Ba sai lầm khi ăn rau muống nhiều người mắc
Ăn rau muống chưa nấu chín kỹ, ăn rau trái mùa, ăn khi bị vết thương hở… sẽ có hại cho sức khỏe.
Ảnh minh họa
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, trong Đông y, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (khi nấu chín thì lạnh giảm) đi vào các kinh tâm, can, tiểu trường, đại trường, công năng thanh nhiệt, thông đại tiểu tiện, lợi thủy, giải độc khi cơ thể bị xâm nhập các chất độc từ thực phẩm hoặc độc chất do côn trùng… Thành phần trong rau muống gồm 90% nước, còn lại là chất xơ, protein, vitamin C, vitamin E, chất béo, khoáng chất như sắt, kẽm, magie… có lợi cho sức khỏe.
Tuy nhiên, rau muống cần chế biến và sử dụng đúng cách để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Dưới đây là ba sai lầm mọi người hay mắc khi ăn rau muống:
Rau muống chưa nấu chín kỹ
Rất nhiều người thích món rau muống chẻ ăn sống, nộm rau muống hoặc xào tái rau. Tuy nhiên, theo chuyên gia, đây là loại rau được trồng thủy sinh nên có nguy cơ cao nhiễm các loại ký sinh trùng. Đặc biệt loại ký sinh trùng sán lá ruột lớn tên Fasciolopsis buski, dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau muống sống hoặc nấu chưa chín kỹ. Ký sinh trùng này vào thành ruột và gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng.
Ngoài ra, rau muống đứng đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ cao ngộ độc thực phẩm do thói quen nhiều người sử dụng hóa chất trong quá trình trồng trọt. Do đó khi ăn rau muống cần rửa sạch, nấu chín kỹ, nên lựa chọn mua rau muống có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo rau an toàn cho gia đình.
Ăn rau muống khi bị vết thương
Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Mộc Lan cho biết quá trình lành sẹo nhanh hay chậm tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước và độ sâu của vết thương, vết thương có bị bầm dập mô nhiều hay ít, sạch hay bẩn… Dinh dưỡng cũng góp một phần trong quá trình lành sẹo.
Video đang HOT
Theo các nghiên cứu, rau muống có chất madecassol (chất này cũng được tìm thấy nhiều trong rau má) thúc đẩy quá trình phát triển xơ. Đối với những người có cơ địa sẹo lồi, ăn rau muống sẽ khiến cho sẹo lồi hơn. Những người cơ địa bình thường, chất này lại tăng cường quá trình liền sẹo.
Cùng với rau muống, thịt bò cũng là thực phẩm có thể để lại vết sẹo lồi cho người đang có vết thương mềm, bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da. Vì vậy nếu chưa biết cơ địa mình thế nào, tốt nhất không ăn rau muống khi bị vết thương hở. Những người đang điều trị nội khoa, ngoại khoa cũng không được khuyến khích ăn rau muống.
Ăn rau muống trái mùa
Nhìn chung, ăn rau gì trái mùa cũng không thực sự tốt. Mùa rau muống thường vào vụ hè. Tuy nhiên hiện nay, rau muống được trồng quanh năm kể cả khi thời tiết không phù hợp, do sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu.
Các chuyên gia khuyên nên ăn rau quả mùa nào thức nấy. Nếu muốn ăn rau sạch trồng trái mùa, giá thường đắt gấp 3-5 lần so với rau thông thường.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Những sai lầm khi ăn rau muống cần loại bỏ ngay tránh rước họa vào thân
Rau muống là thực phẩm phổ biến trong mâm cơm của nhiều gia đình Việt. Song khi sử dụng bạn cần lưu ý những điều sau để tránh rước họa vào thân.
Rau muống là thực phẩm được nhiều người yêu thích - Ảnh: Minh họa
Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt... nên ăn rau muống đúng cách sẽ loại bỏ được độc tố.
Theo Tây y, rau muống có nhiều chất như: Chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và vitamin C, threonin, valin, leucin... Đây là những axit amin cần thiết cho cơ thể, tốt cho những người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm. Nó cũng giúp mọi người phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Đặc biệt, ăn rau muống đúng cách tốt cho phụ nữ mang thai bởi nguồn sắt dồi dào trong rau muống rất tốt cho những người mắc bệnh thiếu máu và phụ nữ mang thai.
Với bệnh nhân loãng xương đơn thuần, huyết áp thấp, ăn rau muống vẫn tốt vì có hàm lượng canxi cao.
Tuy giàu dinh dưỡng như vậy nhưng không phải ai cũng thích hợp để ăn loại rau này. Trong đó nhóm những người sau không nên ăn rau muống:
- Ăn rau muống sống hoặc chưa chín kỹ
Nhiều người thích ăn món rau muống chẻ hoặc xào tái. Tuy nhiên, rau muống, đặc biệt khi trồng thủy sinh, có thể chứa sán lá ruột lớn và nhiều loại kí sinh trùng khác. Nếu ăn rau muống còn sống hoặc chưa được nấu chín có thể bị nhiễm sán hoặc đưa ký sinh trùng vào cơ thể.
- Ăn rau muống khi đang có vết thương hở
Những người có vết thương hở trên da không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào. Điều này sẽ dẫn đến sẹo lồi làm mất thẩm mỹ.
- Ăn rau muống khi bị suy nhược
Những người suy nhược cơ thể nặng, thể hư hàn cũng không nên ăn rau muống vì có thể làm tình trạng bệnh thêm nặng.
- Ăn rau muống khi uống thuốc đông y
Với nhiều thầy thuốc y học cổ truyền, họ thường yêu cầu người bệnh phải kiêng ăn rau muống. Rau muống sẽ làm giã thuốc, nhất là khi trong thuốc có vị độc cần thiết để chữa bệnh (độc trị độc) và sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.
- Ăn rau muống khi bị gout, sỏi thận
Những người mắc chứng gout, viêm nhiễm đường tiết niệu. Sỏi thận, người huyết áp cao không nên ăn rau muống.
- Ăn rau muống khi bị đau khớp
Những người đau xương khớp, bị viêm đau nên hạn chế ăn rau muống vì nó sẽ khiến chỗ đau thêm tê nhức.
- Ăn rau muống trái mùa
Mùa rau muống thường có nhiều vụ hè. Tuy nhiên, hiện nay, rau muống được trồng quanh năm, ngay cả khi thời tiết không phù hợp. Nhiều nơi, người trồng sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu để giúp rau muống trái vụ trông vẫn đẹp.
Quỳnh Chi
Theo ĐSPL
Ba món không nên ăn với tỏi Tỏi không nên kết hợp với thịt gà, cá trắm, thịt chó bởi tính nóng của tỏi sẽ sinh trướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ. Thịt gà Theo lương y Bùi Đắc Sáng, thịt gà tính cam (ngọt), ôn (ấm), tỏi có tính nóng (đại nhiệt), nên việc kết hợp thịt gà và tỏi khiến món ăn thêm tính nóng, dẫn đến khó...