Bà Rịa-Vũng Tàu khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh từ 1/9
Bà Rịa- Vũng Tàu cho phép các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại dịch vụ; các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, vui chơi, giải trí và cuộc sống, sinh hoạt của người dân trở lại bình thường.
Căn cứ tình hình thực tế và kết quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, để tiếp tục thực hiện có hiệu quả mục tiêu kép “triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trong phòng chống dịch và hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội,” Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định tháo dỡ lệnh tạm dừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh từ ngày 1/9.
Cụ thể, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho phép tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại dịch vụ; các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, vui chơi, giải trí và cuộc sống, sinh hoạt của người dân được trở lại bình thường.
Tỉnh thực hiện dỡ bỏ giãn cách và giới hạn số chỗ ngồi trên các phương tiện vận tải hành khách ( xe buýt, xe chở khách, taxi, tàu hỏa, tàu thủy…) nhưng phải thực hiện các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Giao thông Vận tải.
Video đang HOT
Các cơ quan, đơn vị, địa phương được phép tổ chức các cuộc họp, hội nghị, các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội nhưng phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch.
Ủy ban Nhân dân tỉnh giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị sẵn kịch bản cách ly theo từng khu vực, đề phòng khi có trường hợp mắc bệnh trong cộng đồng.
Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở chịu trách nhiệm xây dựng phương án làm việc cho cơ quan, đơn vị mình một cách phù hợp, bảo đảm an toàn cho cán bộ, nhân viên, người lao động.
Đối với các sự kiện quan trọng phục vụ mục đích chính trị, kinh tế, xã hội phải báo cáo xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền (Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh); đồng thời thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như đeo khẩu trang, sát trùng tay, ngồi giãn cách, thực hiện giám sát về y tế, không tổ chức liên hoan, tiệc mừng.
Các địa phương tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức tự giác, không được chủ quan lơ là, thực hiện đầy đủ khuyến cáo của Chính phủ, Bộ Y tế về phòng chống dịch COVID-19.
Trong dịp Lễ 2/9, Ủy ban Nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Du lịch tiếp tục tuyên truyền cho du khách thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế./.
Bộ Xây dựng chuyển quyền đại diện chủ sở hữu 4 Tổng Công ty về SCIC
4 Tổng Công ty vừa được Bộ Xây dựng chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC gồm: Sông Đà, Vật liệu xây dựng số 1, Đầu tư nước và Môi trường Việt Nam, Tư vấn Xây dựng Việt Nam.
Ảnh chỉ có tính chất minh họa. (Nguồn: Hùng Võ/Vietnam )
Bộ Xây dựng vừa chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 4 Tổng Công ty (gồm Sông Đà, Vật liệu xây dựng số 1, Đầu tư nước và Môi trường Việt Nam, Tư vấn Xây dựng Việt Nam) sang Tổng Công Ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) theo Quyết định số 908/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Tại Quyết định số 908 về việc phê duyệt Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc tuân thủ pháp luật, công khai, minh mạch trong quá trình thoái vốn, đảm bảo hoàn thành thoái vốn theo lộ trình và tỷ lệ vốn nhà nước cần thoái vốn tại các doanh nghiệp.
Theo đó, Bộ Xây dựng có 1 doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020 là Tổng công ty lắp máy Việt Nam-Công ty cổ phần. Tỷ lệ vốn nhà nước còn lại sau khi thoái vốn (% vốn điều lệ) là 51%.
Đối với doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu thoái vốn trước ngày 30/11/2020; không hoàn thành thoái vốn thì hoàn thành chuyển gia về SCIC trước 31/12/2020, Bộ Xây dựng có 4 doanh nghiệp, gồm: Tổng công ty cổ phần Sông Hồng; Tổng công ty Xây dựng Hà Nội; Tổng công ty xây dựng số 1-Công ty cổ phần; Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng có 5 doanh nghiệp chuyển giao về SCIC để thực hiện thoái vốn, hoàn thành chuyển giao trước 31/8/2020, gồm: Tổng công ty Cơ khí xây dựng; Tổng công ty Tư vấn xây dựng Việt Nam; Tổng công ty Vật liệu xây dựng số 1; Tổng công ty Sông Đà; Tổng công ty Đầu tư Nước và Môi trường Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết thực hiện chủ trương chung của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua, hiện các công việc liên quan giữa Bộ Xây dựng và SCIC đã được làm rõ trên tinh thần đảm bảo không làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tuân thủ các quy định hiện hành.
Khẳng định các Tổng Công ty chuyển giao nêu trên đều là các Tổng Công ty có lịch sử và bề dày gắn bó với Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh bày tỏ mong muốn dưới sự quản lý phần vốn nhà nước của SCIC, các Tổng Công ty sẽ hoạt động tốt hơn, đáp ứng được định hướng của Nhà nước và doanh nghiệp./.
Khahomex thoái khoản đầu tư vào DIC Corp thu về khoảng 200 tỷ đồng Khahomex đã hoàn thành việc thoái vốn tại DIC Corp vào giữa tháng 5 và thu về khoảng 200 tỷ đồng. CTCP Đầu tư và Dịch vụ Khánh Hội (Khahomex, UPCoM: KHA) vừa thông báo đã hoàn tất bán ra toàn bộ hơn 15,96 triệu cổ phiếu, tương đương 5,06% cổ phần Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, HoSE:...