Bà Trương Mỹ Lan: Chỉ cần bán 10% tài sản đã thu được 500.000 tỷ đồng
Tại phiên tòa, bà Trương Mỹ Lan cho rằng công ty định giá tài sản trong vụ án đã định giá chưa chính xác.
Chỉ cần 10% tài sản là bất động sản đã thu được 500 ngàn tỷ đồng.
Ngày 5/11, phiên xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm tiếp tục phần xét hỏi của các luật sư.
Trả lời câu hỏi của luật sư về việc giải ngân của Ngân hàng SCB cho các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn (cựu Tổng giám đốc Ngân hàng SCB) cho rằng, thực chất các khoản vay không giải ngân thực tế mà là trả các khoản nợ cho SCB, số tiề.n đó lại quay về SCB.
Giữ nguyên lờ.i kha.i tại phiên sơ thẩm, bị cáo Trương Khánh Hoàng (quyền Tổng giám đốc Ngân hàng SCB) cho rằng, bị cáo Trương Mỹ Lan không tác động, tham gia vào việc bổ nhiệm bị cáo lên làm Phó tổng giám đốc và quyền Tổng giám đốc SCB. Bị cáo Hoàng cũng khẳng định, bà Lan không tham gia vào điều hành, hoạt động của SCB.
Bị cáo Trương Mỹ Lan. Ảnh: Nguyễn Huế
Trước câu hỏi của luật sư bà Lan có quyền hạn gì đối với ban điều hành SCB, bị cáo Hoàng trình bày: “Đối với ban quản trị thì bị cáo không biết, với cá nhân bị cáo khi tiếp nhận công việc, được chị Nguyễn Phương Hồng (nguyên Tổng giám đốc SCB – hiện đã chế.t) dặn, nếu cần tài sản để đảo nợ thì báo chị Lan”.
Video đang HOT
Dù không kêu oan, chỉ xin giảm nhẹ hình phạt nhưng khi trả lời luật sư, bị cáo Trương Mỹ Lan đề nghị HĐXX xem xét lại tội danh “Tham ô tài sản”. “Tham ô là phải lấy tiề.n của người ta bỏ vào túi mình, nhưng tài sản của bị cáo lại nằm hết ở SCB”, bà Lan trần tình.
Theo bà Lan, năm 2012 khi SCB gặp khó khăn, bà đã thế chấp khách sạn 5 sao Windsor cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM, vay 15.000 tỷ đồng để chuyển cho SCB. Tuy nhiên, do Ngân hàng Nhà nước cho vay với thời gian ngắn nên sau đó bà phải thế chấp thêm các tài sản khác, trong đó có tòa Times Square, Chợ Vải… để tái cơ cấu SCB.
Về vấn đề định giá tài sản, bà Lan cho rằng Công ty thẩm định giá Hoàng Quân định giá không chính xác đối với 1.121 mã tài sản của bà, công ty này định giá có 295.000 tỷ đồng, chỉ được 60% giá trị tài sản.
Bà Lan nói chỉ 4 dự án lớn của bà, Công ty Hoàng Quân định giá đã chênh lệch 190.000 tỷ đồng.
Theo bà Lan, với tài sản là bất động sản chỉ cần bán 10% đã thu được 500.000 tỷ đồng; đối với tài sản là cổ phần, cổ phiếu chỉ cần bán chưa đến 10% đã được 100.000 – 200.000 tỷ đồng.
Bà Lan trình bày thêm, hiện đã có đơn xin tham gia vào việc xử lý tài sản nhằm thu hồi sao cho tối ưu nhất. Đồng thời, không đồng ý để SCB xử lý tài sản vì bà cho rằng SCB không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Nguyễn Huế
Kết thúc phần xét hỏi của luật sư, HĐXX tiếp tục tiến hành thẩm vấn đối với bị cáo Chu Lập Cơ.
Trình bày tại toà, bị cáo Chu Lập Cơ cho rằng mức hình phạt 9 năm tù là quá nặng nên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và các luật sư sẽ thay bị cáo trình bày các tình tiết tiết giảm nhẹ mới.
Luật sư bào chữa cho ông Cơ cho hay, ông Cơ mong muốn HĐXX xem xét vai trò của ông trong vụ án và các tình tiết mới là gia đình đã khắc phục thêm 2,5 tỷ đồng và có nộp thêm các giấy khen, bằng khen…
Theo bản án sơ thẩm, năm 2012, dưới sự chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan, ông Chu Lập Cơ đã lập hồ sơ vay vốn tại SCB nhằm cơ cấu các khoản nợ xấu. Cả hai vợ chồng bà Lan thống nhất sử dụng tài sản là dự án Times Square để đảm bảo cho các khoản vay.
Từ tháng 12/2012 đến tháng 12/2014, ông Cơ đã giúp bà Lan hợp thức hóa hồ sơ vay vốn khống, giải ngân tiề.n vay tại SCB cho 73 khoản vay của 67 khách hàng, với tổng số tiề.n 30.000 tỷ đồng. Toàn bộ số tiề.n này được sử dụng cho mục đích riêng của bà Lan.
Bị cáo Trương Mỹ Lan chủ mưu chiếm đoạt tài sản nên cần áp dụng hình phạt nghiêm khắc
Ngày 10/10, phiên tòa xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm tiếp tục với phần đại diện VKSND TP Hồ Chí Minh đối đáp lại quan điểm bào chữa của các luật sư.
Đại diện VKS ghi nhận nhiều tình tiết giảm nhẹ trong đó có ý thức khắc phục thiệt hại, nhưng xét tính chất, hậu quả vụ án nên cần áp dụng mức án cao nhất của các tội danh bị truy tố.
Theo đại diện VKS, các bị cáo trong vụ án được sắp xếp làm việc tại những công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB, đảm nhiệm công việc nhất định và phối hợp, làm việc với nhau trong thời gian dài theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan hoặc cấp trên.
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên tòa.
Hành vi của các bị cáo là tiề.n đề để cho bị cáo khác thực hiện chuỗi hành vi phạm tội khép kín, sử dụng tiề.n do phạm tội mà có và giúp sức cho bị cáo Trương Mỹ Lan phạm tội. Xâu chuỗi tình tiết vụ án, các bị cáo đều phạm tội với vai trò đồng phạm với Trương Mỹ Lan là có căn cứ.
Tại phiên tòa, bị cáo Trương Mỹ Lan đề nghị HĐXX xem xét về việc bị cáo không sử dụng tiề.n của Ngân hàng SCB, không có ý thức chiếm đoạt. Tuy nhiên, theo VKS, tài liệu, chứng cứ vụ án và kết quả xét hỏi, tranh luận cùng lờ.i kha.i của bị cáo Bùi Văn Dũng (lái xe của Trương Mỹ Lan) đã chứng minh, tất cả tiề.n rút ra từ Ngân hàng SCB được chở về nhà bà Lan hoặc để trả nợ. Số tiề.n mà bị cáo Bùi Văn Dũng chở từ Ngân hàng SCB thông qua Trần Thị Thúy Ái có nguồn gốc từ trái phiếu An Đông và Setra. Bị cáo Dũng cũng đã khai tại tòa, việc chở tiề.n đi trả nợ cho các cá nhân đều thực hiện theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan.
Bị cáo Trương Mỹ Lan là người đưa ra chủ trương, chỉ đạo phát hành trái phiếu, những người còn lại đều làm việc theo từng giai đoạn theo sự chỉ đạo của bị cáo Lan. Bên cạnh đó, bị cáo Lan chỉ đạo các bị cáo khác nộp rút chứng từ "khống", sử dụng tiề.n phát hành trái phiếu trái mục đích, sử dụng nguồn tiề.n gói trái phiếu sau trả lãi số tiề.n phát hành trái phiếu trước, như việc phát hành trái phiếu Setra để trả lãi cho trái phiếu An Đông. Qua đó, thể hiện khả năng mất thanh toán của các công ty phát hành trái phiếu và ý thức chiếm đoạt của bà Lan.
Từ các quan điểm trên, đại diện VKS nhận định, bị cáo Lan có vai trò cao nhất, chịu trách nhiệm toàn bộ. Các bị cáo khác chỉ làm theo chỉ đạo của cấp trên, làm công hưởng lương và làm theo từng công việc cụ thể được giao.
Tuy nhiên, đại diện VKS cũng ghi nhận nhiều tình tiết giảm nhẹ, thái độ chuyển biến của bị cáo Trương Mỹ Lan, ý thức khắc phục hậu quả, nhưng xét tính chất, mức độ của vụ án vẫn cần thiết áp dụng mức hình phạt cao nhất của tội danh bị truy tố (trong 3 tội danh bị truy tố, tội Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản có khung hình phạt cao nhất là chung thân).
Tại tòa, bị cáo Trương Mỹ Lan đồng ý dùng toàn bộ tài sản để khắc phục hậu quả. Dù vậy, theo đại diện VKS, đây mới chỉ là phương án, chủ trương bằng lời nói, cần thêm thời gian để có kết quả.
Bên cạnh đó, đại diện VKS cũng ghi nhận các tình tiết giảm nhẹ, thành thật khai báo, ăn năn hối cải... của nhiều bị cáo nên đã giảm mức án như đã đề nghị cho một số bị cáo so với đề nghị ban đầu, trong đó có bị cáo Ngô Thanh Nhã, em dâu bị cáo Trương Mỹ Lan.
Giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát: Bị cáo Trương Mỹ Lan bị đề nghị án chung thân Bị cáo Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo đồng phạm thực hiện các hành vi rút tiề.n, chuyển tiề.n ra khỏi hệ thống Ngân hàng SCB nhằm che giấu nguồn gốc, hợp thức sử dụng số tiề.n tiền do phạm tội mà có chủ yếu để chi trả các khoản vay của các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tại Ngân...