Bắc Giang có 1.000 tấn vải thiều chuẩn GlobalGAP dành cho xuất khẩu
Tỉnh Bắc Giang khẳng định sẽ có khoảng 1.000 tấn vải thiều tiêu chuẩn GlobalGAP chất lượng đặc biệt phục vụ xuất khẩu vào Mỹ, Australia, EU…
Sáng 20/6, tại tỉnh Bắc Giang, UBND tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Lễ kí Biên bản ghi nhớ tiêu thụ vải thiều năm 2016 với một số doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu vải thiều trong và ngoài nước.
Theo Biên bản ghi nhớ được kí kết, tỉnh Bắc Giang sẽ lựa chọn vùng sản xuất vải thiều đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, phục vụ công tác tiêu thụ và chế biến trong nước, đồng thời đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp nghiệp xuất khẩu sang một số thị trường như Australia và Malaysia theo các hợp đồng đã được kí kết.
Lễ kí Biên bản ghi nhớ tiêu thụ vải thiều năm 2016 giữa UBND tỉnh Bắc Giang và một số doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu vải thiều trong và ngoài nước.
Theo ông Phan Thế Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang, năm 2016, diện tích trồng vải thiều tại Bắc Giang đạt 30.000 ha, giảm 1.000 ha so với năm 2015. Tổng sản lượng vải thiều năm 2016 dự kiến đạt 130.000 tấn giảm khoảng 65.000 tấn so với năm 2015.
Video đang HOT
Tuy nhiên, với 158 ha vải trồng theo tiêu chuẩn Globalgap có chất lượng đặc biệt, dự kiến, sản lượng vải thiều theo tiêu chuẩn này đạt khoảng 1.000 tấn, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Australia, EU…
Để thúc đẩy quá trình tiêu thụ vải thiều niên vụ 2016, UBND tỉnh Bắc Giang xác định thị trường nội địa vẫn là thị trường chủ lực với 78.000 tấn, chiếm 60% sản lượng vải thiều. Hiện tỉnh Bắc Giang đã chuẩn bị 3.000 điểm thu mua với sự tham gia của trên 1.500 thương nhân trong và ngoài nước.
Đồng thời, UBND tỉnh Bắc Giang vẫn tích cực tìm kiếm, mở rộng các thị trường xuất khẩu mới như Mỹ, Australia, Malaysia, EU, Nhật Bản… Hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp đăng kí thu mua vải thiều của Bắc Giang để tiến hành xuất khẩu. Dự kiến, tổng sản lượng vải thiều xuất khẩu niên vụ này đạt khoảng 52.000 tấn, chiếm 40% tổng sản lượng vải thiều của tỉnh Bắc Giang.
Bắc Giang đồng hành, tạo điều kiện cho doanh nghiệp
Phát biểu tại lễ kí, ông Lại Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, việc kí kết biên bản ghi nhớ tiêu thụ vải thiều ngày hôm nay sẽ khẳng định thêm chủ trương, quan điểm của UBND tỉnh Bắc Giang luôn đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước, thúc đẩy sản xuất phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Trên tinh thần của bản ghi nhớ, UBND tỉnh Bắc Giang sẽ đề nghị các cơ quan, ban ngành chức năng của tỉnh và đặc biệt là huyện Lục Ngạn sẽ tăng cường trách nhiệm, chủ động tạo điều kiện phối hợp tốt nhất và thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đến thu mua và xuất khẩu vải thiều ra thị trường thế giới.
“Chúng tôi hy vọng rằng, với sự quan tâm của các doanh nghiệp, niên vụ vải thiều năm 2016 mặc dù sản lượng vải thiều có thấp hơn năm 2015 nhưng sẽ tạo ra hiệu quả lớn hơn năm 2015 cả về mặt giá trị và thương hiệu”, ông Sơn khẳng định.
Đại diện doanh nghiệp đầu mối làm công tác xuất khẩu vải thiều Bắc Giang từ nhiều năm nay, ông Lương Thế Phiệt, Phó Tổng giám đốc Công ty CP tiến bộ quốc tế (AIC) cũng khẳng định: Phát huy những thành công từ việc hợp tác xuất khẩu vải thiều của năm 2015, năm nay, AIC đã khởi động và chủ động kết nối với các doanh nghiệp nhập khẩu vải quả tại các thị trường EU và châu Á từ rất sớm.
“Ngay lúc này AIC đang có 10 tấn vải thiều xuất khẩu đang trên tàu xuất sang Malaysia, dự kiến đến cuối tuần này sẽ cập cảng. Theo đánh giá từ các khách hàng của AIC trong những năm qua, đại đa số các khách hàng, các doanh nghiệp đều đánh giá cao chất lượng vải thiều của Việt Nam hơn hẳn vải thiều của Trung Quốc, Thái Lan và một số nước khác. Do đó, vải thiều Bắc Giang đang được nhiều thị trường tiếp tục đón nhận”, ông Phiệt cho biết.
Đại diện doanh nghiệp nhập khẩu vải quả đến từ Malaysia, ông Thomas Tong cho rằng, Malaysia hiện đang có nhu cầu rất lớn về vải quả của Việt Nam. Tuy nhiên, vị này cũng khuyến cáo: “Trong quá trình đóng gói và vận chuyển sản phẩm, các doanh nghiệp xuất khẩu vải quả của Việt Nam cần loại bỏ hoàn toàn các quả hư, hỏng, tránh để ảnh hưởng đến các quả vải còn nguyên vẹn khác. Chính phủ cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu cần hết sức coi trọng việc kiểm tra, giám sát chất lượng, từ đó mới tạo ra thương hiệu có giá trị cho vải quả của Việt Nam trên thị trường thế giới./.
Nguyễn Quỳnh
Theo_VOV
Brazil tăng nhập cá tra Việt Nam
Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Brazil đạt gần 30 triệu USD, tăng 189% so với cùng kỳ năm 2015.
Ảnh minh họa.
Giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil trong thời gian này tăng mạnh là do cùng kỳ năm 2015, hoạt động xuất khẩu cá tra sang thị trường này bị ngưng trệ. Trước đó, Bộ Nghề cá và Nuôi trồng thủy sản Brazil thông báo tạm ngừng nhập khẩu thủy sản và các sản phẩm chế biến từ thủy sản hoặc sản phẩm đánh bắt có xuất xứ từ Việt Nam. Tuy nhiên, lệnh ngừng này đã được hủy từ tháng 4/2015.
Các chuyên gia nhận định, mặc dù, tốc độ tăng trưởng dương đã bắt đầu có dấu hiệu chậm lại, nhưng so với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này vẫn còn khá tích cực.
Theo_VTV
Vì sao cá tra Việt một mình một chợ vẫn khó bán hàng? Theo TS. Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch hiệp hội Cá tra Việt Nam, tính liên kết của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra của Việt Nam còn kém. Một mình một chợ Số liệu mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, tính chung 5 tháng đầu năm giá cá tra nguyên liệu tại khu...