Ba tháng giành giật sự sống cho bé 8 tuổi sốc sốt xuất huyết nặng
Bệnh nhi 8 tuổi bị sốc sốt xuất huyết độ nặng nhất, tái sốc, trên cơ địa béo phì, chuyên gia cảnh báo nhiều bệnh nhi sốt xuất huyết nặng, tổn thương đa cơ quan.
Ngày 25/7, PGS.TS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết, sau gần 3 tháng chạy đua với tử thần, bệnh viện đã cứu sống bệnh nhi bị sốc sốt xuất huyết nặng, tổn thương đa cơ quan.
Theo đó, nam bệnh nhi Trần Ngọc K.A. (8 tuổi, ngụ tại huyện Hóc Môn, TP.HCM) 4 ngày sốt cao liên tục, từ 39 – 40 độ C, uống thuốc hạ sốt có giảm nhưng sau đó sốt lại.
Sáng ngày thứ 4, bệnh nhi bớt sốt nhưng than mệt, nhức đầu nhiều nên nhập Bệnh viện huyện Hóc Môn trong tình trạng tụt huyết áp kèm cô đặc máu nặng với Hct 51%.
Bệnh nhi được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết nặng, được truyền dịch chống sốc và chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1 để tiếp tục hồi sức vào ngày 25/4.
Theo PGS.TS Phạm Văn Quang, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốc sốt xuất huyết độ nặng nhất, tái sốc, sốc ngày sớm trên cơ địa dư cân béo phì (bé cân nặng 53 kg trong khi cân nặng hiệu chỉnh ở lứa tuổi này chỉ là 26 kg).
Video đang HOT
Bệnh nhi 8 tuổi mắc sốt xuất huyết trên cơ địa béo phì, sốc sốt xuất huyết kéo dài, suy hô hấp kèm tổ thương đa cơ quan được cứu sống sau 3 tháng điều trị. (Ảnh: BVCC)
Tại khoa Cấp cứu, bệnh nhi được hỗ trợ hô hấp, tích cực truyền dịch chống sốc và chuyển vào khoa Hồi sức tích cực để tiếp tục điều trị. Tại đây, bệnh nhi diễn tiến nặng với sốc kéo dài, suy hô hấp kèm tổn thương gan, thận, chức năng đông máu và tăng áp lực ổ bụng nặng.
Để có thể cứu sống bé, các bác sĩ đã đặt nội khí quản giúp thở, truyền dịch, máu, chế phẩm máu liên tục và sử dụng thuốc vận mạch để ổn định huyết động học, tình trạng xuất huyết.
Bên cạnh đó để giải áp tình trạng tăng áp lực ổ bụng nặng, các bác sĩ tiến hành dẫn lưu ổ bụng để cải thiện hô hấp và tưới máu các cơ quan trong ổ bụng.
Tuy nhiên tổn thương các cơ quan vẫn tiếp diễn, nhất là suy gan thận nặng đe dọa tính mạng, bệnh nhi đã được lọc máu liên tục trong vòng 1 tháng mới có thể phục hồi chức năng gan thận.
Sau đó phải mất gần 2 tháng mới có thể cai được máy thở cho bé. Nhưng việc cai máy thở cho bé gặp rất nhiều khó khăn do bệnh nhi sau khi tỉnh táo, cảm thấy sợ hãi, không thở được nếu không có máy thở.
Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng và thân nhân thường xuyên động viên bé cố gắng tập thở cho tốt. Ngày bệnh nhi cai được máy thở cũng là ngày mọi người vỡ òa niềm vui sướng.
Sau gần 3 tháng chạy đua với tử thần, bệnh nhi xuất viện khỏe mạnh về nhà vào ngày 22/7 trong niềm vui, hạnh phúc của các bác sĩ và điều dưỡng khoa Hồi sức tích cực và chống độc.
PGS.TS Phạm Văn Quang cho biết thêm, hiện nay dịch sốt xuất huyết đang tăng cao và có nhiều trường hợp nặng. Bệnh nhi không chỉ nhập viện trong tình trạng trụy tim mạch mà còn có tổn thương đa cơ quan có thể dẫn đến tử vong.
Các bậc phụ huynh phải luôn cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết vì bệnh đang vào mùa. Bệnh nhi sốt cao từ 2 – 3 ngày trở lên phải được đến khám tại cơ sở y tế để phát hiện sớm bệnh sốt xuất huyết và được điều trị kịp thời.
Cứu sống 5 trẻ sốc sốt xuất huyết nặng, tổn thương đa cơ quan
Hai tuần qua, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) đã cứu sống nhiều bệnh nhi sốc sốt xuất huyết nặng, biến chứng suy hô hấp, rối loạn đông máu, suy đa cơ quan...
Trường hợp đầu tiên là bệnh nhi nam T.M.K. (14 tuổi, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long), nhập viện ngày thứ 4 của bệnh, được bệnh viện địa phương cấp cứu, truyền dịch chống sốc theo phác đồ rồi chuyển lên tuyến trên.
Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, các bác sĩ chẩn đoán sốc sốt xuất huyết Dengue nặng ngày thứ 4, tái sốc, sốc kéo dài, tổn thương gan, suy hô hấp, béo phì (cân nặng 72kg). Bệnh nhi tiếp tục được truyền dịch chống sốc, huyết áp động mạch xâm lấn, hỗ trợ thở oxy, thở áp lực dương. Sau đó, các bác sĩ đặt nội khí quản giúp thở cho bệnh nhi, truyền máu, huyết tương tươi đông lạnh, điều trị hỗ trợ gan, dẫn lưu dịch ổ bụng giải áp...
Bệnh nhi T.M.K,14 tuổi, nam, cân nặng 72kg, dư cân, sốc sốt xuất Dengue nặng, được chống sốc, thở máy xâm nhập, dẫn lưu màng bụng. (Ảnh: BV cung cấp)
Trường hợp thứ 2 là bệnh nhi N.K.B.M. (5 tuổi, nam, cân nặng 20kg, ngụ huyện Đức Hòa, Long An), ngày thứ 5 được nhập bệnh viện địa phương trong tình trạng sốc sâu, được truyền dịch chống sốc theo phác đồ, sau đó chuyển Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Bệnh nhi được truyền dịch chống sốc, hỗ trợ hô hấp thở máy, chọc dò dẫn lưu màng bụng giải áp, truyền máu và chế phẩm máu, điều trị hỗ trợ gan, điều chỉnh tan máu.
Hai trường hợp bệnh nhi tiếp theo đều 11 tuổi, dư cân, trú tại Long An và Bến Tre. Cả 2 đều vào sốc ngày 5 của bệnh, biến chứng suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan. Các bác sĩ đã điều trị tích cực với dịch truyền cao phân tử, hỗ trợ hô hấp thở máy không xâm nhập.
Trường hợp thứ 5 là P.N.T.K,., (4 tuổi, nữ, cân nặng 22kg, dư cân, trú tại Hóc Môn, TP.HCM), sau 4 ngày sốt cao liên tục, đến ngày thứ 5 hết sốt, tay chân lạnh nên nhập viện địa phương. Bệnh nhi được truyền dịch chống sốc, sau đó chuyển Bệnh viện Nhi đồng Thành phố trong tình trạng còn biểu hiện sốc sâu, suy hô hấp, xuất huyết tiêu hóa. Sau đó bệnh nhi vẫn diễn tiến nặng, sốc kéo dài, tổn thương gan, thận nặng, suy đa cơ quan, được tiến hành lọc máu liên tục 3 chu kỳ.
BS CKII Nguyễn Trần Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, 3 ngày đầu của bệnh sốt xuất huyết thường sốt cao, tuy nhiên giai đoạn nguy hiểm là 3 ngày sau. Trẻ quấy khóc, bứt rứt khó chịu hoặc li bì, đau bụng, bỏ ăn bỏ bú... Vì vậy cần đặc biệt theo dõi từ ngày thứ 3 để cho trẻ nhập viện.
"Giai đoạn này bệnh có thể diễn tiến thành những biến chứng nặng sốt xuất huyết, có thể biến chứng của tình trạng xuất huyết, tức là chảy máu, có thể chảy máu bất thường, ví dụ chảy máu chân răng, chảy máu mũi, nôn ra máu, đi tiêu ra máu, hoặc đối với bé gái lớn, tuổi thành niên có thể xuất huyết âm đạo ngoài chu kỳ kinh", BS Nam nói.
Đau bụng, chảy máu chân răng, bé trai bị sốc sốt xuất huyết nặng Bệnh nhi tên P. (14 tuổi, Tây Ninh) được người nhà đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Xuyên Á Tây Ninh trong tình trạng đau bụng, chảy máu chân răng Ngày 12.6, ThS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Trâm, Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện đa khoa Xuyên Á Tây Ninh, cho biết ngay khi tiếp nhận tại Khoa Cấp cứu, các bác...