BAC A BANK trở thành thành viên chính thức của Mastercard
Ngày 10/12/2019, Ngân hàng TMCP Bắc Á ( BAC A BANK) đã chính thức được trao Chứng nhận thành viên từ Mastercard – công ty công nghệ và thanh toán hàng đầu trên thị trường toàn cầu.
BAC A BANK trở thành thành viên chính thức của Mastercard.
Theo đại diện BAC A BANK, việc gia nhập Mastercard có ý nghĩa vô cùng quan trọng, minh chứng cho nỗ lực đa dạng hoá sản phẩm bán lẻ trên nền tảng ứng dụng công nghệ 4.0 với mục tiêu “lấy khách hàng làm trọng tâm”, tập trung phát triển giao dịch “số hoá” nhằm đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.
Bên cạnh sứ mệnh tư vấn đầu tư cho một thế hệ khách hàng phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao và an sinh xã hội như giáo dục, y tế; BAC A BANK hiện đang tích cực chuẩn hoá năng lực hoạt động để hướng tới một ngân hàng tầm trung có thể cung cấp toàn diện các sản phẩm dịch vụ tài chính hiện đại trong đó có thẻ tín dụng và các giải pháp ngân hàng số.
Với quy mô khách hàng hiện có lên tới gần 500 nghìn người cùng hệ thống mạng lưới 134 điểm giao dịch tại 31 tỉnh thành phố kinh tế trọng điểm, BAC A BANK đang sở hữu lợi thế về tiềm năng thị trường khi cung cấp các sản phẩm mới với nhiều tính năng vượt trội.
Đặc biệt, ngân hàng hoàn toàn có thể khai thác phân khúc riêng có là các khách hàng của Tập đoàn TH – đối tác chiến lược của BAC A BANK với hơn 2 triệu khách hàng trong nước và con số này sẽ còn tiếp tục gia tăng khi Tập đoàn TH đang dần hiện thực hoá kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Đặng Trung Dũng – Phó Tổng Giám đốc thường trực Ngân hàng TMCP Bắc Á cho biết: “Hai năm gần đây, BAC A BANK rất chú trọng đầu tư về công nghệ và kỳ vọng sẽ có những bước chuyển mình mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Video đang HOT
Với mục tiêu trở thành một ngân hàng bán lẻ đa năng, BAC A BANK đang tích cực phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, trong đó có sản phẩm thẻ và các phương thức giao dịch – thanh toán hiện đại để sớm cung cấp tới đông đảo khách hàng”.
Đánh giá cao tiềm năng tiếp cận thị trường bằng trải nghiệm mới trên nền tảng công nghệ số của BAC A BANK, ông Peter Chisnall – Giám đốc phát triển Đông Nam Á của Mastercard chia sẻ: “Đây là thời điểm rất phù hợp để BAC A BANK chính thức trở thành thành viên của Mastercard bởi Ngân hàng có thể tối ưu hoá sản hiệu quả triển khai các dịch vụ sản phẩm mới nhờ các lợi thế về công nghệ, đặc biệt có thể tích hợp nhiều tính năng “số hoá” giúp tạo lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm thẻ tín dụng truyền thống.
Mastercard sẽ đồng hành cùng BAC A BANK xuyên suốt quá trình nghiên cứu hành vi khách hàng, phát triển sản phẩm cũng như xây dựng chăm sóc khách hàng phù hợp với hoạt động của ngân hàng”.
Đồng thời, bà Winnie Wong – Giám đốc Mastercard khu vực Đông Dương cũng cam kết sự hỗ trợ tối đa về giải pháp công nghệ và thương mại nhằm đẩy nhanh tiến trình hợp tác giữa hai bên: “BAC A BANK hướng tới đối tượng khách hàng rất đặc thù, do đó, Mastercard sẽ xây dựng chiến lược dành riêng cho Ngân hàng và các đối tác chiến lược để cung cấp các phương thức quản lý tài chính ưu việt: công nghệ mới – ứng dụng mới – trải nghiệm mới.”
Trong thời gian tới, BAC A BANK sẽ tập trung nguồn lực để triển khai hiệu quả dự án thẻ và ngân hàng số với nhiều ứng dụng linh hoạt, hiện đại, đặc biệt là ưu tiên phát triển sản phẩm theo từng phân khúc cụ thể để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
Hà Thu
Theo vietnamfinance.vn
Khung pháp lý về thanh toán không dùng tiền mặt: Cần sớm có luật
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt. Trong đó, một số nội dung về tính pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực này vẫn gây nhiều băn khoăn. Đây cũng là những nội dung được đặc biệt quan tâm tại Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp về Dự thảo Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt vừa diễn ra tại Hà Nội.
Thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những giải pháp nhằm tạo lập các giao dịch minh bạch, thuận lợi, an toàn và giảm chi phí. Ảnh: Lê Tiên
Điều kiện kinh doanh phải cụ thể, rõ ràng
Theo bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những giải pháp Chính phủ ưu tiên thúc đẩy nhằm tạo lập các giao dịch minh bạch, thuận lợi, an toàn và giảm chi phí.
Nghị định 101/2012/NĐ-CP cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo nền tảng cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và sự xuất hiện của các mô hình, ý tưởng kinh doanh mới với nhiều sản phẩm, dịch vụ mới dẫn tới nhu cầu phát triển các phương thức thanh toán mới. Do vậy, sửa đổi các quy định về thanh toán không dùng tiền mặt nhằm thúc đẩy sự phát triển các phương tiện, dịch vụ, phương thức thanh toán điện tử trên nền tảng công nghệ là cần thiết.
Về Dự thảo, bà Thảo đề xuất xem xét một số nội dung. Thứ nhất là Dự thảo đưa ra nhiều quy định có thể coi là điều kiện kinh doanh mới như đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán không qua tài khoản hay đại lý thanh toán. Đây là các ngành nghề kinh doanh chưa nằm trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật Đầu tư, do đó Ban soạn thảo cần có sự cân nhắc khi xây dựng quy định cho đồng bộ, thống nhất. Nhất là khi Dự án sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư 2014 sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5/2020.
Bên cạnh đó, nhiều điều kiện kinh doanh được quy định chung chung, thiếu cụ thể, chưa rõ ràng và khó tiên liệu; một số nội dung được quy định mang tính nghiệp vụ ngân hàng hơn là mang bản chất của điều kiện kinh doanh. Chẳng hạn như quy định: "Phải xây dựng các cơ chế quản lý rủi ro, trích lập dự phòng, có biện pháp đánh giá, kiểm soát, phòng ngừa rủi ro và tuân thủ theo các quy định pháp luật về hoạt động giao dịch điện tử..." là nghiệp vụ hoạt động, không phải điều kiện kinh doanh.
Cần sớm nâng cấp thành luật
Từ góc nhìn khác, theo Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico, việc tiếp tục ban hành quy định về thanh toán không dùng tiền mặt dưới hình thức Nghị định là không hợp lý, chỉ nên coi là giải pháp tạm thời bởi một số lý do.
Trước hết, việc hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, gồm cả việc hạn chế sử dụng ngoại hối, tức là hạn chế quyền của công dân thì phải được quy định cụ thể trong luật.
Bên cạnh đó, đây là vấn đề trên liên quan trực tiếp đến nước ngoài, do đó, việc quy định bằng văn bản dưới luật là không bảo đảm cơ sở pháp lý cần thiết.
Ngoài ra, nếu giao dịch dân sự vi phạm các điều cấm trong pháp lệnh và nghị định thì sẽ không bị vô hiệu như trước đây. Hiện nay giao dịch dân sự chỉ vi phạm điều cấm của luật thì mới bị vô hiệu theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 117 Bộ Luật Dân sự 2015 về "Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự".
Cũng theo ông Đức, trong trường hợp xây dựng Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt như một giải pháp tạm thời thì cần xem xét gộp nghị định này với Nghị định 222/2013/NĐ-CP về thanh toán bằng tiền mặt. Ông Đức nhấn mạnh, cần xây dựng 1 văn bản chung về thanh toán vì 2 nghị định này giống nhau về đối tượng áp dụng, gồm 3 nhóm chỉnh là: Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thanh toán. Đặc biệt, Nghị định số 222/2013/NĐ-CP về thanh toán bằng tiền mặt gồm có 14 điều, nhưng các nội dung trọng tâm, chủ yếu lại là quy định về việc thanh toán không dùng tiền mặt.
Lê Xuân
Theo Baodauthau.vn
VNPT EPAY, Vimass, True Money muốn 'xét lại' dự thảo nghị định thanh toán không dùng tiền mặt của NHNN Các công ty VNPT EPAY, Vimass, True Money đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét lại một loạt điều khoản trong dự thảo nghị định thanh toán không dùng tiền mặt. VNPT EPAY, Vimass, True Money muốn 'xét lại' dự thảo nghị định thanh toán không dùng tiền mặt của NHNN VNPT EPAY muốn nới room ngoại tại tổ chức cung ứng...