Ba trào lưu smartphone khiến người dùng thất vọng
Điện thoại xếp hình chết yểu, điện thoại chống nước nhưng không được bảo hành khi vô nước, điện thoại nguyên khối phát nổ đang là những vấn đề mà người dùng smartphone lo ngại trong thời gian qua.
Dự án điện thoại xếp hình Ara đã bị hủy bỏ. ẢNH: REUTERS
Điện thoại xếp hình chết yểu
Nhiều người từng tin rằng năm 2016 xu hướng điện thoại xếp hình lên ngôi. Bởi tại các sự kiện lớn nhỏ, nhiều hãng lần lượt trình diễn các mẫu smartphone xếp hình của mình. Đầu tiên là LG G5 có thiết kế module, Motorola ra mắt dòng Moto Z và cuối cùng là điện thoại Ara của Google.
Thế nhưng, chưa đầy nửa năm sau, cả 3 đại diện lớn của xu hướng điện thoại xếp hình đều chết yểu. LG G5 gặp lỗi, chỉ được bán ra hạn chế ở một số thị trường, Moto Z gần như mất hút, còn dự án Ara đã chính thức đóng cửa sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển.
Điều này khiến nhiều người bất ngờ, bởi module hóa smartphone luôn là giấc mơ của các fan Android. Sau tự do phần mềm sẽ là tự do phần cứng. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh những module cần được thay thế lại quá khó khăn, trong khi những module thay thế được lại thực sự không cần.
Chống nước nhưng không bảo hành
Trái với điện thoại module, giấc mơ smartphone chống nước đã trở thành hiện thực, khi hầu hết các dòng sản phẩm đầu bảng hiện nay đều trang bị tính năng này. Tiêu biểu là Galaxy S7 và Galaxy Note 7 của Samsung, Apple cũng có iPhone 7 và iPhone 7 Plus chống nước.
Đây là thông tin không thể vui hơn đối với người dùng. Tuy nhiên, các nhà sản xuất vẫn chưa làm tròn trách nhiệm khiến người dùng thất vọng. Cụ thể, cả Samsung và Apple đều tung ra điện thoại chống nước, nhưng không hãng nào bảo hành.
Video đang HOT
Về cơ bản, đây không phải là một câu chuyện mới. Trước đó, Sony cũng không bảo hành cho những chiếc Xperia Z, ngay cả khi các smartphone này chịu được nước.
Galaxy Note 7 liên tục phát nổ.ẢNH: REUTERS
Thiết kế nguyên khối khiến điện thoại dễ nổ?
Không riêng gì Galaxy Note 7 của Samsung, rất nhiều mẫu smartphone nguyên khối đã bị phát nổ. Bắt đầu với smartphone Xiaomi, tới OnePlus hay gần nhất là iPhone 7 của Apple đã không may bốc cháy.
Lỗi đầu tiên rõ ràng thuộc về phía các nhà sản xuất. Nhưng lỗi thứ 2 tới từ chính xu hướng smartphone hiện nay – kim loại nguyên khối. Smartphone càng kín, áp suất và nhiệt độ bên trong càng lớn, khiến viên pin Lithium có thể bốc cháy hoặc phát nổ bất kỳ lúc nào.
Tuấn Hưng
Theo Thanhnien
Đâu là khác biệt về khả năng chống nước của smartphone cao cấp
Sau khi ra mắt, bộ đội iPhone 7 đã chính thức gia nhập 'hội smartphone chống nước' cùng với một số mẫu smartphone như Galaxy S7/S7 edge của Samsung hoặc dòng Xperia của Sony. Nhưng khả năng chống nước giữa chúng khác biệt ra sao?
Người dùng iPhone giờ có thể tự hào với khả năng chống nước của bộ đôi iPhone 7. ẢNH: REUTERS
Theo Guardian, để xác định khả năng chịu đựng với điều kiện môi trường của các thiết bị, Ủy ban kỹ thuật quốc tế (IEC) đã thiết lập nên tiêu chuẩn IP. Tiêu chuẩn này gồm hai con số, số đầu tiên xác nhận khả năng chống bụi và số thứ hai chứng thực khả năng chống thấm nước.
Với khả năng chống bụi và nước đã trở thành thương hiệu, Sony trang bị cho hầu hết các dòng smartphone Xperia của mình chuẩn IP68 (cao nhất về chống bụi và cao thứ hai về chống nước), giống trên Samsung Galaxy S7/S7 edge hay mới đây là mẫu Galaxy Note 7.
Trong khi đó bộ đôi iPhone 7 và iPhone 7 Plus mới ra mắt của Apple đạt tiêu chuẩn IP67. Vậy các con số trên nói lên điều gì ?
Với khả năng chống bụi:
4 = bảo vệ thiết bị khỏi các hạt bụi, vật thể kích thước nhỏ hơn 1mm
5 = ngăn bụi can thiệp vào hoạt động đang ổn định của thiết bị
6 = ngăn bụi không xâm nhập vào thiết bị trong ít nhất 8 giờ
Về mức độ chống thấm nước:
4 = chống nước bắn tung tóe theo nhiều hướng
5 = chống các tia nước áp suất thấp, tương đương một vòi phun có đường kính 6,3mm
6 = chống các tia nước áp suất cao hơn, tương đương một vòi phun có đường kính 12,5mm
7 = bảo vệ thiết bị ngâm trong nước sạch có độ sâu dưới 1m, trong khoảng thời gian 30 phút
8 = bảo vệ thiết bị ngâm trong nước sạch có độ sâu hơn 1m (thường là 1,5m) trong khoảng thời gian 30 phút
9K = bảo vệ thiết bị với các tia nước có áp lực cực cao ở cự ly cực gần
Lưu ý rằng các tiêu chuẩn này được thử nghiệm trong môi trường "tối ưu" với nước sạch, do đó khi để máy vào nước có hóa chất (nước ngọt, nước biển...) sẽ không đảm bảo các thiết bị có thể chống chọi được như nhà sản xuất đã công bố.
Ngoài ra, áp lực nước cũng là yếu tố đáng kể ảnh hưởng đến khả năng chống nước, sẽ hoàn toàn khác nhau khi người dùng vừa nghe nhạc lúc đang bơi với việc nhảy ùm xuống nước cùng chiếc smartphone.
Cũng theo Guardian, không có quá nhiều sự khác biệt giữa chuẩn IP67 và IP68 về khả năng chống bụi và nước hiện nay. Với 2 tiêu chuẩn này, người dùng có thể sử dụng điện thoại thoải mái ở công trường đầy bụi, dưới trời mưa nặng hạt hay chụp ảnh dưới nước trong một thời gian nhất định...
Tuy nhiên, đây là tính năng không nên lạm dụng. Sony cũng đã khuyến cáo "người dùng không nên sử dụng smartphone chống nước ở dưới nước". Đồng thời, các hãng sản xuất cũng không có chính sách bảo hành cho các smartphone bị vào nước dù chúng được trang bị tính năng chống nước.
Hiếu Trung
Theo Thanhnien
iPhone 7 chống nước nhưng Apple không bảo hành máy dính nước "Tính năng chống nước, chống bụi không phải điều kiện vĩnh viễn. Khả năng chống nước bị hao mòn là chuyện bình thường", Apple cho biết. Cuối cùng, Apple đã trang bị tính năng chống nước, chống bụi đạt chuẩn IP67 cho iPhone 7 và 7 Plus. Điều này đồng nghĩa 2 máy có thể ngâm nước ở độ sâu 1m trong khoảng...