Ba thanh niên ‘mãn nguyện’ khi nhờ chỉnh ảnh có hồn
Nhờ cộng đồng mạng chỉnh ảnh sao cho có hồn, nam thanh niên nhận cái kết ‘như ý’.
Chia sẻ nhận được hàng chục nghìn lượt thích.
‘Bác nào chỉnh lại mặt ba đứa em có hồn tí được không ạ, em cảm ơn’, mong ước của khổ chủ.
Mong muốn của ba thanh niên.
Và cầu được ước thấy, đúng như mong muốn cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Sự thật về trào lưu nuôi tảo thành thú cưng phổ biển ở Nhật Bản
Những quả cầu tảo cực kỳ quý hiếm tạo nên những con vật nuôi thú cưng ít tốn kém.
Video đang HOT
Sự thật về trào lưu nuôi tảo thành thú cưng phổ biển ở Nhật Bản
Marimo là một dạng sinh trưởng hiếm của tảo Aegagropila linnaei, trong đó thực vật thủy sinh phát triển thành những quả bóng lớn màu xanh lá cây với kết cấu và bề ngoài mềm mịn như nhung.
Giờ đây, Marimo trở thành một kho báu tự nhiên của Nhật Bản, cũng như vật nuôi ngày một phổ biến.
Do hình thức sinh trưởng hình cầu hấp dẫn, tảo Aegagropila linnaei từ lâu đã là một bí ẩn trong sinh học. Loại tảo này chỉ có thể tìm thấy trong một số ít môi trường nước ở 4 quốc gia bao gồm Iceland, Scotland, Estonia và Nhật Bản.
Chúng tồn tại ở dạng sợi trôi nổi tự do phát triển trên đá hoặc bóng xanh có đường kính 40 cm. Marimo mê hoặc các nhà khoa học cũng như những người đam mê tảo trong nhiều thế kỷ.
Sự thật về trào lưu nuôi tảo thành thú cưng phổ biển ở Nhật Bản
Marimo, nghĩa đen là "cây bóng nước", đặc biệt phổ biến ở Nhật Bản. Những con lớn nhất và trông ấn tượng nhất có thể được tìm thấy ở Hồ Akan, phía đông Hokkaido.
Vì lý do nào đó, Marimo đã phát triển đường kính lên tới 40 cm, lớn hơn nhiều so với những quả bóng rêu được tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác.
Theo các chuyên gia, hồ cạn cung cấp các điều kiện cần thiết cho tảo Aegagropila linnaei phát triển mạnh. Vì vậy bên dưới đáy hồ đầy những quả bóng khổng lồ.
Những quả cầu tảo quý hiếm trong nhiều thế kỷ đã mê hoặc người dân Nhật Bản. Người ta bắt đầu kinh doanh, bán những quả cầu đẹp mắt cho khách du lịch. Có thời điểm, giá một quả marimo ở Tokyo lên tới 6.500 USD, tương đương khoảng hơn 150 triệu đồng.
Tuy nhiên, mọi thứ trở nên tồi tệ hơn khi nhà máy nước ở hồ Akan mọc lên khiến nước trong hồ giảm đột ngột làm hàng trăm con marimo bị chết.
Các nỗ lực bảo tồn bắt đầu vào năm 1950, khi những bức ảnh về hàng đống xác chết đăng trên báo quốc gia và gây chấn động dư luận. Hàng chục người đã mua những quả bóng rêutừ Akan đã bắt đầu trả chúng về ngôi nhà tự nhiên. Để tôn vinh lòng hảo tâm của những người này, một Lễ hội Marimo đầu tiên được tổ chức vào ngày 7/10/1950 và đến nay nó trở thành lễ hội diễn ra hàng năm.
Ngày nay, khách du lịch vẫn có thể mua marimo làm quà lưu niệm hay biến chúng thành thú cưng nhưng phần lớn đó là sản phẩm cuộn nhân tạo từ những sợi tơ trôi nổi tự do, không phải loại tự nhiên được hình thành do dòng chảy cuộn dưới đáy hồ
Tuy nhiên, khi chạm vào chúng vẫn mềm mại và mượt mà như những lông tự nhiên, cũng có thể tồn tại suốt đời theo đúng nghĩa đen, nếu được chăm sóc đúng cách.
Marimo là vật nuôi ít cần bảo dưỡng. Tất cả những gì chúng cần là nước và ánh sáng mặt trời. Miễn là chúng có thể lăn lộn và nhận được ánh sáng mặt trời từ mọi phía.
Nếu trên phần thân xuất hiện các đốm nâu, chỉ cần lăn chúng thường xuyên để đảm bảo nhận được đầy đủ ánh sáng mặt trời ở mọi phía hoặc thêm một chút muối, đá là có thể khiến chúng trở nên tươi sáng hơn. Chúng cũng không thích clo, vì vậy hãy sử dụng nước lọc và đảm bảo thay nước vài tuần một lần.
Marimo phát triển rất chậm, tốc độ trung bình khoảng 5 mm mỗi năm, vì vậy để có được một quả cầu tảo khổng lồ như những quả cầu ở đáy hồ Akan sẽ mất hàng thập kỷ. Chỉ cần chăm sóc đúng cách và chờ đợi, chúng sẽ thực sự sống lâu và thậm chí có thể sống lâu hơn bạn.
Vật nuôi Marimo cực kỳ phổ biến ở Nhật Bản, người ta cũng tạo ra một ứng dụng có tên Marimokkori cho điện thoại thông minh giúp người dùng chăm sóc marimo của họ dễ dàng hơn. Tính riêng trên kho ứng dụng của Iphone, đã có hơn 800.000 lượt tải về
Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giả thuyế về lý do tại sao tảo Aegagropila linnaei lại phát triển thành hình quả bóng. Một số người cho rằng đó là một cơ chế bảo vệ. Nếu ở dạng sợi trôi nổi tự do, nó có thể bị cá nuốt, nhưng nếu phát triển theo hình quả bóng, chúng sẽ không bị tổn hại nghiêm trọng khi bị cá ăn trúng.
Cái kết thảm họa của các thanh niên "yếu còn thích ra gió" Khi các thanh niên đã "yếu" lại còn thích thể hiện sức mạnh để rồi nhận phải cái kết thê thảm. Ối giời ơi, bao cát nó đánh tôi. Các chú nhìn cho kỹ vào, anh chỉ làm mẫu một lần thôi đấy. Ô hay, mới đấm một cú mà đã lăn quay thế này rồi. Do bạn quá vụng về hay do...