BA.5 trở thành biến thể chủ đạo gây bệnh COVID-19 tại Đức
Theo Viện nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm Robert Koch (RKI) của Đức, biến thể phụ BA.5 của Omicron đã trở thành biến thể chủ đạo gây bệnh COVID-19 tại Đức, chiếm khoảng một nửa số ca mắc mới COVID-19 ở nước này.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại một điểm xét nghiệm di động ở Kreuzberg, Berlin (Đức). Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong báo cáo hàng tuần, RKI nêu rõ: “Mức tăng mạnh số ca mắc biến thể BA.5 vẫn tiếp tục cùng với số ca mắc các biến thể phụ BA.4 và BA.2.12.1. Với sự lây lan gia tăng của các biến thể này, Đức ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 gia tăng trở lại”. Theo RKI, số ca mắc hàng ngày tại Đức tiếp tục tăng với 108.190 ca ghi nhận ngày 24/6 trong khi tỉ lệ lây nhiễm trong 7 ngày tăng lên 618 ca/100.000 dân so với mức 533 ca/100.000 dân ngày 23/6.
Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach hiện ủng hộ đề nghị của các chuyên gia y tế về việc tiêm vaccine và tiêm mũi vaccine tăng cường cho 40 triệu người ở nước này trước mùa Đông. Dự kiến, ông Lauterbach sẽ đệ trình các biện pháp phòng chống COVID-19 cho mùa Thu tới sau khi xem xét báo cáo của các chuyên gia y tế về tính hiệu quả của các biện pháp phòng chống COVID-19 trước đây. Báo cáo này sẽ được hoàn tất vào đầu tháng 7.
Theo số liệu chính thức, khoảng 85% trong tổng số 69,4 triệu người trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên) ở Đức đã tiêm các mũi vaccine cơ bản phòng COVID-19, gần 72% đã tiêm 1 mũi vaccine tăng cường trong khi 8% đã tiêm 2 mũi vaccine tăng cường.
Đức là một trong những nước cuối cùng trong Liên minh châu Âu (EU) dỡ bỏ hạn chế đối với các du khách đến từ những nước thành viên khác trong EU. Hiện, nước này đã dỡ bỏ hết các biện pháp hạn chế đối với hoạt động công cộng.
Làn sóng lây nhiễm biến thể BA.4 và BA.5 có thể đạt đỉnh vào tháng 7
Chính phủ Indonesia ngày 13/6 dự báo số ca nhiễm các dòng phụ BA.4 và BA.5 của biến thể Omicron tại nước này sẽ đạt đỉnh điểm vào tháng 7 tới, tức là một tháng sau khi ghi nhận ca nhiễm đầu tiên.
Người dân đeo khẩu trang xếp hàng mua thực phẩm tại Bandung, Indonesia, ngày 18/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ trưởng Y tế Gunadi Sadikin cho biết dự báo trên được đưa ra dựa trên kinh nghiệm ứng phó trong các làn sóng lây nhiễm trước. Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Sadikin nói: "Có thể trong tuần thứ hai hoặc thứ ba của tháng 7 chúng ta sẽ ghi nhận số ca nhiễm BA.4 và BA.5 cao nhất".
Quốc gia Đông Nam Á này đã xác nhận 8 ca nhiễm các biến thể nói trên, trong đó có 3 ca nhập cảnh. 5 ca còn lại là lây truyền trong nước, tại Bali và thủ đô Jakarta. Chính phủ nước này hiện đang tiếp tục theo dõi các bệnh nhân khác có thể nhiễm biến thể này tại Jakarta, West Java, Banten, và Bali.
Theo Bộ trưởng Sadikin, số ca nhiễm các biến thể dòng phụ nói trên đang gia tăng tại một số nước, nhưng tỷ lệ nhập viện và tử vong thấp hơn nhiều so với dòng chính Omicron.
Cảnh báo dòng phụ mới của biến thể Omicron trở thành biến thể chủ đạo ở Mỹ Ngày 24/5, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ cảnh báo một dòng phụ khác của biến thể Omicron đã trở thành biến thể chủ đạo, gây ra phần lớn ca mắc mới COVID-19 ở nước này. Điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại bệnh viện ở Worcester, Massachusetts, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN CDC cho biết, trong tuần...