Bà Phương Hằng từng nhận bằng giáo sư danh dự, là diễn giả talk show với 2 triệu lượt xem
Nổi tiếng với lượng livestream với hơn 500.000 lượt xem trong một tối, bà Phương Hằng từng là diễn giả trong buổi talk show với 2 triệu lượt xem và là giáo sư được cấp bằng từ trường đại học của Mỹ.
Bà Nguyễn Phương Hằng, Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Đại Nam. (Ảnh: FBNV).
Thời gian gần đây, bà Nguyễn Phương Hằng trở thành nhân vật đáng chú ý khi đăng tải một livestream có tới hơn 500.000 lượt xem. Nội dung đi thẳng trực diện vào vấn đề “bóc mẽ” một số hành vi của một nhóm người trong giới giải trí, trong đó có sự nhắc tên của các nghệ sĩ nổi tiếng như Hoài Linh, Vy Oanh…
Trong một video đăng tải trên YouTube, bà Nguyễn Phương Hằng, Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Đại Nam, tiết lộ bà và chồng, ông Huỳnh Uy Dũng, được trường Đại học Apollos cấp bằng giáo sư thỉnh giảng để truyền cảm hứng, truyền lửa cho cộng đồng.
Theo thông tin chúng tôi tìm hiểu được, Đại học Apollos khai trương chi nhánh mới tại Malaysia, bà Hằng tiết lộ đã nhận bằng tại quốc gia này (cụ thể là năm 2018).
Danh hiệu mà vợ chồng ông Dũng được nhận là “Honorary Doctor of Business Administration” (Tiến sĩ danh dự về quản trị kinh doanh). Bà Phương Hằng được vinh danh “Honorary Visiting Professor” (Giáo sư danh dự).
Đây được xem là những danh hiệu danh giá nhất mà trường Apollos trao tặng cho doanh nhân có nhiều cống hiến trong sự nghiệp kinh doanh và hoạt động vì cộng đồng tại châu Á.
Vợ chồng ông Dũng – bà Hằng (đứng giữa) nhận bằng từ trường Đại học Apollos tháng 11/2018. (Ảnh: FB Đại Nam Văn Hóa Du Lịch Thể Thao ).
Bà Hằng cũng cho biết bản thân đã từng đi dự rất nhiều talk show, trong đó có những buổi talk show lên tới 2 triệu lượt xem. “Khi tôi truyền lửa và truyền năng lượng trong cuộc sống, tôi luôn hướng tới những điều tốt đẹp. Tôi nói chuyện, tôi hay hài hước, tôi gây cho họ sự thu hút. Đó là khả năng mà trời ban cho tôi”, bà Hằng nói đồng thời chỉ ra một số bài đăng YouTube có tới 2 triệu lượt xem.
Kể từ khi nhận bằng từ trường Đại học Apollos, bà cho biết đã đóng vai trò là người truyền lửa, truyền năng lượng tới chị em phụ nữ suốt hai năm nay. “Ít nhất tôi phải có một trình độ nhất định thì mới có bằng giáo sư. Và cả nước Việt Nam chỉ có mỗi mình tôi là người phụ nữ duy nhất được cấp bằng giáo sư này”, bà nói.
Bà cho biết để thể hiện và nói chuyện trước công chúng, ở vị trí người diễn thuyết bà phải sử dụng cả lời nói và ngôn ngữ hình thể, sự hiểu biết, trải đời, đặc biệt là luôn chia sẻ những điều tử tế để chia sẻ với chị em phụ nữ.
Video đang HOT
Hiện, bà Hằng được biết đến là Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc điều hành CTCP Đại Nam. Sau khi ông Huỳnh Uy Dũng (hay Dũng “lò vôi”) bất ngờ rời khỏi thương trường để tập trung cho thiện nguyện vào tháng 5/2020, ông đã giao toàn quyền điều hành doanh nghiệp cho vợ mình.
Doanh nghiệp này nổi tiếng với các cụm bất động sản ở nhiều vị trí đắc địa, đơn cử như khu công nghiệp Sóng Thần 2 và Sóng Thần 3, Khu đô thị Trung tâm hành chính Dĩ An, Khu đô thị dịch vụ thương mại Sóng Thần, khu nhà ở Sóng Thần 2…
Trong video chia sẻ của mình, bà Hằng cũng thẳng thắn rằng tuy có chồng nhưng bà vẫn tỏ ra độc lập. Bà cho biết tất cả tiền tài, của cải, danh vọng có được là nhờ những năm tháng làm việc, học hỏi những người giỏi hơn mình, luôn phấn đấu thay vì ngồi một chỗ và nói xấu người khác.
“Tài sản của tôi là thật chứ không ảo trên chứng khoán… Nói về độ chơi xa xỉ thì không ai hơn tôi đâu, khó có người hơn tôi lắm… Nếu nói về tài sản, thì 500, 700 triệu đô đến 1 tỷ đô tôi có… Mỗi lần tôi xuất hiện sẽ có một bộ trang sức khác. Kim cương của tôi lên đến hàng kí.
Vì tôi đam mê nên tôi nỗ lực làm ra tiền. Tất cả các hiệu kim cương ở nước ngoài đều biết mặt tôi hết… Tôi đi những chiếc xe 40, 50 chục tỷ, có đến vài chiếc là chuyện bình thường. Tôi ở bao nhiêu căn nhà mặt tiền, sổ đỏ tôi cân kí nhưng tôi chưa bao giờ đem điều đó ra tự hào”, bà Hẳng chia sẻ trên YouTube.
Cấp 1 tỷ mua nhà cho Giáo sư về Chuyên Bắc Ninh dạy, Hiệu phó nhà trường chia sẻ
Từ ngày 1/8/2021 trở đi, những thầy cô nào là Giáo sư, Tiến sĩ về Trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh dạy thì đều sẽ được hưởng chính sách này.
Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh mới đây đã thông qua Nghị quyết số 02 về việc "Quy định một số chế độ chính sách đối với Trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh, 8 trường Trung học cơ sở trọng điểm và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ quản lý, chuyên gia, giáo viên, học sinh tham gia bồi dưỡng, tập huấn tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh (đối với Trung học cơ sở), cấp quốc gia, khu vực, quốc tế".
Theo đó, có rất nhiều chính sách nhằm thu hút giáo viên chất lượng, ưu đãi với giáo viên công tác ở trường. Đáng chú ý, nếu các thầy cô có học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư hoặc học vị Tiến sĩ ở ngoài tỉnh Bắc Ninh được tiếp nhận giảng dạy tại Trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh và có cam kết lâu dài (ít nhất 10 năm) thì được hỗ trợ kinh phí nhà ở trị giá 1 tỷ đồng (tương đương giá trị 1 căn nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh có diện tích khoảng 70 m2).
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Ngô Thị Thanh Thuỷ - Phó Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh nhấn mạnh: "Việc này được thực hiện theo quyết định trong Nghị quyết 02 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh và nó đã có hiệu lực từ ngày 1/8/2021. Tức là từ giờ trở đi, những thầy cô nào là Giáo sư, Tiến sĩ về cống hiến cho trường thì đều sẽ được hưởng chính sách đó.
Việc hỗ trợ 1 tỷ đồng kinh phí mua nhà cho các giáo viên nằm trong diện hỗ trợ này cũng là điểm nổi bật nhất mà Nghị quyết này đề cập đến, trong số rất nhiều các chính sách hỗ trợ khác nữa dành cho giáo viên và học sinh trong tỉnh, và được coi như là một cách để thu hút nhân tài cho ngành giáo dục tỉnh Bắc Ninh".
Khuôn viên Trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh từ trên cao. Ảnh: Nhà trường cung cấp
Thông tin thêm về việc, những giáo viên là Giáo sư trước khi về công tác chính thức tại trường thì có cần phải trải qua công tác thi tuyển, sàng lọc nữa hay không, cô Thuỷ cho biết: "Đối với công tác xét nhận, tuyển dụng vị trí công tác cho các giáo viên nằm trong nhóm đối tượng này thì cũng được nhà trường đơn giản hoá.
Thực tế, họ đã có bằng cấp cao, trên chuẩn thì đương nhiên họ hoàn toàn có thể đáp ứng được các yêu cầu tuyển dụng theo từng vị trí mà nhà trường đề ra.
Tất nhiên, trước khi được chính thức nhận vào giảng dạy tại trường thì họ vẫn phải trải qua những khâu xét duyệt cơ bản thông qua những buổi dạy thử. Mục đích là làm sao để Hội đồng giáo dục nhà trường có thể đánh giá được về phương pháp dạy của những những giáo viên đó.
Trước đây, khi chưa có Nghị quyết 02 mà chỉ có Nghị quyết 63 thì Trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh cũng đã từng có Tiến sĩ về dạy thử. Những lần đó chúng tôi cũng nhận thấy rằng, với những giáo viên đó thì luôn được nhà trường đánh giá cao về trình độ chuyên môn cũng như phương pháp dạy học của họ rất đảm bảo yêu cầu.
Nói như vậy để thấy một điều là, dù là với trình độ học vấn rất cao nhưng trước khi được xét nhận chính thức vào công tác tại trường thì những giáo viên này vẫn phải thông qua những buổi dạy thử nghiệm để đánh giá năng lực giống như bao giáo viên khác, không có sự phân biệt hay ưu tiên nào cả.
Việc "thử" này cũng mang tính nhẹ nhàng, hầu hết là những kỹ năng cơ bản, nằm trong khả năng mà các giáo viên đó được đào tạo và tích luỹ. Vì thế, hầu như những giáo viên nào đã là Giáo sư, Tiến sĩ thì khi thi tuyển họ đều đạt hoặc vượt những tiêu chí mà trường đưa ra.
Hiện tại, Trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh cũng đang có 3 Tiến sĩ đang tham gia giảng dạy. Trong đó, có 1 Tiến sĩ dạy môn Toán cũng về theo diện được hưởng mức thưởng tương đương 1 căn chung cư công vụ. Những trường hợp này trước đó cũng đều phải trải qua giai đoạn dạy thử khoảng 2 đến 3 tiết trên lớp cùng với học sinh. Sau đó, toàn bộ giáo viên bộ môn Toán trong trường sẽ tham gia dự giờ để đưa ra đánh giá chung".
Trước thắc mắc, số tiền 1 tỷ đồng hỗ trợ mua nhà ấy là hỗ trợ vĩnh viễn cho các Giáo sư hay là chỉ trong thời gian giáo viên ấy công tác tại trường, vì có thể xảy ra trường hợp, nhiều giáo viên khi hết hạn trong cam kết, họ sẽ tìm đến những ngồi trường khác với chế độ tốt hơn, cô Thuỷ cho rằng:
"Tôi cũng chưa có thời gian để tìm hiểu sâu về các nội dung và quyền lợi mà các giáo viên nằm trong diện được hỗ trợ ở mức này. Tuy nhiên, đây có lẽ là sự hỗ trợ vĩnh viễn cho các giáo viên đó.
Còn vấn đề giữ được giáo viên ở lại trường hay không thì chắc rằng bên Sở Tài chính, Sở Kế hoạch Đầu tư và Sở Nội vụ của tỉnh Bắc Ninh cũng đã có những phương án tính toán rất kỹ để đảm bảo quyền lợi cho các bên. Nhà trường cũng chỉ có vai trò là nhận người và phân công lao động cho những giáo viên đó.
Ngoài ra, việc thực hiện các điều khoản có liên quan đến chi trả tiền của Nghị quyết 02 này thì các Sở, ngành có liên quan của tỉnh Bắc Ninh sẽ thực hiện việc chi trả. Trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh không thể đủ kinh phí để thực hiện các khoản chi lớn như thế.
Vấn đề này thì trong văn bản chúng tôi nhận được cũng thể hiện rõ, nếu những giáo viên có trình độ Giáo sư, Tiến sĩ khi về dạy tại Trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh thì sẽ được tỉnh Bắc Ninh hỗ trợ với một những kinh phí cụ thể, chứ không phải trường hỗ trợ.
Có nhiều chính sách hỗ trợ của tỉnh Bắc Binh dành cho giáo viên, học sinh trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh. Ảnh minh hoạ: Trung Dũng
Điều này mới nghe qua có thể khiến nhiều người hiểu nhầm là khi về dạy tại trường thì sẽ được chúng tôi hỗ trợ chi trả nhưng thực tế là không phải, đó là nguồn ngân sách của tỉnh.
Việc chi trả này nó còn liên quan đến nhiều ban, ngành trong tỉnh nữa chứ không chỉ riêng nhà trường, vì Trường Chuyên Bắc Ninh vẫn thuộc sự quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh.
Đơn cử như việc thưởng cho các giáo viên đạt thành tích, việc chi trả sẽ được thực hiện cụ thể như sau: Khi có học sinh hoặc giáo viên trong trường đạt các giải thưởng quốc tế thì chúng tôi sẽ lập danh sách những trường hợp đó. Sau đó áp với các mức đối tượng đó sẽ được hưởng tương ứng với mức thưởng là bao nhiêu rồi trình lên. Sau khi xét duyệt, trên tỉnh sẽ điều tiết cho các Sở, ngành liên quan để quyết định việc hỗ trợ ấy sẽ được gửi về trường để trao lại hay là chuyển trực tiếp cho những trường hợp như thế".
Nhận định về những lợi ích trong Nghị quyết này, vị Hiệu phó này cho rằng, đây là một chính sách tốt đẹp của chính quyền tỉnh Bắc Ninh, có tác dụng thu hút nhân tài rất hiệu quả.
Cô Thuỷ chia sẻ thêm: "Ngày trước, tỉnh Bắc Ninh cũng từng đã có chính sách thu hút nhân tài thông qua việc, hỗ trợ cho giáo viên đi học lên trình độ Thạc sĩ.
Thời điểm đó, một giáo viên nữ đi học lên trình độ Thạc sĩ thì sẽ được hỗ trợ khoảng 20 triệu đồng, còn nam giáo viên học lên Thạc sĩ cũng được hỗ trợ khoảng 15 triệu đồng.
Tuy các chính sách hỗ trợ như trước đó nay đã không còn áp dụng nữa, nhưng việc hỗ trợ những giáo viên sau khi đi học lên trình độ Tiến sĩ, được phong Giáo sư về cống hiến cho nền giáo dục của tỉnh với mức hỗ trợ hấp dẫn như hiện nay cũng cho thấy sự quan tâm đến giáo dục và những cách thu hút nhân tài rất thiết thực của tỉnh Bắc Ninh".
Một số chính sách hỗ trợ nổi bật trong Nghị quyết 02 được Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh thông qua:
Kỳ họp thứ hai, Hội đồng Nhân dân tỉnh Bắc Ninh khóa XIX diễn ra trong 2 ngày 15 và 16/7/2021 đã thông qua Nghị quyết số 02 Về việc "Quy định một số chế độ chính sách đối với trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh, 8 trường Trung học cơ sở trọng điểm và chế độ đối với cán bộ quản lý, chuyên gia, giáo viên, học sinh tham gia bồi dưỡng, tập huấn tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh đối với Trung học cơ sở, cấp quốc gia, khu vực và quốc tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh".
Cụ thể, về chính sách hỗ trợ đối với giáo viên là Giáo sư, Tiến sĩ được tuyển chọn theo quy định của tỉnh làm việc tại trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh là 220 triệu đồng đối với Giáo sư nữ, 200 triệu đồng với Giáo sư nam. 120 triệu đồng với Tiến sĩ nữ, 100 triệu đồng với Tiến sĩ nam.
Riêng giáo viên là Giáo sư, Tiến sĩ tỉnh ngoài được tiếp nhận về giảng dạy tại Trường Chuyên Bắc Ninh và cam kết công tác lâu dài (tối thiểu 10 năm) được hỗ trợ kinh phí nhà ở tương đương 1 tỷ đồng.
Về chế độ khen thưởng, học sinh các trường trên địa bàn tỉnh đoạt giải trong các kỳ thi cấp Quốc gia, khu vực, Quốc tế được hưởng theo các mức sau: Huy chương Vàng kỳ thi Quốc tế được thưởng 500 triệu đồng, Huy chương Bạc là 300 triệu đồng. Thành viên chính thức của đội tuyển Việt Nam dự thi cấp quốc tế được thưởng 50 triệu đồng...
Ngày 16/5, Việt Nam sẽ có thêm gần 1,7 triệu liều vắc xin Covid-19 Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long ngày 13/5 cho biết sắp tới Việt Nam sẽ có thêm 1,682 triệu liều vắc xin Covid-19 của AstraZeneca qua nguồn của Covax. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết UNICEF đã khẳng định ngày 16/5 sẽ có thêm 1,682 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca qua nguồn...