Bắc Bộ và Trung Bộ đề phòng mưa đá, lốc sét
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng-Thủy văn quốc gia, đêm 27-3, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở đông bắc Bắc Bộ. Sáng nay (28-3), tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến một số nơi ở phía tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Tàu 937 (Hải đoàn 129, Quân cảng Sài Gòn) bơm nước ngọt xuống ghe cho người dân xã Tân Trung, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre. Ảnh: CÔNG HOAN
Không khí lạnh gây mưa dông ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Từ ngày 28-3, Bắc Bộ trời chuyển mát với nền nhiệt độ thấp nhất khoảng 19 – 22 độ C, vùng núi từ 17 – 19 độ C. Cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá: cấp 1.
Mưa kéo dài trong ba ngày qua đã gây nhiều thiệt hại về tài sản, hoa màu của tỉnh Bắc Kạn. Tổng cộng đã có 355 nhà dân, trường học, trạm y tế ở các huyện Chợ ồn, Na Rì, Ba Bể, Bạch Thông bị tốc, vỡ mái, nước tràn. Mưa lớn khiến nước lũ dâng cao làm ngập úng, quét qua 120 ha lúa; dập, nát hơn 42 ha cây thuốc lá và hơn 5 ha ngô; sạt lở 45 m đường giao thông nông thôn ở các huyện Na Rì, Bạch Thông…. Ước tổng thiệt hại hơn bốn tỷ đồng.
Ngày 27-3, trước những diễn biến bất thường của thời tiết, Tổng cục Phòng, chống thiên tai (PCTT) đã đề nghị các tỉnh khu vực miền núi phía bắc tiếp tục khẩn trương hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại; các tỉnh khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thông tin kịp thời về khả năng xảy ra dông, lốc, sét, mưa, mưa đá đến người dân và cộng đồng để chủ động có biện pháp ứng phó; các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục triển khai các phương án ứng phó xâm nhập mặn và chủ động lấy nước ngọt phù hợp với tình hình thực tế.
Tỉnh Lâm ồng đang bước vào thời kỳ khô hạn nhất trong năm nhưng nhờ đề án hỗ trợ phát triển hệ thống ao, hồ nhỏ phục vụ chương trình nông thôn mới của tỉnh đến năm 2020, nên nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh vẫn còn đủ nước tưới, phục vụ sản xuất và sinh hoạt qua mùa khô hạn. Giai đoạn 2016- 2019, các địa phương trong tỉnh đã đào được 2.404 ao hồ nhỏ với khối lượng 6,3 triệu m3, có lượng nước phục vụ tưới cho 9.209 ha. Tỉnh đặt kế hoạch trong năm 2020 sẽ đào mới thêm 719 ao hồ nhỏ, tăng diện tích phục vụ lên khoảng 2.995 ha…
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT), tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, dự báo nửa cuối tháng 4 xâm nhập mặn sẽ giảm nhanh ở các cửa sông Cửu Long; đầu tháng 5 các vùng cửa sông Vàm Cỏ và Cái Lớn cũng bắt đầu giảm. Do đó, việc xuống giống vụ hè thu có thể thực hiện đồng loạt từ tháng 4, đầu tháng 5 khi nguồn nước về thuận lợi. Những khu vực bị ảnh hưởng bởi mặn phải rửa mặn, phèn thật kỹ trước khi xuống giống.
Công ty nhựa Tân ại Hưng (TP Hồ Chí Minh) vừa tổ chức trao cho Trường đại học Bạc Liêu (Bạc Liêu) 40 túi dự trữ nước ngọt để hỗ trợ người dân vùng hạn, mặn trên địa bàn tỉnh. Tổng trị giá các túi trữ nước là hơn 80 triệu đồng.
Hạn hán và xâm nhập mặn xảy ra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang rất gay gắt, khiến 28.000 ha cây ăn trái bị khô hạn. ể hỗ trợ nông dân, tỉnh đã thuê sà-lan chở khoảng 1,375 triệu m3 nước ngọt về cung cấp tại 37 điểm của bốn huyện, thị xã phía tây. Tại các huyện phía đông, tỉnh cũng đã có phương án thuê sà-lan chở khoảng 230.000 m3 để hỗ trợ khẩn cấp cho 2.222 ha diện tích cây ăn trái đang giai đoạn suy kiệt. Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục thuê sà-lan cung cấp khoảng 850.000 m3 nước để kịp thời hỗ trợ cho các vườn cây mít, bưởi,… vượt qua giai đoạn khó khăn này. Trước mắt, tỉnh sẽ chở nước ngọt cho các địa phương trong thời gian một tháng. Tuy nhiên, căn cứ tình hình diễn biến của hạn, mặn, tỉnh có thể sẽ có phương án kéo dài thời gian hỗ trợ nước ngọt cho người dân.
Hiện nay, tình hình dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã được kiểm soát, nhiều địa phương qua 30 ngày không phát sinh ổ dịch mới, cơ bản bảo đảm các yêu cầu để tái đàn. Tính đến cuối tháng 3, tổng đàn lợn toàn tỉnh đã đạt hơn 263.000 con, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2019. Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã cung cấp, hỗ trợ 6.350 lít hóa chất các loại để tiêu độc, khử trùng các khu vực chăn nuôi, chợ buôn bán gia súc, gia cầm, nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm…
Video đang HOT
Các địa phương trong tỉnh Hậu Giang đang vào cao điểm thu hoạch lúa đông xuân nên các đàn vịt chạy đồng về tỉnh khá nhiều. Ngành nông nghiệp tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan nắm sát tổng đàn nhằm ngăn ngừa xảy ra dịch bệnh; tăng cường vận động, tuyên truyền để người dân phối hợp với ngành thú y tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm gia cầm trên các đàn vịt. ồng thời, khuyến cáo người chăn nuôi cần lưu ý khai báo tình trạng sức khỏe gia cầm với cán bộ thú y trước khi tiêm.
PV VÀ CTV
Nước ngọt nghĩa tình tiếp tục đến với người dân vùng hạn, mặn miền Tây
Nhiều cá nhân, tập thể đã và đang hướng đến người dân vùng hạn, mặn ở miền Tây Nam bộ bằng những can, những tàu chở nước ngọt nghĩa tình.
Ngày 18-3, tàu 935 của Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân đã tổ chức cung cấp 200 m3 nước ngọt cho người dân xã Tân Trung, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre.
Đại tá Đinh Văn Thắng trao dụng cụ dự trữ nước của của Bộ Tư lệnh Vùng 2 hải quân trao tặng cho đại diện người dân ở Bến Tre
Cũng trong ngày, tàu 936 của Học viện Hải quân đã vận chuyển 1.000 m3 nước ngọt đến huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang để cung cấp cho nhân dân tại đây.
Bơm nước ngọt từ tàu của Bộ Tư lệnh Vùng 2 hải quân lên các phương tiện đường bộ để cung cấp cho người dân Bến Tre
Trước nhu cầu nước sinh hoạt cấp thiết của nhân dân vùng hạn mặn tại các tỉnh miền Tây trong những ngày qua với mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, Quân chủng Hải quân đã điều động tăng cường tàu chuyên dùng chở nước số hiệu 936 với sức chở 1.000 m3 nước tham gia cùng các lực lượng của Vùng 2 Hải quân thực hiện nhiệm vụ cung cấp nước giúp đỡ nhân dân các tỉnh miền Tây nhằm tăng nhanh thời gian, khối lượng nước cung cấp đáp ứng nhu cầu tăng cao của nhân dân vùng hạn mặn.
Chiến sĩ tàu 935, Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân bơm nước từ tàu lên cấp cho nhân dân xã Tân Trung, huyện Mỏ Cày Nam
Tính đến thời điểm này, Quân chủng Hải quân đã sử dụng 3 tàu (935, 936 và 937) để mang nước ngọt đến giúp đỡ nhân dân vùng hạn mặn của các tỉnh miền Tây Nam bộ.
Những ngày qua, thấu hiểu được sự khó khăn của người dân vùng hạn mặn, một nhóm thiện nguyện ở phường An Thạnh, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) đa tình nguyện thực hiện việc bơm nước ngọt vào can, sau đó vận chuyển đem đi hỗ trợ cho người dân vùng hạn mặn tỉnh Bến Tre.
Nhóm thiện nguyện chuẩn bị thùng nhựa chứa nước trước khi bơm nước mang đi
Di chuyển các thùng nhựa lên xe mang xuống cho người dân tại tỉnh Bến Tre
Theo đó, cứ khoảng 17 giờ mỗi ngày, tại khu vực bờ kè, thuộc khóm 2, phường An Thạnh, thị xã Hồng Ngự, nhóm Thiện nguyện anh em quán bia 1986 đã chuẩn bị các thùng nhựa đựng nước để mang xuống cho người dân thuộc huyện Bình Đại, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Mỗi người một việc, người rửa can, người vô nước, người đóng nắp can... Cách làm này đã lan tỏa yêu thương và nhận được sự đồng tình ủng hộ cao từ các mạnh thường quân.
Người dân rất vui mừng và cảm kích hành động đầy ý nghĩa của nhóm thiện nguyện xứ sở đất sen hồng Đồng Tháp
Tính đến nay, nhóm đã vận chuyển được 3 đợt, với trên 1.000 can nước ngọt (mỗi can 30 lít) do thành viên trong nhóm và các mạnh thường quân trong và ngoài thị xã Hông Ngư hỗ trợ.
Ai nấy đều phấn khởi khi nhận được nước ngọt về sử dụng
Là thành viên tự nguyện vận động thành viên quyên góp chút công sức, anh Nguyễn Thanh Phong, cho biết: "Mấy ngày qua, tôi xem truyền hình thấy người dân tại tỉnh Bến Tre khó khăn trong việc tìm nguồn nước để sinh hoạt. Do đó, tôi nghĩ mình nên góp chút gì giúp người dân vượt qua khó khăn. Tôi đã về vận động anh em chung nhóm mua các thùng nhựa để mang nước xuống các vùng chịu ảnh hưởng nặng. Chúng tôi sẽ triển khai thực hiện công việc này đến khi nào tỉnh Bến Tre kiểm soát được tình hình hạn mặn".
Những thùng nước nghĩa tình giúp người dân vùng hạn, mặn vượt qua khó khăn
Theo ông Lê Văn Thanh, Phó Chủ tịch UBND phường An Thạnh, việc làm của nhóm thanh niên này vô cùng ý nghĩa, góp phần mang lại nguồn nước sạch cho người dân vùng bị ảnh hưởng hạn, mặn. Địa phương sẽ theo dõi và có những hỗ trợ cho nhóm thiện nguyện này.
MINH THẮNG - TÂM MINH ( Nguoilaodong )
Cuộc sống đảo lộn với hạn, mặn ĐBSCL đang oằn mình chịu trận với hạn mặn. Trong đó, Bến Tre bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi độ mặn 1 bao trùm khắp tỉnh. Nhiều xã trên địa bàn huyện Chợ Lách trước đây bị ảnh hưởng không đáng kể, thậm chí không bị ảnh hưởng mặn thì giờ trở nên bối rối, người dân nhọc nhằn đổi nước ngọt...