Bà Tôn Nữ Thị Ninh nhận Bắc đẩu Bội tinh
Đại sứ Pháp tại Việt Nam vừa trao huân chương cao quý nhất của Pháp cho bà Tôn Nữ Thị Ninh vì những đóng góp của bà cho mối quan hệ giữa hai nước.
Đại sứ Pháp tại Việt Nam Jean-Nol Poirier trao bằng chứng nhận và huân chương cho bà Tôn Nữ Thị Ninh. Ảnh: Đại sứ quán Pháp cung cấp
Đại sứ Pháp tại Việt Nam Jean-Nol Poirier hôm 26/2 trao huân chương Bắc đẩu Bội tinh, huân hương cao quý nhất của Cộng hòa Pháp, cho bà Tôn Nữ Thị Ninh, tại thành phố Hồ Chí Minh.
“Bà là một người phụ nữ của Ánh sáng, một phụ nữ của văn hóa, đồng thời là một nhà ngoại giao và một nữ chính khách, và bà hết sức coi trọng việc truyền bá kiến thức cho các thế hệ trẻ”, ông Poirier dành những lời tốt đẹp nhất ca ngợi bà Tôn Nữ Thị Ninh, trong lễ trao huân chương.
“Bà vừa là hiện thân cho gương mặt thời nay của các nhà nho lớn thời xưa của Việt Nam, vừa là hiện thân của các nhà trí thức dấn thân của Pháp của thế kỷ XX. Bà đã có những đóng góp lớn cho mối quan hệ lâu bền và tin tưởng giữa Việt Nam, Pháp và các nước Pháp ngữ”, ông nói.
Bà Thị Ninh từng được trao Huân chương Bắc đẩu Bội tinh hạng Nhì (cao nhất là hạng Năm) sau Hội nghị Thượng đỉnh Pháp ngữ Hà Nội 1997. Lần này, bà được đại sứ Pháp trao Huân chương Bắc đẩu Bội tinh hạng Ba.
Đại sứ quán Pháp cho rằng với vai trò là giáo viên, nhà ngoại giao, chính khách, bà Ninh đã không ngừng đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam và cho sự hội nhập của đất nước vào cộng đồng quốc tế, qua đó duy trì mối quan hệ bền chặt của bà với nước Pháp.
Là một trong những sinh viên Việt Nam xuất sắc trong hệ thống giáo dục đại học Pháp, năm 1964, bà Ninh tham gia giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm ở Fontenay-aux-Roses, Paris. Từ năm 1969 đến 1972, bà giảng dạy Văn học Anh tại Đại học Paris III. Trở về Việt Nam, bà Ninh tiếp tục công tác giảng dạy cho đến năm 1979 tại Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
Video đang HOT
Bà dấn thân vào con đường ngoại giao và trở thành Vụ trưởng Vụ các Tổ chức Quốc tế của Bộ ngoại giao Việt Nam và sau đó là Trợ lý Bộ trưởng. Bà đã đóng góp vào việc Việt Nam tham gia các tổ chức đa phương (Liên Hợp Quốc, Phong trào các nước không liên kết, Cộng đồng Pháp ngữ, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) và chuyên trách các vấn đề toàn cầu. Trong khuôn khổ đó, bà là một trong những tác nhân và là nhà tổ chức chính của Hội nghị Thượng đỉnh Pháp ngữ Hà Nội năm 1997. Từ năm 2000 đến 2003, bà là đại sứ Việt Nam tại Bỉ và Luxembourg và là Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Ủy ban châu Âu tại Bruxelles.
Bà bắt đầu sự nghiệp của một chính khách từ năm 2003. Bà là đại biểu quốc hội từ năm 2003 – 2007, với tư cách là Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại, phụ trách khối Bắc Mỹ và Tây Âu.
Bà tiếp tục đầu tư vì sự phát triển của đất nước khi coi giáo dục là một trong những lĩnh vực chủ chốt. Năm 2007, bà là Chủ tịch Ủy ban sáng lập Đại học Quốc tế Trí Việt. Thành viên Ban chấp hành Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 1996 – 2000 và sau đó, vào năm 2007, bà tham gia thành lập Mạng lưới phụ nữ Việt Nam toàn cầu. Bà cũng đóng vai trò rất lớn trong việc cải thiện và quảng bá vai trò của phụ nữ trong xã hội Việt Nam.
Huân chương Bắc đẩu Bội tinh là huân chương cao quý nhất của Cộng hòa Pháp. Được Napoléon Bonaparte khởi xướng vào ngày 19/5/1802, Huân chương này trao tặng cho những cá nhân, quân sự hoặc dân sự, có đóng góp xuất sắc đối với nước Pháp.
Giáo sư Ngô Bảo Châu mới đây cũng được nhà nước Pháp trao tặng Bắc đẩu Bội tinh.
Theo VNE
Thời lính ở VN của tân ngoại trưởng Mỹ
Được Tổng thống Barack Obama đề cử và Thượng viện Mỹ thông qua, ông John Kerry chính thức trở thành Ngoại trưởng Mỹ từ ngày 1/2, thay thế bà Hillary Clinton. Cựu chiến binh phản đối gay gắt cuộc chiến Việt Nam này được đánh giá là sẽ theo đuổi một chiến lược ngoại giao ôn hòa.
Tên đầy đủ của Thượng nghị sĩ John Kerry là John Forbes Kerry, thành viên của đại gia đình Forbes nổi tiếng với nhiều ấn phẩm truyền thông liên quan đến kinh doanh mà nổi bật là tạp chí Forbes. Cha ông là Richard Kerry, một nhân viên ngoại giao, từng làm việc ở Phòng quan hệ đối ngoại của Liên Hợp Quốc.
John Kerry (ngoài cùng bên phải) cùng các đồng đội trên chiếc thuyền nhỏ vào những năm 1960 trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam
John Kerry nhập ngũ trù bị hải quân năm 1966, đến giai đoạn 1968-1969 ông là sĩ quan thường trực trong 4 tháng của một đội chiến thuyền Swift Boat ở Việt Nam. Ông được tặng các huy chương chiến đấu như Sao Bạc, Sao Đồng và ba Tim Tím.
John Kerry (người cao nhất) cùng đồng đội trong đội thuyền chiến Swift Boat thời chiến tranh Việt Nam
John Kerry nhận huy chương Trái tim tím
Trở về Hoa Kỳ, Kerry gia nhập hội Cựu chiến binh Việt Nam chống chiến tranh và đóng vai trò phát ngôn viên.
John Kerry và các đồng đội đang lắng nghe Thượng nghị sĩ Ted Kennedy trong thời gian cựu chiến binh Mỹ biểu tình phản đối chiến tranh vào tháng 5/1971
Năm 1971, ông là cựu binh đầu tiên chất vấn Ủy ban Đối ngoại Thượng viện về chiến tranh Việt Nam và nhận được nhiều sự ủng hộ khi hỏi thẳng "Làm sao các ngài có thể đòi hỏi một người trở thành nhân vật cuối cùng phải chết vì sai lầm của các ngài?".
Trong buổi họp báo chung tại Washington, các cựu chiến binh Mỹ phản đối chiến tranh và gia đình những tù binh chiến tranh đòi Tổng thống Nixon chấp nhận bản đề xuất hòa bình 7 điểm do Việt Nam đưa ra
John O'Neil và John Kerry đang tranh cãi về chiến tranh Việt Nam cùng với người dẫn chương trình Dick Cavett (giữa) vào ngày 24/9/1971
John Kerry lắng nghe người bạn David Thorne trong cuộc biểu tình phản chiến của cựu chiến binh Mỹ vào tháng 4/1971
Từ 1991-1993, khi giữ chức Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, John Kerry đã chuẩn bị nhiều tài liệu về Việt Nam để đến năm 1994, Thượng viện thông qua đề nghị của ông và John McCain yêu cầu gỡ bỏ cấm vận Việt Nam. Đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình bình thường hóa Việt - Mỹ. Năm 1995, dưới thời Tổng thống Bill Clinton, Mỹ chính thức nối lại quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
John Terry đang thảo luận cùng Thượng nghị sĩ Ted Kennedy trong thời Chiến tranh Việt Nam
Theo 24h
Mỹ ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ ủng hộ quyết định của Philippines đưa yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở biển Đông ra tòa quốc tế. Tờ Inquirer ngày 29.1 dẫn lời Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Carlos Sorreta cho hay: "Các thành viên quốc hội Mỹ bày tỏ ủng hộ cao độ đối với nỗ lực giải quyết...