà máy xử lý tại Tiền Giang trước khi đưa đi chiếu xạ và lên tàu biển đến Mỹ.
"Sau nhiều năm tìm kiếm, thử nghiệm, năm nay Vina T&T Group có thể bảo quản được trái vải tươi 45 ngày nên có thể đưa hàng sang Mỹ bằng đường biển, giúp quả vải đến tay người tiêu dùng tại Mỹ với giá hợp lý.
Vải thiều Việt Nam được Mỹ cấp phép nhập khẩu từ năm 2015 nhưng sản lượng xuất khẩu thực tế rất thấp. Công ty của ông Tùng chỉ xuất khẩu được 1 tấn nhưng không thành công vì chưa có công nghệ bảo quản, vải chỉ để được từ 7-10 ngày sau khi hái. Chính vì vậy, các doanh nghiệp buộc phải chuyển hàng từ vùng nguyên liệu phía Bắc vào nhà máy phía Nam bằng đường hàng không, rồi xuất sang Mỹ cũng bằng đường hàng không nên chi phí rất lớn, làm đội giá thành. Giá vận chuyển máy bay từ Việt Nam sang Mỹ gấp 36 lần cước vận chuyển bằng đường tàu" - ông Tùng thông tin.
Trái vải Bắc Giang trồng theo tiêu chuẩn xuất khẩu sang Mỹ được Vina T&T Group thu mua để đưa sang thị trường này bằng đường tàu biển lần đầu tiên - Ảnh: AN NA
Cũng liên quan tới vải thiều, thông tin từ UBND tỉnh Bắc Giang cho hay đến thời điểm này vải thiều sớm của Bắc Giang đã được tiêu thụ hết.
Vải thiều chính vụ đã bắt đầu vào thu hoạch và đang được tiêu thụ thuận lợi cả ở thị trường trong và ngoài nước theo đúng kịch bản mà tỉnh đã xây dựng từ đầu năm. Hiện giá vải thiều tại Bắc Giang cao nhất từ 40.000 - 45.000 đồng/kg; bình quân cao hơn từ 7.000 - 8.000 đồng/kg so với đầu vụ.
Những ngày qua, hoạt động thu mua vải thiều trên địa bàn tỉnh Bắc Giang rất sôi động, với trên 300 điểm cân; dự kiến giá vải trên địa bàn tỉnh còn tiếp tục tăng trong những ngày tới.Trước đó, tỉnh Bắc Giang đã tổ hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2020 với 62 điểm cầu trong nước và 4 điểm cầu quốc tế đã thành công tốt đẹp.
Chuyện ly kỳ về rừng lim cổ thụ, dân không dám nhặt củi khô, lỡ lấy gỗ làm nhà không ở được Theo lời giới thiệu của những người dân tộc bản địa, chúng tôi tìm đến rừng lim Pò Chùa thuộc thôn Sản, xã Hữu Sản, huyện Sơn Động (Bắc Giang). Có lẽ tại Sơn Động ngày càng ít dần những khu "rừng thiêng", "rừng cấm" tự nhiên như thế. Những ngày đầu tháng Năm, nắng đầu Hạ trải vàng khắp các cánh rừng...