Bà Rịa-Vũng Tàu cần có sự bứt phá về tư duy, quy hoạch
Chiều 27/4, Đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương làm Trưởng Đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu.
Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: TTXVN
Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng đánh giá tỉnh đã bám rất sát tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra, đồng thời, có chương trình hành động và tổ chức triển khai thực hiện có tính đến kết nối với toàn quốc. Những chỉ số tăng trưởng quý I/20201 rất tích cực của tỉnh đã phản ánh rất rõ.
Tuy nhiên, theo đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, tỉnh chọn phát triển kinh tế dựa vào 4 trụ cột là công nghiệp-cảng biển, logistics, du lịch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là lựa chọn đúng nhưng chưa đủ. Cụ thể, tỉnh cần đặt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương để phấn đấu trong thời gian tới. Do vậy cần có bứt phá về tư duy, quy hoạch và đảm bảo kỷ cương về quy hoạch… để hướng tới trở thành thành phố trực thuộc trung ương.
Video đang HOT
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng lưu ý tỉnh cần xem xét đặt mục tiêu thu hút các nhà đầu tư chiến lược trong nước; trong chuyển đổi số tỉnh cần có Nghị quyết chuyên đề vì đây là vấn đề lớn, cần có sự thay đổi tư duy mạnh mẽ. Ngoài ra, tỉnh cần lựa chọn cách tiếp cận, phát triển riêng của Bà Rịa-Vũng Tàu và chuẩn bị, sẵn sàng các điều kiện cho phát triển là rất quan trọng.
Tại buổi làm việc, các thành viên Đoàn công tác đánh giá cao kết quả tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đạt được sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII, có sự đổi mới rất rõ ràng. Tỉnh cũng đã xây dựng chương trình công tác, chương trình hành động cụ thể, sát thực tế; đồng thời, nhất trí tỉnh cần dốc sức đầu tư cho hạ tầng: điển hình là các trục giao thông Vũng Tàu-Long Hải, trục Long Thành-Cái Mép-Thị Vải vì Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ là trung tâm logistics thời gian tới.
Tỉnh cũng cần quan tâm đến loại hình năng lượng LNG (khí hóa lỏng)-loại hình năng lượng mới đang được các nhà đầu tư quan tâm hơn. Trong công tác xây dựng Đảng, tỉnh cần tăng cường hơn công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo tính khoa học trong chương trình hành động; cần nghiên cứu những điểm mới trong thể chế để tạo đột phá.
Trong quý I/2021, kinh tế của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vẫn duy trì được sự tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2020. Một số chỉ tiêu kinh tế đạt kết quả nổi bật như: tổng thu ngân sách nhà nước đạt hơn 22.000 tỉ đồng (đạt 33,4% dự toán và tăng 6,7% so với cùng kỳ); dịch vụ cảng phát triển mạnh mẽ với tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 18,46 triệu tấn, tăng 4,23% so với cùng kỳ (đạt 37% kế hoạch năm), doanh thu tăng 9,59% so với cùng kỳ (đạt 24,68% kế hoạch năm); kim ngạch nhập khẩu tăng 25,6%; hoạt động thương mại phục hồi khá và ngành nông nghiệp duy trì ổn định sản xuất với giá trị sản xuất tăng 3,75% so với cùng kỳ…
Khơi dậy tiềm năng phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao ở huyện Hoằng Hóa
Phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao (CNC), nông nghiệp sạch nhằm mục đích nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Đây cũng là một trong 4 chương trình trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hoằng Hóa lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra nhằm bắt kịp xu thế, tạo ra những đột phá mới, bảo đảm nông nghiệp phát triển bền vững.
Nông dân chăm sóc bầu hồ lô xuất khẩu được trồng tại HTX sản xuất nông nghiệp sạch Hoằng Đạo.
Khu nông nghiệp CNC ở thôn Nhân Đạo, xã Hoằng Đạo, trước kia vốn là vùng đất cát pha bạc màu, bị bỏ hoang nay đã trở thành khu nông nghiệp khá hiện đại với nhà màng, nhà lưới. Chị Lê Thị Quyên "bà chủ" của HTX sản xuất nông nghiệp sạch Hoằng Đạo, chia sẻ: Tháng 7-2019, chị thuê của xã Hoằng Đạo 2 ha đất đang bị bỏ hoang để đầu tư mô hình nông nghiệp CNC. Sau khi thuê đất, vợ chồng chị tập trung san lấp mặt bằng, đào ao, bón phân cải tạo lại ruộng đất và xây dựng, lắp đặt hệ thống nhà lưới, nhà màng với diện tích 10.000m2 để sản xuất các loại cây trồng hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Với kinh nghiệm sẵn có, sau 2 năm đầu thực hiện, chị lựa chọn cây trồng chính là dưa Kim Hoàng hậu, đan xen, kết hợp nhiều cây rau màu khác. Kết quả đạt được cũng ngoài mong đợi khi từng lứa, từng lứa cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Chị Quyên nhẩm tính, mỗi năm trừ các chi phí, khu nông nghiệp CNC này mang lại cho gia đình gần 400 triệu đồng tiền lãi, đồng thời tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động và nhiều lao động thời vụ khác. Vụ xuân năm nay, HTX chuyển sang trồng nha đam và bầu hồ lô xuất khẩu theo hình thức liên kết... Mô hình sản xuất của HTX sản xuất nông nghiệp sạch Hoằng Đạo là một trong những mô hình đi đầu trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC ở huyện Hoằng Hóa.
Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoằng Hóa, toàn huyện có 3 ha nhà màng, 5 ha nhà lưới, tập trung tại các xã: Hoằng Đạt, Hoằng Đạo, Hoằng Thắng, Hoằng Hợp...; có 61 ha sản xuất cây rau, củ, quả, cây dưa đã áp dụng tiêu chuẩn VietGAP tại các xã Hoằng Giang, Hoằng Hợp, Hoằng Thắng,... trong đó một số chuỗi sản xuất và tiêu thụ rau quả VietGAP đã được hình thành. Toàn huyện đã hình thành được 3 vùng sản xuất tập trung, gồm: Vùng sản xuất giống lúa lai F1 và khảo nghiệm giống lúa mới tại các xã Hoằng Quỳ, Hoằng Sơn (62 ha); vùng sản xuất súp lơ xanh, bắp cải, cà rốt tại các xã Hoằng Thành, Hoằng Lưu, Hoằng Đạo (52 ha); vùng liên kết sản xuất khoai tây tại các xã Hoằng Đạo, Hoằng Thắng, Hoằng Phong, Hoằng Lưu, Hoằng Ngọc, Hoằng Đông, Hoằng Thanh (quy mô từ 300 đến 350 ha/năm). Trong quá trình sản xuất, nhiều kỹ thuật, CNC đã được ứng dụng, góp phần nâng cao giá trị sản xuất. Theo tính toán, hiệu quả kinh tế đối với diện tích sản xuất trồng trọt quy mô lớn, diện tích ứng dụng CNC, các sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP được cung ứng theo chuỗi đều cao hơn so với sản xuất thông thường từ 1,2 cho đến 2 lần.
Không chỉ trồng trọt, nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước lợ cũng là lĩnh vực lợi thế của huyện ven biển Hoằng Hóa khi "sở hữu" 1.832,4 ha NTTS ở 17 xã với 891 cơ sở NTTS. Điểm nổi bật trong NTTS của huyện trong những năm gần đây đó là việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào NTTS, tạo ra sự tăng trưởng cao và trở thành mũi nhọn của ngành nông nghiệp. Đặc biệt nhất phải kể đến diện tích nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng theo hướng CNC đã đạt 229,2 ha (gấp 2 lần so với năm 2015), trong đó diện tích nuôi siêu thâm canh ứng dụng CNC đã đạt 18,9 ha tại các xã Hoằng Yến, Hoằng Hà, Hoằng Châu, Hoằng Lưu, Hoằng Phụ. Hình thức nuôi siêu thâm canh ứng dụng CNC đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn và kiến thức khoa học - kỹ thuật...
Những dấu ấn trong phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC ở huyện Hoằng Hóa là minh chứng sinh động nhất góp phần mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của địa phương, nhằm khai thác, phát huy tốt tiềm năng đất đai, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, về cơ bản sản xuất nông nghiệp trong huyện vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ; diện tích đất được tích tụ, tập trung để tổ chức sản xuất quy mô lớn so với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp còn thấp; hiện tượng nông dân không thiết tha với sản xuất có biểu hiện gia tăng; tích tụ tập trung đất đai gặp nhiều khó khăn do tư tưởng giữ ruộng chờ có dự án; chưa có nhiều tổ chức, cá nhân đầu tư để phát triển sản xuất nông nghiệp... Các mô hình liên kết, sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi còn thiếu tính bền vững. Một số diện tích đất được tích tụ, tập trung nhưng lại hạn chế về vốn, nguồn nhân lực nên chưa phát huy được hiệu quả, chưa tạo ra đột phá trong phát triển...
Trước thực tế đó, tháng 11-2020, khi ban hành Chương trình Phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng CNC, nông nghiệp sạch, giai đoạn 2020-2025, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hoằng Hóa xác định mục tiêu: Xây dựng nền sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn, ứng dụng CNC và nông nghiệp sạch theo hướng sản xuất hàng hóa, có sức cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống nông dân gắn với xây dựng nông thôn mới... Huyện phấn đấu đến năm 2025, diện tích sản xuất nông nghiệp quy mô lớn đạt 1.250 ha (diện tích đạt tiêu chí do UBND tỉnh quy định 880 ha; diện tích đạt tiêu chí của huyện 370 ha); diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC và theo hướng CNC đạt tiêu chí do UBND tỉnh quy định 880 ha; diện tích sản xuất được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, tiêu chuẩn hữu cơ hoặc tương đương 200 ha ở cả 3 lĩnh vực trồng trọt, thủy sản và chăn nuôi...
Huyện đề ra nhiều nhóm giải pháp, trong đó quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng CNC, nông nghiệp sạch, tăng cường quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp. Trên cơ sở quy hoạch vùng huyện, các xã, thị trấn tiến hành lập quy hoạch chung giai đoạn 2020-2030, trong đó có các vùng sản xuất trồng trọt, thủy sản, chăn nuôi gắn với quy hoạch hệ thống hạ tầng đồng bộ về giao thông, thủy lợi, điện đáp ứng sản xuất quy mô lớn; lựa chọn các sản phẩm chủ lực, sản phẩm lợi thế để đưa vào quy hoạch. Do huyện đang tiến hành đô thị hóa nông thôn và phấn đấu trở thành thị xã trước năm 2030 nên ưu tiên thu hút đầu tư vào trồng trọt và nuôi trồng, khai thác thủy sản, đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại phải xem xét cân nhắc thận trọng khi chọn vùng quy hoạch và thu hút đầu tư để đảm bảo môi trường và phát triển bền vững. Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp, đề cao vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân, HTX, tổ hợp tác và nông hộ, cá nhân sản xuất lớn, tạo môi trường thuận lợi để khơi dậy sức sản xuất, phát huy tối đa năng lực, vai trò của mỗi tổ chức, cá nhân; hỗ trợ doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong việc tiếp cận đất đai. Đồng thời, từng bước đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, trọng tâm là phát triển các vùng trồng trọt là thế mạnh, nuôi trồng và khai thác thủy sản là mũi nhọn để khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất và thu hút đầu tư...
Các kế hoạch, chỉ tiêu từng năm, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể của từng ngành, địa phương, đơn vị và các cơ chế, chính sách, đề án đã và đang được triển khai thực hiện. Hy vọng với sự quan tâm tích cực đó sẽ khơi dậy tiềm năng phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng CNC, xây dựng được nhiều mô hình hiệu quả, tạo "đòn bẩy" phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện ven biển Hoằng Hóa.
Là đại biểu nhân dân, phải luôn quán triệt 'Dân là gốc' La ngươi đai biêu cua nhân dân thi trên moi hoat đông, cương vi công tac luôn phai quan triêt quan điêm dân la gôc, la trung tâm; phai lăng nghe, thâu hiêu va phai xuât phát từ lợi ích, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Học viện Chính trị quốc...