Ba nước vùng Vịnh chuyển hơn 1 tỷ USD vào ngân khố của Jordan
Saudi Arabia, Kuwait và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã gửi hơn một tỷ USD vào Ngân hàng trung ương Jordan và cam kết hỗ trợ 500 triệu USD cho ngân sách quốc gia trong 5 năm tới.
Đây là một phần trong gói hỗ trợ trị giá 2,5 tỷ USD nhằm vực dậy nền kinh tế đang gặp khủng hoảng của vương quốc này.
Theo một nguồn tin của Chính phủ Jordan, việc ký kết thỏa thuận sẽ diễn ra trong ngày 4/10. Thỏa thuận này nằm trong gói cứu trợ trị giá 2,5 tỷ USD đã cam kết hồi tháng 6 vừa qua nhằm giúp Jordan thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng, từng là nguồn cơn bùng phát các cuộc biểu tình rầm rộ.
Gói hỗ trợ trên cũng sẽ bao gồm 600 triệu USD dành để bảo lãnh tín dụng, giúp Jordan đảm bảo nhận được khoản vay lãi suất thấp của Ngân hàng Thế giới (WB) và những tài trợ khác, vốn rất cần cho các dự án hạ tầng cơ sở.
Kuwait là nước đầu tiên gửi 500 triệu USD vào Ngân hàng trung ương Jordan, trong khi Saudi Arabia đã chuyển vào đây 330 triệu USD trong ngày 4/10.
Video đang HOT
Các cuộc biểu tình hồi tháng 6 vừa qua tại Jordan khiến các nước vùng Vịnh lo ngại rằng sự bất ổn ở Jordan có thể ảnh hưởng tới an ninh của vương quốc mình.
Vai trò quan trọng của Jordan trong việc bảo vệ sự ổn định địa chính trị tại Trung Đông cũng khiến nước này trở thành một trong những quốc gia nhận viện trợ nước ngoài nhiều nhất thế giới nếu tính theo bình quân đầu người.
Bích Liên (TTXVN)
Đồng tiền của Indonesia rớt giá mức kỷ lục kể từ khủng hoảng tài chính châu Á 1998
Đồng Rupiah của Indonesia đã giảm xuống mức 15.000 rupiah đổi 1 USD - mức thấp nhất kể từ khủng hoảng tài chính năm 1998 trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều bất ổn và giá dầu hiện đang tăng vọt.
Đồng Rupiah đã giảm gần 10% trong năm nay khi lãi suất Mỹ tăng khiến cho đồng đô la tăng giá cộng với việc thâm hụt tài khoản vãng lai của nước này đã khiến nền kinh tế đối mặt với những bất ổn tài chính vốn đang ảnh hưởng lớn đến Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina. Giá dầu thô đã tăng gần gấp ba kể từ tháng 2/2016, gây áp lực lớn lên quốc gia nhập khẩu dầu.
"Với sự gia tăng lãi suất của Mỹ, giá dầu cao hơn có thể đẩy thâm hụt thương mại rộng hơn và đồng đô la mạnh hơn trong những ngày gần đây, điều đó khiến cho Ngân hàng Indonesia gặp nhiều áp lực để giữ đồng tiền nước này ở mức 15.000 đổi 1USD,"Khoon Goh, người đứng đầu nghiên cứu tại Australia and New Zealand Banking Group Ltd. ở Singapore cho biết. "Nếu tình trạng này không được cải thiện, chúng ta có nguy cơ tiếp tục suy yếu hơn nữa so với khu vực ở mức 15.200 đổi 1 USD".
Đồng Rupiah ngày càng suy yếu mặc dù Ngân hàng Indonesia đã liên tục can thiệp để hạn chế sự suy giảm của nó và tăng lãi suất năm lần kể từ tháng 5/2018. Đồng tiền giảm xuống mức thấp: 15.025 đổi 1 USD vào hôm 2/10, mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào tháng 7/1998.
"Indonesia hiện là nước nhập khẩu dầu ròng, vì vậy giá dầu thô tăng cao và đồng Rupiah yếu hơn làm gia tăng quan ngại lạm phát sẽ tăng nhanh. Với giá dầu tăng cùng với chính sách bình thường hóa của Fed và việc Indonesia thâm hụt tài khoản vãng lai nghiêm trọng, nạn đầu cơ tiêu cực khó có thể kiểm soát", Toru Nishihama, nhà kinh tế thị trường mới nổi tại Viện nghiên cứu cuộc sống Dai-ichi ở Tokyo cho hay.
Đà tăng của lợi suất trái phiếu
Trái phiếu của Indonesia cũng bị áp lực. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 9 điểm cơ bản vào thứ 3 (2/10) lên 8,10%, tăng từ 6,32% vào cuối năm 2017. Chỉ số chứng khoán chủ chốt của quốc gia giảm 1% hôm thứ Ba, giảm xuống 7,4% trong năm nay.
Bên cạnh việc nâng chi phí đi vay, Bank Indonesia đã thông báo về sự ra đời của thị trường NDF (Non-Deliverable Forward - Giao dịch ngoại hối kỳ hạn không chuyển giao gốc). Bank Indonesia cho rằng thị trường này sẽ cung cấp biện pháp thay thế cho các công ty muốn phòng hộ tác động của đồng USD và làm giảm mức độ biến động của Rupiah.
Ngoài ra, Indonesia cũng chuẩn bị hoàn tất các biện pháp ưu đãi đối với các công ty xuất khẩu đang giữ hàng tỷ USD trong các ngân hàng với mục đích khuyến khích họ chuyển lượng vốn đó sang đồng Rupiah và từ đó hỗ trợ cho đồng nội tệ nước này.
Hải Yến/ Theo Bloomberg
Các cuộc chiến thương mại khiến kinh tế toàn cầu lâm vào tình cảnh 'lung lay' Theo báo cáo công bố ngày 26/9 của Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), nền kinh tế toàn cầu đang bắt đầu có dấu hiệu lung lay với các cuộc chiến thương mại và nguy cơ bất ổn sâu hơn. Tổng Thư ký UNCTAD Mukhisa Kituyi. Ảnh: theabujatimes.com Báo cáo năm 2018 về "Thương mại và phát...