Bà Phương Hằng phát ngôn gây tranh cãi: “Tại sao có những người mắc COVID-19 lại khỏi, có người lại mất? Vì những người đó có nghiệp”
Trong buổi livestream vào tối ngày 28/9, bà Nguyễn Phương Hằng đã có một số phát ngôn gây tranh cãi trong dư luận.
Trong buổi livestream tối ngày 28/09, bà Nguyễn Phương Hằng đã có buổi trò chuyện với chủ đề “Chết là giải thoát”.
Trong cuộc trò chuyện, bên cạnh những lời lẽ bày tỏ lòng tiếc thương dành cho nữ nghệ sĩ quá cố Phi Nhung, bà chủ Đại Nam còn bày tỏ một số quan điểm gây tranh cãi trong dư luận. Trong đó, bà Phương Hằng có nói: “Tại sao có những người mắc COVID-19 lại khỏi, có người lại mất? Vì những người đó có “ nghiệp COVID”.
Bà Nguyễn Phương Hằng trong buổi livestream ngày 28/09
Đã có nhiều ý kiến cho rằng phát ngôn này của bà Hằng gây tổn thương cho nhiều người, đặc biệt là những người đã có thân nhân qua đời vì COVID-19.
“Dù với bất cứ lý do gì nhưng vào thời điểm hiện tại cô Phương Hằng nói những điều này hoàn toàn không nên. Bệnh dịch không may mới khiến người ta qua đời chứ không có gì gọi là “nghiệp” cả.”
“Không nói đến Phi Nhung, những người đã có thân nhân mất vì COVID-19 chắc chắn sẽ rất tổn thương và đau lòng khi nghe được những lời này.”
Không chỉ vậy, dù bày tỏ lòng tiếc thương với Phi Nhung, nhưng bà Nguyễn Phương Hằng vẫn nêu ra quan điểm của bản thân về những “lùm xùm” liên quan đến Hồ Văn Cường – con nuôi của cố nghệ sĩ trong thời gian qua:
Video đang HOT
“Ai đang giữ tiền của Phi Nhung phải xử lý cho em Cường. Vì cuộc sống, tương lai của em. Em đã đánh đổi cả tuổi trẻ. Mình phải nghĩ cho người ở lại.
Giờ Phi Nhung mất rồi, giờ tiền quản lý giữ, không có di chúc thì ai trả tiền cho Hồ Văn Cường? Gia đình em ấy khổ lắm, vất vả lắm. Chỉ mong có tiền xây được cái nhà để ở…”
Dù câu chuyện này là đúng hay sai, nhưng nhiều người cho rằng, vào thời điểm ca sĩ Phi Nhung vừa qua đời, chúng ta nên dành cho cô sự thương tiếc thay vì những tranh cãi, “lùm xùm”.
Hiện, những chia sẻ của bà Phương Hằng vẫn gây chú ý trong cộng đồng mạng.
Luật sư: Bà Phương Hằng treo thưởng 50 tỷ, Trấn Thành đã sao kê thì có quyền nhận được tiền?
Ngay sau bài đăng tung toàn bộ sao kê của MC Trấn Thành, nhiều người hâm mộ đã bày tỏ thắc mắc, liệu anh sẽ đòi số tiền thưởng 50 tỷ từ bà Phương Hằng như thế nào?
Phải có sự thoả thuận trước đó của 2 bên
Trong buổi livestream (đăng trực tiếp video lên mạng xã hội) hôm 5/9, nữ doanh nhân Phương Hằng cho biết sẵn sàng tặng Trấn Thành 50 tỷ nếu anh sao kê đầy đủ tiền từ thiện.
Ngày 7/9, sau khi đăng 1000 trang sao kê lên trang cá nhân (facebook), Trấn Thành có đoạn viết: "Cảm ơn vị khán giả có nhã ý tặng Trấn Thành 50 tỷ nếu tôi sao kê...Nếu quý vị đã có thiện chí như vậy, hãy giúp Trấn Thành gửi vào Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh".
Ngay sau bài đăng của Trấn Thành, nhiều người hâm mộ đã bày tỏ thắc mắc, liệu có nhận được 50 tỷ hay không?
Trấn Thành và đoạn thông tin được tặng 50 tỷ anh đề cập
Trao đổi với phóng viên, luật sư Nguyễn Thanh Hải (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết theo quy định pháp luật, doanh nhân Phương Hằng hoàn toàn có quyền không gửi số tiền như đã nói.
Bởi, theo luật sư việc thoả thuận phải có sự đồng ý, thống nhất của 2 bên, có văn bản rõ ràng. Tại thời điểm bà Phương Hằng nói trên livestream hoàn toàn không có sự thống nhất, không có văn bản rằng buộc nào của 2 bên. Do đó, bà Hằng không có trách nhiệm phải gửi tiền.
Nghệ sĩ có được quyên góp, kêu gọi từ thiện không?
Bên cạnh đó, ở khía cạnh quy định pháp luật về hoạt động từ thiện, Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sự TP Hà Nội) cho hay, không có quy định nghệ sĩ được kêu gọi từ thiện.
Hiện hoạt động kêu gọi từ thiện vẫn đang được thực hiện theo quy định tại Nghị định 64/2008/NĐ-CP. Theo Điều 5 của nghị định này, Các tổ chức, đơn vị được tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ như sau:
1. Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; cơ quan thông tin đại chúng của Trung ương, địa phương; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ các cấp ở địa phương.
2. Các quỹ xã hội, quỹ từ thiện quy định tại Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/ 9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
3. Các tổ chức, đơn vị ở Trung ương được Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho phép; các tổ chức, đơn vị ở địa phương được Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện cho phép.
Ngoài ra, đối với các cơ quan, tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ của tập thể, cá nhân thuộc đơn vị mình đóng góp để cứu trợ đồng bào, các địa phương bị thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này.
Như vậy, ngoài các tổ chức, đơn vị nêu trên, không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ.
Luật sư Đặng Văn Cường
Tuy nhiên, những năm gần đây rất nhiều cá nhân là những người nổi tiếng vẫn thực hiện các hoạt động kêu gọi, tiếp nhận, phân phát tiền và quà tài trợ cho đồng bào bị lũ lụt, thiên tai, khó khăn...không bị cơ quan chức năng nào ngăn cản, xử lý.
Việc tổ chức, cá nhân ngoài các tổ chức cá nhân quy định tại Nghị định nêu trên, kêu gọi quyên góp và đứng ra tiếp nhận, quản lý, phân phát tiền, quà từ thiện là các hoạt động xã hội được thực hiện theo quy định của bộ luật dân sự là Hợp đồng tặng cho tài sản và Ủy quyền thực hiện việc tặng cho tài sản.
Hoạt động này phù hợp với quy định của bộ luật dân sự và đạo đức xã hội nên được Nhà nước và nhân dân tán thành, ủng hộ, cũng đã mang lại những hiệu quả nhất định. Có lẽ vì thế hoạt động kêu gọi từ thiện của cá nhân một cách tự phát được đông đảo nhân dân ủng hộ và chính quyền các địa phương tạo điều kiện giúp đỡ.
Tuy nhiên, gần đây xuất hiện nhiều tin đồn khiến dư luận nghi ngờ liên quan đến việc trục lợi từ hoạt động từ thiện của nghệ sĩ. Bởi vậy, theo luật sư Cường đã đến lúc cần ban hành Bộ quy tắc ứng xử của các nghệ sĩ nói chung (không chỉ có Bộ quy tắc ứng xử của các nghệ sĩ trên không gian mạng) để quản lý chặt chẽ hơn nữa hoạt động phát ngôn, hoạt động từ thiện, hoạt động quảng cáo của các nghệ sĩ.
Đồng thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để đưa ra các quy định và chế tài đối với các nghệ sĩ vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật.
Đặc biệt, cần sửa đổi bổ sung kịp thời Nghị định 64/2008/NĐ-CP về kêu gọi, vận động, tiếp nhận từ thiện để mở rộng các đối tượng được phép thực hiện hoạt động kêu gọi từ thiện, tăng cường cơ chế kiểm tra giám sát hoạt động ngay để tránh những tiêu cực có thể phát sinh.
Bà Phương Hằng yêu cầu những ai chuyển tiền "mờ ám" cho mình liên hệ với trợ lý, nếu không sẽ làm việc với công an Dù là số tiền nhỏ nhưng bà Phương Hằng vẫn không bỏ qua. Nhiều năm nay, vợ chồng ông Huỳnh Uy Dũng và bà Nguyễn Phương Hằng đã nổi tiếng với các hoạt động thiện nguyện. Một trong những dấu ấn đậm nét nhất của họ là Quỹ Từ thiện Hằng Hữu được thành lập 7 năm trước với chương trình "Trái tim...