Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên trời rét, vùng núi có nơi dưới 5 độ
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên trời rét, có nơi rét đậm, rét hại. Vùng núi cao có nơi dưới 5 độ C và có băng giá và sương muối.
(Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên trời rét, có nơi rét đậm, rét hại. Vùng núi cao có nơi dưới 5 độ C và có băng giá và sương muối.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, nhiệt độ xuống thấp sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Người dân cần biết cách giữ ấm và phòng, chống rét. Khi thời tiết xuống dưới 10 độ C, người già và trẻ em có khả năng mắc các bệnh lý như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, xương khớp… Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn tới người bệnh bị suy hô hấp, đột quỵ, ảnh hưởng đến tính mạng.
Để phòng ngừa mắc bệnh khi thời tiết thay đổi, người dân nên mặc đủ ấm, tránh những vị trí gió lùa… Đối với người cao tuổi, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột như từ trong nhà ấm ra ngoài lạnh. Nếu thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ gây thay đổi về huyết áp có nguy cơ tai biến mạch máu não.
Trẻ nhỏ đôi khi ở tình trạng ngược lại, buổi tối trẻ được mặc quá ấm dẫn đến khi ngủ nóng quá, toát mồ hôi, ướt áo, thấm ngược lại cơ thể, gây nguy cơ viêm phổi. Các bậc cha mẹ, ông bà nên lưu ý giữ nhiệt độ trong phòng đủ ấm và mặc quần áo vừa phải; luôn kiểm tra trẻ có bị toát mồ hôi không, tránh để trẻ bị toát mồ hôi, ướt áo.
Những người phải làm việc ngoài trời, khi rét đậm, rét hại, cần mặc nhiều quần áo, hạn chế để da tiếp xúc với môi trường lạnh.
Để tăng sức đề kháng của cơ thể, chúng ta cần ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh, trái cây đảm bảo đủ nhiệt cho cơ thể. Các gia vị như hành, tỏi, gừng, quế… giúp giữ ấm rất tốt, còn giúp cơ thể giải cảm, ấm bụng, kích thích tiêu hóa.
Chúng ta nên hạn chế ăn các món lạnh, đồ ăn vừa lấy từ tủ lạnh ra vì dễ làm cơ thể bị lạnh; tránh uống rượu trước khi ra ngoài trời lạnh, bởi rượu làm nở các mạch máu gây giảm thân nhiệt, khi ra trời lạnh sẽ rất nguy hiểm.
Diễn biến thời tiết ngày và đêm 6/12: Phía Tây Bắc Bộ sáng và đêm không mưa; trưa chiều trời nắng, gió nhẹ. Trời rét, có nơi rét đậm, rét hại. Vùng núi cao có băng giá và sương muối. Nhiệt độ thấp nhất 11-14 độ C, vùng núi cao 8-11 độ C, có nơi dưới 5 độ C; cao nhất 19-22 độ C, có nơi trên 23 độ C.
Phía Đông Bắc Bộ ngày nắng, đêm không mưa, gió Đông Bắc cấp 2-3. Trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại. Vùng núi cao có băng giá và sương muối. Nhiệt độ thấp nhất 11-14 độ C, vùng núi 8-11 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 7 độ C; cao nhất 19-22 độ C, có nơi trên 22 độ C.
Video đang HOT
Thủ đô Hà Nội ngày nắng, đêm không mưa, gió Đông Bắc cấp 2-3, trời rét. Nhiệt độ thấp nhất 11-14 độ C, cao nhất 20-23 độ C.
Các tỉnh từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên-Huế, phía Bắc có mưa vài nơi; phía Nam có mưa, mưa rào rải rác. Gió Bắc đến Tây Bắc cấp 2-3, trời rét. Nhiệt độ thấp nhất: Phía bắc 14-17 độ C, phía Nam có nơi trên 17 độ C; cao nhất 18-21 độ C, có nơi trên 21 độ C.
Các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, phía Bắc có mưa, mưa rào rải rác; phía Nam ngày nắng, đêm có mưa rào vài nơi. Gió Đông Bắc cấp 2-3. Phía Bắc trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất 20-23 độ C, phía Nam có nơi trên 23 độ C; cao nhất 23-26 độ C, phía nam 27-30 độ C.
Khu vực Tây Nguyên ngày nắng, đêm không mưa, gió Đông Bắc cấp 3. Sáng và đêm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất 15-18 độ C, có nơi dưới 15 độ C; cao nhất 23-26 độ C, có nơi trên 26 độ C.
Khu vực Nam Bộ ngày nắng, đêm không mưa, gió Đông Bắc cấp 2-3. Miền Đông sáng sớm và đêm trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất 22-24 độ C, riêng miền Đông 20-22 độ C; cao nhất 29-32 độ C, miền Đông có nơi trên 32 độ C./.
Các bệnh hô hấp khi giao mùa hè - thu phổ biến ai cũng có nguy cơ mắc phải nếu không cẩn thận!
Thời tiết giao mùa hè - thu thường có sự thay đổi lớn về độ ẩm và nhiệt độ. Buổi sáng- tối và buổi trưa có sự chênh lệch lớn về nhiệt độ nên có thể gây ra nhiều bệnh hô hấp khi giao mùa, nhất là với những người có sức đề kháng yếu.
Có thể không kịp thích ứng, hệ miễn dịch suy giảm là nguyên nhân khiến các bệnh hô hấp khi giao mùa hè - thu trở nên phổ biến hơn. Đồng thời, dưới tác động của độ ẩm, vi khuẩn, virus và nấm mốc cũng có điều kiện phát triển thuận lợi dẫn tới sinh sôi dễ dàng hơn.
Nếu gió hanh khô đầu mùa mang vi sinh vật hay nấm mốc tiếp xúc và xâm nhập vào đường hô hấp của bạn sẽ gây bệnh. Người lớn tuổi và trẻ nhỏ là hai đối tượng cần phải chú ý để không mắc bệnh trong thời điểm này.
Các bác sĩ đã chỉ ra rằng những bệnh hô hấp khi giao mùa hè - thu phổ biến có thể kể đến như cảm cúm, viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi hay những loại bệnh mạn tính có nguy cơ tái phát cao đối với người có tiền sử nhiễm bệnh chẳng hạn như hen suyễn, giãn phế quản, bị phổi tắc nghẽn mãn tính hay còn gọi tắt là COPD,... các bệnh mạn tính này sẽ biểu hiện bằng các đợt cấp nếu như không được chăm sóc và bảo vệ đúng cách.
Các bệnh hô hấp khởi phát thời điểm giao mùa hè - thu do vi khuẩn, virus có điều kiện sinh sôi thuận lợi hơn (Ảnh: Internet)
Dưới đây là các nhóm bệnh hô hấp khi giao mùa hè - thu phổ biến mà bạn cần nhớ:
1. Nhóm bệnh nhiễm trùng đường hô hấp
Nhiễm trùng đường hô hấp được biết là những dạng nhiễm trùng xảy ra ở vùng phổi, ngực hay xoang mũi và cổ họng. Trong đó, nếu không được điều trị sớm từ thể cấp tính, bệnh có thể tiến triển thành mạn tính và có nguy cơ tái phát cao khi vào thời tiết giao mùa từ nóng sang lạnh.
Nhóm người mắc bệnh mạn tính do nhiễm trùng đường hô hấp trên đều được khuyên nên ở trong nhà nhiều hơn để giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc với các virus hay vi khuẩn hoặc lây nhiễm giữa người - người.
Con đường lây nhiễm phổ biến
Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường lây truyền từ người này qua người khác bằng việc tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh như nước bọt, nước mũi,... thông qua các hoạt động như hắt hơi, sổ mũi. Khi chúng tiếp xúc với mắt, mũi, miệng của người lành sẽ xâm nhập vào đường hô hấp và mang bệnh.
Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường lây truyền từ người này qua người khác bằng việc tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh (Ảnh: Internet)
Ngoài ra việc chạm, sờ vào các bề mặt có chứa virus, vi khuẩn cũng có thể gây ra lây nhiễm.
Điều trị như thế nào?
Do nhiễm trùng đường hô hấp là bệnh do virus hay vi khuẩn gây ra nên việc điều trị bằng kháng sinh chỉ có tác dụng nếu như người bệnh bị bệnh do vi khuẩn. Còn nếu nhiễm khuẩn đường hô hấp do virus thì không thể điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, một số loại thuốc kháng virus cũng có thể được chỉ định dùng trong trường hợp này, nhưng không phải tất cả.
Nếu như bệnh nhân thuộc thể nhiễm trùng đường hô hấp mạn tính thì bác sĩ cần dựa theo những biểu hiện của người bệnh để có thể chẩn đoán và có phác đồ điều trị thích hợp.
Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến:
Nhóm nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến bao gồm: cảm lạnh thông thường, viêm phổi, bệnh viêm xoang mạn tính, bệnh viêm phế quản mạn tính, bệnh viêm mũi, bị viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn và bệnh cúm.
2. Bệnh hen suyễn
Hen suyễn là một bệnh có thể chuyển nặng nghiêm trọng nếu khong được chú ý trong thời gian giao mùa, tuy nhiên giao muà hè - thu vẫn chưa phải là khoảng thời gian tệ nhất với bệnh này mà là thời gian giao mùa giữa mùa thu và mùa đông.
Hen suyễn là một bệnh có thể chuyển nặng nghiêm trọng nếu khong được chú ý trong thời gian giao mùa (Ảnh: Internet)
Vào khoảng thời gian tháng 9, khi trẻ bắt đầu trở lại trường học, nguy cơ lây nhiễm virus cũng trở nên cao hơn, nhất là các virus liên quan tới bệnh đường hô hấp.
Nguyên nhân gây bệnh là gì?
Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến hen suyễn bùng phát vào thời điểm giao mùa hè - thu là go:
- Nguy cơ lây nhiễm virus đường hô hấp cao trong cộng đồng, nhất là trẻ em khi quay trở lại trường học
- Phản ứng dị ứng với các dị nguyên như phấn hoa nở theo mùa, ô nhiễm trong nhà, ô nhiễm không khí bên ngoài,... những yếu tố này đều có thể khiến cơn hen suyễn bị khởi phát.
Đề phòng rắn cắn mùa mưa bão và cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn Chuẩn bị bước vào mùa mưa bão, thời tiết diễn biến phức tạp. Ngoài các rủi ro về thiên tai thì mưa bão, ngập lụt cũng làm gia tăng tình trạng xuất hiện rắn độc, nhất là ở các tỉnh Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, vùng núi cao. Sơ cứu khi bị rắn độc cắn đúng cách giúp hạn chế nguy cơ tử...