‘Bà Thụng nước vối’ ở Bệnh viện K
Ròng rã hơn 1 tháng nay, cứ mỗi tuần 2 lần, bà Nguyễn Thị Thụng (65 tuổi, số nhà 12, ngõ 143/36 Phúc Tân, Hoàn Kiếm, Hà Nội) lại nấu nước vối mang đến cổng Bệnh viện K, Hà Nội phát miễn phí cho bệnh nhân và người nghèo.
Bà Thụng đang phát nước vối miễn phí cho bệnh nhân và người nhà họ trước cổng Bệnh viện K Hà Nội – Ảnh: Anh Lê
Chúng tôi gặp bà Thụng vào một buổi chiều, sau khi bà đã phát hết 50 lít nước vối. Bà Thụng kể, trước kia bà làm nghề bán hàng rong, lang thang trên phố cả ngày, nhiều khi cổ họng khô rát vì khát nước nhưng tiền kiếm chả được bao nhiêu, cũng không dám mua chai nước uống.
Mùa hè năm nay, Hà Nội nóng như đổ lửa, ngồi trong nhà vẫn khó chịu, lòng bà lại nôn nao nghĩ thương những người bệnh trăn trở trong viện, những người đội nắng kiếm cơm như bà ngày xưa, nên bà quyết định đun nước vối phát miễn phí tại cổng Bệnh viện K. Ngày đầu, bà chỉ lo nước vối bị ế, nhưng không ngờ, có cả trăm người xếp hàng, chờ đến lượt, chủ yếu là bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện này và người nhà của họ. Ngoài ra, còn có thêm các bác xe ôm, các em nhỏ bán hàng rong.
Mỗi lần phát nước vối miễn phí, bà Thụng lại dậy từ 4 giờ sáng, nhóm bếp, thổi lửa đun nước rồi để nguội cho kịp giờ đi phát. Buổi sáng từ 9 – 10 giờ, buổi chiều từ 15 – 16 giờ, mỗi lần 50 lít cả nước vối và nước đun sôi để nguội. Vốn tính cẩn thận, nụ vối mua về bà không nấu luôn, mà đãi rửa lại cho sạch. Bà may hai chiếc túi nhỏ bằng bàn tay, cho nụ vối vào đó để nước trong và không có cặn. Xong công đoạn chuẩn bị, bà chở cả chục can nước lỉnh kỉnh trên chiếc xe máy, vượt 3 cây số từ nhà đến cổng Bệnh viện K. Có hôm bận việc, bà ra muộn, nhiều người ngóng trông lại nghĩ bà ốm.
Gặp ai bà cũng mời, cũng cười “nước mát lắm, có tính giải nhiệt, lại dễ uống. Ngày tôi ở đây 2 buổi, các cô cứ xuống”. Nhiều hôm đi vội, nhiều đồ, quên mang theo tiền mua đá, bà đành mua chịu vì sợ mọi người không đã cơn khát. Người nọ truyền tai người kia, người đến xin nước vối của bà Thụng ngày càng đông, nhiều khi phải xếp hàng chờ đến lượt.
Bà Thụng cho biết, chồng bà bị tai biến nằm một chỗ đã 5 năm, một tay bà chăm sóc, việc nhà, cơm nước, giờ thêm công việc phát nước vối miễn phí, tuy bận rộn hơn nhưng bà thấy lòng rất vui vì làm được việc có ích. “Bữa cơm tối của tôi, bây giờ không bao giờ trước 21 giờ và không đi ngủ trước 23 giờ, nhưng tôi quen rồi”, bà Thụng cười vui vẻ.
Mọi người giờ gọi bà bằng cái tên vui “ bà Thụng nước vối”. Mỗi khi cái tên ấy cất lên, bà Thụng lại thêm một lần hồ hởi, phấn chấn. Với bà, cuộc đời này chỉ có ý nghĩa khi được làm công việc hữu ích cho mọi người. Bà mong mình được khỏe mạnh để có thể mang nước vối đến cho mọi người nhiều hơn.
Anh Lê
Theo Thanhnien
Video đang HOT
Hà Nội: Cầu vượt ở bệnh viện K "ra đời" sau bức "tâm thư" đã hoàn thành
Cây cầu vượt trước cổng bệnh viện K (cơ sở Tân Triều, Thanh Trì - Hà Nội) đã hoàn thành và đi vào sử dụng ngày hôm qua (22/7); giúp việc qua đường của bệnh nhân, người nhà cũng như người dân khu vực được an toàn hơn.
Nhiều người qua đường đã lựa chọn đi lên cây cầu vượt này
Cây cầu vượt trên có tổng mức đầu tư khoảng 8 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách, được Sở GTVT Hà Nội lắp đặt, thi công chỉ trong thời gian ngắn và đã hoàn thành, đi vào sử dụng trong ngày hôm qua (22/7).
Cây cầu vượt sau bức "tâm thư" đã được hoàn thành
Công nhân đang hoàn thiện những công việc cuối cùng
Sàn cầu vượt được thiết kế 1 lớp chống trơn trượt
Có mái vòm che nắng, mưa
Lan can thiết kế rất chắc chắn...
Lan can được lắp đặt bằng chất liệu trong suốt, tạo thẩm mỹ cho cây cầu
Mỗi cầu thang lên xuống có 40 bậc bao gồm cả 1 chiếu nghỉ
Theo quan sát, cầu dài khoảng 20m, bắc qua đường 70 (Tân Triều, Thanh Trì - Hà Nội). Phía trên có mái vòm che nắng, mưa; bậc thang lên xuống tại mỗi đầu cầu có 40 bậc bao gồm cả 1 chiếu nghỉ, chia làm 2 nhịp; mặt mỗi bậc cầu thang đều được thiết kế chống trượt và có lan can chắc chắn.
Trao đổi với PV Dân trí trong chiều nay (23/7), nhiều người đi trên cây cầu vượt này đều chia sẻ có cảm giác an toàn hơn, qua đường không phải "nhìn trước, nhìn sau" để tránh xe cộ. Tuy nhiên, nhiều người lại phản ánh, bậc lên xuống của cầu khá dốc, việc "leo" lên cầu tốn nhiều sức và mệt nhọc, nhất là với những bệnh nhân sức khỏe yếu.
Bà Văn cho rằng, cầu thang lên xuống cầu vượt khá dốc sẽ gây khó khăn cho việc đi lại của bệnh nhân có sức khỏe yếu
Bà Dương Thị Văn (58 tuổi, ở Thái Nguyên) chia sẻ: "Tôi vào bệnh viện K để chữa bệnh, từ khi cây cầu này hoàn thành, tôi qua đường lúc nào cũng đi lên cầu. Cảm giác an toàn lắm, không phải nhìn trước, ngó sau để tránh xe cộ nữa. Nhưng bậc lên xuống của cầu khá dốc và cao, nên leo lên cũng mệt lắm, nhất là với những bệnh nhân sức khỏe yếu. Giá họ là xoai xoải nữa ra thì tốt, vì nhìn vẫn còn đất mà".
Ông Long dẫn cháu lên thăm quan cây cầu vượt
Cùng quan điểm với bà Văn, ông Hán Duy Long (62 tuổi, ở Thanh Trì - Hà Nội) cho rằng, cầu thang lên xuống như vậy là dốc và cao quá, chưa thực sự phù hợp với những bệnh nhân có sức khỏe yếu.
Ghi nhận của phóng viên tại cây cầu này, có khá nhiều người khi qua đường đã đi lên cầu. Nhưng một số người có lẽ là "lười leo" nên vẫn bất chấp nguy hiểm để băng qua đường giữa dòng xe lao nhanh vun vút.
Nhiều người "lười leo" lên cầu vượt vẫn băng qua đường bất chấp nguy hiểm
Trước đó, vào cuối tháng 12/2014, một người dân ký tên Bình Nguyên đã gửi "tâm thư" tới Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng "xin" xây cầu vượt bộ hành để qua đường trước cổng bệnh viện K vì chứng kiến nhiều tai nạn xót xa tại đây. Bức thư phản ánh đoạn đường này đông đúc, xe cộ nườm nượp nhưng không có đèn giao thông, vạch kẻ đường, cầu vượt dành cho người đi bộ.
Sau khi đọc "tâm thư", Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu cán bộ của Bộ GTVT và lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội kiểm tra, giải quyết phản ánh của người dân. Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện cũng giao Ban Quản lý dự án 1 của Sở lập dự án làm cầu vượt bộ hành tại khu vực này.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Ăn chè giải nhiệt ngày hè, giật mình nghe chuyện nguyên liệu pha, nấu Mùa hè, ngoài các loại nước giải nhiệt, chè là món ăn được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, để nấu chè, nhiều chủ hàng không ngần ngại mua các loại bột bán sẵn, không nhãn mác, không nguồn gốc xuất xứ. Thạch xanh, đỏ, tím, vàng và các loại đường không có nhãn mác được bày bán tại chợ Hà Đông. Ảnh:...