Bà Trương Mỹ Lan: Mỗi tháng SCB thu hàng trăm tỷ phí dịch vụ
Bà Trương Mỹ Lan khai thực hiện hành vi chuyển tiền thông qua SCB để ngân hàng này có thêm thu nhập, nhờ thế mỗi tháng SCB thu hàng trăm tỷ phí dịch vụ.
Chiều 26/9, các luật sư hỏi bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Vạn Thịnh Phát) và đồng phạm liên quan tới tội Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
Bà Trương Mỹ Lan và 8 đồng phạm bị cáo buộc vận chuyển trái phép 4,5 tỷ USD, tương đương 106.000 tỷ đồng qua biên giới.
Bị cáo Trương Mỹ Lan. (Ảnh: Hải Long).
Tại tòa, các đồng phạm của Trương Mỹ Lan thừa nhận hành vi phạm tội, làm theo chỉ đạo, không được hưởng lợi và xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Ngược lại, bị cáo Trương Mỹ Lan phủ nhận việc chỉ đạo cấp dưới chuyển tiền ra nước ngoài. Người phụ nữ này nói mình vay tiền từ các cá nhân, tổ chức ở nước ngoài để thực hiện một số công việc. Đồng thời, bà chủ Vạn Thịnh Phát nói tiền chuyển ra nước ngoài để trả nợ là tiền riêng của mình, không liên quan tới SCB.
Video đang HOT
Tiếp đó, luật sư hỏi bà Lan liên quan tới 5 cổ đông của SCB. Trả lời các câu hỏi của người bào chữa cho mình, bị cáo Lan nói trong số tiền mình bị cáo buộc chuyển tiền qua biên giới trái phép có một phần là tiền của 5 pháp nhân chuyển vào để mua cổ phần của SCB.
Bà này nói 5 cổ đông trên đang nắm giữ 30% cổ phần tại SCB. Đồng thời, bà chủ Vạn Thịnh Phát nói 5 pháp nhân trên chuyển vào ít nhất 8 triệu USD và nhiều nhất là 40 triệu USD.
Luật sư Phan Trung Hoài bào chữa cho bà Lan. (Ảnh: T.C.).
Bên cạnh đó, bà Lan nói mình chỉ là cổ đông của SCB chiếm 5% và các thành viên còn lại trong gia đình chiếm 10% cổ phần. Người phụ nữ này khai làm cố vấn cho SCB, và tại ngân hàng này bà Lan có thêm nhiệm vụ kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài “bơm” tiền vào nhà băng.
Trong hồ sơ vụ án, có khoản tiền hơn 400 triệu USD chuyển vào Công ty An Đông. Trả lời câu hỏi của luật sư, bà Trương Mỹ Lan nói số tiền trên vay của nhóm Chu Lập Cơ cùng một số người khác.
“Lúc đó, SCB khó khăn, có một nhóm bạn của ông Cơ cho vay tổng cộng 545 tỷ đồng, mỗi lần chuyển 40-50 triệu USD. Hiện có nhiều khoản nợ đã quá hạn, mong HĐXX xem xét làm rõ các dòng tiền trong vụ án”, bị cáo Lan trình bày.
Bà Lan bị cáo buộc chuyển ra nước ngoài 1,5 tỷ USD và nhận số tiền 3 tỷ USD. Tại tòa, bà chủ Vạn Thịnh Phát nói số tiền nhận vào có thể lớn hơn, nhưng bà ta không ghi chép cụ thể. Bị cáo Trương Mỹ Lan khai đang nợ tiền của nhiều cá nhân, tổ chức ở nước ngoài.
Lý giải việc nguồn tiền được vận chuyển thông qua SCB, bà Lan cho rằng ngân hàng này rất cần ngoại tệ nên mới sử dụng “công cụ” này. Vì vậy, mỗi tháng SCB thu được hàng trăm tỷ đồng tiền phí dịch vụ.
Trải qua 5 ngày xét hỏi, tòa đã hỏi xong tất cả bị cáo liên quan tới những hành vi phạm tội ở 3 nhóm tội danh. Ngày mai, HĐXX tiến hành hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Xử vắng mặt hơn 35.000 bị hại
Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, TAND TPHCM thông báo sẽ xét xử vắng mặt các bị hại và đương sự.
Việc này không gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của những người này.
Chiều tối nay (6/9), TAND TPHCM ra thông báo về việc xét xử đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
Theo thông báo, bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm (Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2), bị VKSND Tối cao truy tố về các tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Rửa tiền và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
Quyết định đưa vụ án ra xét xử và các phụ lục danh sách bị hại, danh sách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án đã được TAND TPHCM đăng công khai trên trang thông tin điện tử TAND TPHCM.
Tòa đề nghị các bị hại (danh sách bị hại tại các phụ lục 1A, 1B, 1C, 1D, 1E, 1F kèm theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử); người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (danh sách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tại phụ lục 2, 3, 4 kèm theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử) theo dõi thông tin về ngày, giờ xét xử vụ án và cập nhật diễn biến vụ án trên trang thông tin điện tử TAND TPHCM.
Đồng thời, tòa cũng thông báo sẽ xét xử vắng mặt bị hại, đương sự theo đúng quy định của pháp luật. Việc xét xử vắng mặt không gây ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của các bị hại, đương sự.
Đối với các cá nhân sở hữu trái phiếu nhưng không thuộc 6 mã trái phiếu QT2018.12.01; ADC 2018.09; ADC 2018.09.01; ADC 2019.01; SET.H2025; SNW-2018.10 do Công ty CP Tập đoàn đầu tư An Đông; Công ty CP đầu tư Sunny World; Công ty CP đầu tư Quang Thuận và Công ty CP dịch vụ và thương mại TPHCM (Setra) phát hành thì không nằm trong phạm vi xét xử đối với vụ án này.
Trước đó, TAND TPHCM vừa ra quyết định xét xử đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm. Phiên tòa dự kiến diễn ra từ 19/9-19/10, do thẩm phán Nguyễn Thị Hà làm chủ tọa.
Vụ án này có hơn 35.000 bị hại và 534 tổ chức, cá nhân là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Bị cáo Trương Mỹ Lan nhận trách nhiệm toàn bộ việc vận chuyển tiền trái phép Ngày 26/9, phiên tòa xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm trong vụ án Vạn Thịnh Phát tiếp tục với phần xét hỏi các bị cáo trong nhóm tội "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới". Nhóm bị cáo này gồm: Trương Mỹ Lan, Trương Khánh Hoàng, Võ Tấn Hoàng Văn, Bùi Anh Dũng, Nguyễn Phương Anh,...