Ba triệu chứng trên da cảnh báo gan nhiễm mỡ
Vàng da, mẩn ngứa kéo dài và các mạch máu nổi lên giống mạng nhện là những thay đổi trên da báo hiệu gan nhiễm mỡ.
Gan nhiễm mỡ là tình trạng có quá nhiều chất béo trong gan. Ở người bình thường, lượng mỡ trong gan chỉ chiếm từ 2 tới 4% trọng lượng của gan. Với người có gan nhiễm mỡ, tỷ lệ này từ 5% trở lên.
Sự tích tụ chất béo thường do uống quá nhiều rượu. Tuy nhiên, có những trường hợp liên quan tới bệnh mạn tính như tiểu đường loại 2.
Ngứa da là một trong các biểu hiện của gan nhiễm mỡ
Nếu không được điều trị, bệnh gan nhiễm mỡ có thể biến chứng gây viêm và tổn thương tế bào gan.
Trung tâm Y khoa Đại học Rochester (Mỹ) cho hay, đôi khi phải mất vài năm, bệnh mới bộc lộ các triệu chứng. Khi đó, trên da của bệnh nhân có thể xuất hiện một số dấu hiệu như vàng da, mạch máu hình mạng nhện nổi lên, mẩn ngứa kéo dài.
Video đang HOT
Ngoài ra, người bệnh cũng có biểu hiện như mệt mỏi nghiêm trọng, đau vùng bụng trên bên phải, yếu ớt, giảm cân không lý do.
Bệnh gan nhiễm mỡ có thể chẩn đoán sau khi xét nghiệm máu hoặc siêu âm bụng.
Ngoài việc uống nhiều rượu, hiện vẫn chưa rõ các nguyên nhân khác dẫn tới bệnh gan nhiễm mỡ. Tương tự, các nhà khoa học cũng không xác định lý do một số ca gan nhiễm mỡ phát triển thành chứng viêm dẫn đến tổn thương gan.
Tuy nhiên, tình trạng này có mối liên hệ tới một số bệnh mạn tính như thừa cân béo phì, kháng insulin, tăng đường huyết (biểu hiện của tiền tiểu đường hoặc tiểu đường loại 2), mỡ trong máu cao.
Những vấn đề sức khỏe trên dường như thúc đẩy quá trình tích tụ chất béo trong gan.
Lượng chất béo dư thừa này gây hại các tế bào gan, dẫn tới viêm gan, tích tụ các mô sẹo trong gan.
Một loạt các bệnh và tình trạng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ, bao gồm cholesterol cao, máu nhiễm mỡ, hội chứng chuyển hóa, béo phì (đặc biệt là mỡ tích tụ vùng bụng), hội chứng buồng trứng đa nang, ngưng thở lúc ngủ, tiểu đường loại 2, suy giáp, suy tuyến yên.
Hiện không có biện pháp đặc trị gan nhiễm mỡ. Người bệnh chủ yếu giảm các yếu tố nguy cơ dẫn tới tình trạng trên. Theo đó, họ không dùng đồ có cồn, áp dụng chế độ ăn lành mạnh (ăn nhiều rau quả, ngũ cốc, thay thế thịt bò, lợn bằng cá, thịt gà).
Nếu bệnh có liên quan đến thừa cân, bạn nên thay đổi lối sống như giảm cân dần và thực hiện các bài tập thể dục hợp lý.
Các bác sĩ có thể tập trung vào điều trị các bệnh gây tích tụ chất béo, chẳng hạn như béo phì và tiểu đường.
Gan nhiễm mỡ ở trẻ em: Vấn đề không được chủ quan
Gan nhiễm mỡ ở trẻ em tưởng chừng rất đơn giản nhưng nếu không được tầm soát và quản lý tốt có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sau như xơ gan.
Gan nhiễm mỡ thường gặp ở trẻ dư cân, béo phì, đa số không có triệu chứng và được phát hiện một cách tình cờ khi đi khám sức khỏe định kỳ, siêu âm bụng ghi nhận hình ảnh gan nhiễm mỡ.
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, chiếm khoảng 7% ở trẻ em và lên đến 34% ở trẻ béo phì. Nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời thì theo thời gian bệnh nhân có thể gặp phải một số biến chứng như xơ gan.
Chẩn đoán xác định dựa vào sinh thiết gan tuy nhiên đây là một thủ thuật khá xâm lấn nên thường chỉ được thực hiện trong một số trường hợp nhất định.
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, chiếm khoảng 7% ở trẻ em và lên đến 34% ở trẻ béo phì. Ảnh minh họa
BS. Nguyễn Thị Kim Ngân, Khoa Tiêu hóa BV Nhi Đồng 2 cho biết, gần đây Khoa Tiêu hóa có tiếp nhận bé trai 8 tuổi, nhập viện vì tăng men gan kéo dài 1 năm cùng tình trạng dư cân so với tuổi, chỉ số men gan ALT lúc nhập viện>200 UL. Sau khi làm đầy đủ các xét nghiệm tìm nguyên nhân đều bình thường, bác sĩ điều trị đã hội chẩn Trưởng khoa và quyết định thủ thuật sinh thiết gan để tìm nguyên nhân.
Kết quả sinh thiết cho thấy gan nhiễm mỡ không do rượu với hình ảnh nhiều tế bào gan bị thoái hóa mỡ. Bé được cho khám dinh dưỡng về chế độ ăn và lời dặn tập thể dục để giảm cân, tái khám lại sau 1 tháng.
Theo BS Ngân, bệnh lý này hoàn toàn có thể điều trị được nếu bệnh nhân được phát hiện sớm, tầm soát khá đơn giản chỉ với xét nghiệm men gan. Độ tuổi khuyến cáo nên tầm soát sớm bệnh lý này ở trẻ em là 9 -11 tuổi ở những trẻ dư cân béo phì.
Đặc biệt, bệnh lý này ở trẻ em không có thuốc điều trị đặc hiệu và phương pháp điều trị chỉ là giảm cân bằng cách thay đổi chế độ ăn cắt giảm tinh bột, chất đường, chất béo kết hợp tập thể dục mỗi ngày.
Bệnh nhân sẽ phải tái khám định kì từ 1 đến 6 tháng để đánh giá lại dinh dưỡng và xét nghiệm lại men gan, men gan giảm đồng nghĩa với sự hồi phục các tế bào gan bị thoái hóa mỡ.
Vấn đề gan nhiễm mỡ ở trẻ em tưởng chừng rất đơn giản nhưng nếu không được tầm soát và quản lý tốt có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sau như xơ gan. Cách phát hiện bệnh lý này cũng rất dễ dàng và nhanh chóng, do đó các bậc phụ huynh nên đưa các bé với tình trạng béo phì đến khám chuyên khoa Tiêu hóa để tầm soát đồng thời có kế hoạch điều trị và theo dõi phù hợp nhất.
Dư cân, béo phì đang là một vấn đề rất quan trọng không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Theo Bộ Y tế, tỷ lệ béo phì ở trẻ 6 - 11 tuổi tại TPHCM hiện đã là 12% và Hà Nội là 8- 9%. Các dữ liệu thống kê cho thấy, hiện nay, béo phì ở trẻ em đang là vấn đề thách thức trên toàn cầu.
3 thực phẩm ăn ngon miệng nhưng lại là "sát thủ" hại gan Nhiều người không thể ngờ rằng một số thực phẩm quen thuộc mà nhiều người yêu thích lại là "thủ phạm" gây hại khủng khiếp cho gan. Những món ăn dưới đây rất phổ biến và ngon miệng nên được các gia đình Việt yêu thích. Tuy nhiên đây đều là những món hại gan, không tốt cho sức khỏe bạn nên hạn...