“Bà tiên già” của trẻ vùng cao
Ở sân chơi của khu tập thể quân đội, ngõ số 8 phố Hoa Lư ( Hai Bà Trưng, Hà Nội) có một hình ảnh vô cùng quen thuộc, đó là một bà già cả ngày ngồi mải miết đan len.
Đó là bà Trương Thị Huế (67 tuổi), thượng úy quân đội về hưu. Từ đôi tay không nghỉ của mình, bà Huế đã đan được 1.500 chiếc mũ ấm để gửi tặng trẻ em nghèo vùng cao…
Bốn mùa… đan mũ
Trong cái nắng hao hao của mùa đông, bà Huế ngồi trên chiếc ghế đá ở sân chơi tập thể quân đội. Nói chuyện với tôi, tay bà vẫn thoăn thoắt móc những mũi đan điệu nghệ vào nhau. Không cần nhìn, nhưng tấm len trên tay vẫn dài ra, thành hình đều đặn mà không bao giờ bị nhầm một mũi nào.
Bà Trương Thị Huế bên mâm cơm đạm bạc ngày cuối năm. Ảnh: G.T
Bà tâm sự: “Tôi biết đan len từ khi 17 tuổi, lúc tôi đó bắt đầu vào bộ đội (năm 1971), trong thời gian huấn luyện, tôi học được của các chị cùng đơn vị”. Vốn xuất thân từ gia đình lao động, với thời gian rèn luyện trong môi trường quân ngũ nên chẳng bao giờ bà Huế nghỉ tay. Khăn, mũ, áo… và hầu như tất cả những đồ len của bà và người thân đều do đôi bàn tay khéo léo của bà đan nên.
Mấy chục năm qua, biết bà khéo tay, những người ở trong khu tập thể cứ bảo nhau mua len rồi chuyển đến cho bà đan áo, mũ, khăn… “Tiếng lành đồn xa”, không ít người cũng tìm đến thuê bà đan khăn, áo. Khoảng 3 năm trở lại đây, do sức khỏe yếu, bà đã từ chối việc đan thuê và chỉ tập trung vào đan mũ ấm làm quà tặng cho học sinh vùng cao.
Bà nói: “Tôi xem tivi hay đọc báo cứ thấy cảnh trẻ em vùng cao co ro trong giá rét, không có áo ấm, mũ ấm để đội nên thương lắm. Từ đó tôi nghĩ đến việc sẽ tự tay đan những chiếc mũ len gửi tặng cho các cháu”.
Ngày ngày bà Huế vẫn cần mẫn đan mũ len để tặng trẻ em vùng cao. Ảnh: G.T
Giọng đều đều, bà Huế kể tiếp: “Tôi chẳng nghĩ xa xôi gì, chỉ thấy giờ mình đã có tuổi nhưng sức khỏe vẫn tốt, vẫn còn đan được. Ban đầu, cứ mỗi kỳ lĩnh lương hưu, tôi lại trích ra 1 triệu đồng để đi mua len về đan. Khi nào đủ 100 cái mũ thì tôi lại đóng gói cẩn thận, rồi có đoàn từ thiện nào của Báo NTNN, hoặc phường, hay cá nhân đứng ra quyên góp thì tôi mang đi tặng”.
Nhẩm tính đến thời điểm này, số lượng mũ len bà Huế đan tặng cho trẻ em nghèo đã lên tới con số 1.500 chiếc. Nhưng chiếc mũ ấm mang theo tình yêu thương của “bà tiên già” ở Hà Nội đã sưởi ấm cho trẻ em ở rất nhiều tỉnh thành như: Hà Giang, Điện Biên, Yên Bái, Lai Châu… Sau này, biết bà Huế làm việc thiện nên có một số nhà hảo tâm đã tự mua len rồi mang đến để bà đan mũ cho trẻ em vùng cao.
Cũng vì đem mũ len lên vùng cao tặng cho trẻ em mà bà Huế đã có lần suýt… mất mạng. Bà kể: “Lần đó, tôi mang 300 cái mũ đi Đồng Văn (Hà Giang) cùng Hội Tích thiện để tặng cho các cháu vùng cao. Mọi chuyện rất thuận lợi, các cháu nhận được quà vui lắm. Hầu như đứa trẻ nào cũng đội ngay vào đầu, có cháu còn xin thêm mũ mang về cho em ở nhà vì em bé quá không đến trụ sở xã nhận quà được. Nhìn bọn trẻ ấm áp vì những cái mũ len của mình đan mà tôi quên hết mọi mệt mỏi, chỉ cầu trời mình có đủ sức khỏe để đan được nhiều mũ hơn nữa cho những đứa trẻ này. Nhưng đó cũng là một chuyến nhớ đời, khi chiếc xe 7 chỗ của chúng tôi đang xuống dốc, đã đâm ra ta luy đường. May mà anh lái xe phanh kịp, chiếc xe khi đó đã treo nơi miệng vực, phải gọi xe khác đến kéo mới thoát được”.
Chuyến đi suýt bị lao xuống vực cũng làm bà sợ mất mấy hôm nhưng sau đó, hễ có người mời đi từ thiện là bà lại đóng tiền xe, tiền ăn và bọc những chiếc mũ len xinh xắn do chính tay mình đan để lên đường, vượt dốc đến với các bản làng xa xôi, vất vả.
Việc gì cũng làm, cái gì cũng chia
Không chỉ được coi là “bà tiên già” của trẻ vùng cao, nhắc đến bà Trương Thị Huế nhiều người còn nhớ đến một phụ nữ bé nhỏ nhưng dẻo dai, chịu khó, ai nhờ gì cũng nhiệt tình giúp đỡ. Bà đùa, liệt kê thu nhập và công việc của bà có thời điểm đã thành danh sách khá dài: Ngoài lương hưu thượng úy bà có lương lao công ở Báo NTNN, bà làm đánh máy chữ, đan len thuê, nấu rượu, nuôi lợn…
Bà Huế kể: “Hồi trong quân đội, tôi làm quân nhân đánh máy cho các thủ trưởng ở Tổng cục Chính trị. Rất nhiều văn bản của bác Lê Khả Phiêu ký, tôi đều được phân công đánh máy và luôn hoàn thành nhiệm vụ. Đến năm 1990, tôi về hưu với quân hàm thượng úy. Qua bạn bè giới thiệu, tôi vào làm hợp đồng đánh máy chữ ở Báo NTNN. Được một thời gian thì máy vi tính ra đời và dần thay thế máy đánh chữ trong việc làm báo. Cơ quan phân công tôi làm tạp vụ, hôm nào 5 giờ sáng tôi cũng có mặt ở cơ quan để dọn dẹp, chuẩn bị bữa ăn trưa cho mọi người trong tòa soạn”.
Bây giờ, ở tuổi 67, bà Huế vẫn là một cựu chiến binh nhiệt tình trong công tác giữ gìn an ninh trật tự. Tuổi đã cao nhưng bà vẫn hăng say làm việc xã hội với suy nghĩ, việc gì cũng làm miễn là còn đủ sức khỏe và nhận thấy có ích cho mọi người.
Chuyến đi suýt bị lao xe xuống vực cũng làm bà sợ mất mấy hôm nhưng sau đó, hễ có người mời đi từ thiện là bà lại đóng tiền xe, tiền ăn và bọc những chiếc mũ len xinh xắn do chính tay mình đan để lên đường, vượt dốc đến với các bản làng xa xôi vất vả.
Chia sẻ về cuộc sống riêng tư, bà Huế cho biết: bà về hưu được 4 năm mới… lấy chồng. “Ông nhà tôi có đàn con riêng rồi, tôi thì không kịp có với ông ấy mụn con nào cả” – bà Huế buồn buồn tâm sự.
Thấy cô con gái riêng của chồng có hoàn cảnh khó khăn, bà đã cắt cho cô ấy phần đất rộng hơn ở căn hộ của mình. Bà chỉ giữ lại cho mình 10m2 đất nhỏ nhắn, rồi xây lên 3 tầng để ở. “Biết là ở thủ đô tấc đất, tấc vàng nhưng mình có lương hưu, lại đi làm thêm bao nhiêu năm cũng tiết kiệm được một khoản phòng thân lúc tuổi già. Ăn uống giờ có đáng bao nhiêu đâu, chia sẻ được cho người khác, một chút thôi cũng bớt cho họ nhiều khó khăn”- bà nói.
Phục vụ trong quân đội 20 năm và có đến 27 năm gắn bó với “gia đình” Báo NTNN, trải qua 5 đời Tổng Biên tập, với hàng trăm phóng viên, biên tập viên, bà Trương Thị Huế luôn nhận được sự tôn trọng của mọi người. Bởi với bà, hết lòng giúp đỡ người khác là một sự cho đi không tính toán. Bà không chỉ dùng bàn tay của mình để sưởi ấm những mái đầu em nhỏ nơi vùng cao, mà dùng cái tâm của mình giúp người khác giữa đời thường.
Theo danviet.vn
Dân Hà Nội xôn xao vì nhà cao tầng rung lắc lúc rạng sáng vì động đất
Trung tâm Động đất châu Âu-Địa Trung Hải cho biết, trận động đất mạnh 6 độ richter này có tâm chấn ở độ sâu 10km, nằm cách thủ đô Vientiane, Lào khoảng 219km. Nhiều người dân ở Hà Nội cũng cảm nhận được sự rung lắc.
Theo hãng tin Reuters, dư chấn của trận động đất đã xảy ra tại các nước láng giềng của Lào, trong đó một đợt dư chấn có mạnh 6 độ richter đã được ghi nhận ở Thái Lan.
Truyền thông dẫn lời các nhân chứng cho biết rung lắc có thể cảm nhận được tại khu vực cách xa tâm chấn hơn 100m km, bao gồm cả một số khu vực tại Việt Nam.
Theo đó, ở Việt Nam khu vực thuộc quận Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội nhiều người cũng cảm nhận được sự rung lắc khi ở trên các tòa nhà cao tầng.
Những dòng trạng thái được người dân Hà Nội chia sẻ trên mạng xã hội về dư trấn trận động đất xảy ra sáng nay.
Vào khoảng 7h sáng 21/11, nhiều người dân tại khu vực trên đặc biết là những căn nhà cao tầng sẽ cảm nhận được sự rõ rệt nhất. Anh Trần Mạnh Quân ở quận Hoàng Mai chia sẻ, khoảng thời gian trên anh đang ngồi tại phòng khách của nhà mình bỗng nhiên cảm thấy sự rung lắc.
Mời quý vị xem video động đất ở Lào rung lắc ở quận Hoàng Mai, Hà Nội tại một căn phòng chung cư
Liên quan đến thông tin trên, sáng cùng ngày, trao đổi nhanh với PV Kiến Thức, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh - Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu cho biết: "Chúng tôi đã nắm được thông tin về việc người dân Hà Nội vừa có cảm giác như bị động đất. Chúng tôi đang thu thập số liệu để đưa ra những thông tin chính xác. Theo tôi nhiều khả năng hiện tượng này ở Hà Nội là do ảnh hưởng của trận động đất có độ lớn 6.1 độ richter xảy ra ở Lào".
Hiện chưa có thông tin về thương vong hai thiệt hại trong trận động đất này.
Trung Vương
Theo kienthuc.net.vn
Hơn 1.000 học sinh Hà Nội tham gia tìm hiểu an toàn giao thông Sáng nay (23/9), Phòng Cảnh sát giao thông số 4 (CSGT) Công an TP Hà Nội tổ chức tuyên truyền pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho hơn 1.000 học sinh Trường Tiểu học Tây Sơn (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Học sinh tiểu học được hướng dẫn đội mũ bảo hiểm đúng cách để an toàn khi tham gia...