Ba nước thử nghiệm hệ thống giám sát mới để tránh sự cố MH370
Australia, Indonesia và Malaysia sẽ tiến hành thử nghiệm phương pháp mới để theo dõi các phi cơ bay qua một số đại dương nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác giám sát và tìm kiểm nếu có vấn đề xảy ra, tránh lặp lại sự cố MH370.
Các máy bay sẽ được theo dõi vị trí 15 phút một lần, thay vì 30 đến 40 phút như hiện nay. Ảnh: AFP
Airservices Australia, cơ quan trực thuộc chính phủ có nhiệm vụ quản lý toàn bộ không phận Australia, sẽ phối hợp cùng đối tác Malaysia và Indonesia để thử nghiệm phương pháp giám sát mới, cho phép theo dõi vị trí máy bay cứ 15 phút một lần, thay vì 30 đến 40 phút như hiện nay, APdẫn lời Bộ trưởng Giao thông Vận tải kiêm Phó Thủ tướng Australia Warren Truss hôm nay cho biết. Khoảng thời gian giữa mỗi lần kiểm tra thông tin sẽ dao động từ 15 đến 20 phút, phụ thuộc vào những thay đổi trong chuyển động của máy bay.
Video đang HOT
Phương pháp này có thể vẫn sẽ dùng công nghệ định vị vệ tinh đang được 90% các hãng hàng không chở khách đường dài áp dụng, ông Angus Houston, giám đốc Airservices Australia, người đứng đầu nhóm tìm kiếm chiếc máy bay MH370 bị mất tích, nói thêm.
Hệ thống mới sẽ tạo điều kiện cho kiểm soát không lưu đáp ứng nhanh hơn trong trường hợp máy bay gặp trục trặc hay sai lệch lộ trình ban đầu. “Đây là một bước rất quan trọng cải tiến cách thức mà chúng ta vẫn sử dụng để theo dõi chuyến bay trong khi các giải pháp toàn diện hơn đang được phát triển”, ông Houston nói trước các phóng viên tại thủ đô Canberra, Australia.
Các phi cơ đường dài tương thích với công nghệ này bao gồm những loại máy bay Boeing thân rộng lớp B-380, B-777, B-330, B-340 và B-350.
Tuyên bố về việc thử nghiệm hệ thống an toàn hàng không mới được đưa ra gần một năm sau khi chiếc phi cơ mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines, chở 239 người trên khoang, mất tích khi đang trong lộ trình bay từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh hồi tháng 3 năm ngoái. Các bên liên quan đã nỗ lực tìm kiếm trong suốt thời gian qua nhưng đến nay vẫn chưa có dấu vết nào của chiếc máy bay được phát hiện.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Con hổ của ông Putin tấn công một camera giám sát
Con hổ Ilona, một trong 3 con hổ được ông Putin thả về rừng đã tấn công và phá hỏng một camera giám sát tại khu bảo tồn thiên nhiên Khingan thuộc miền Viễn Đông Nga.
Theo nhân viên của khu bảo tồn, con hổ cái này đã xé chiếc camera từ trên cây và phá hỏng nó bằng các móng vuốt. Thẻ nhớ của camera đã bị mất. Nhân viên bảo tồn nói thêm rằng đây là vụ đầu tiên hổ tấn công một camera giám sát.
Ilona là một trong 5 con hổ được tìm thấy trong rừng taiga ở miền Viễn Đông 2 năm trước đây và được đưa vào một trung tâm phục hồi chức năng đặc biệt. Nó cùng với 2 con hổ khác đã được Tổng thống Nga Putin thả vào tự nhiên vào tháng 5. Hai con còn lại cũng được phóng thích sau đó một tháng.
Những con hổ Siberia, còn được gọi là hổ Amur, là một loài động vật đã có tên trong sách đỏ về các loài bị đe dọa nghiêm trọng. Năm 2010, Nga đã phát hành một chiến lược quốc gia để bảo vệ loài hổ Siberia. Theo Quỹ bảo vệ động vật hoang giã thế giới, hiện nay chỉ còn khoảng 450 con hổ Siberia trên hành tinh.
Trần Long (Theo Itar-Tass)
Theo Người đưa tin
Nga - NATO tranh cãi về bay giám sát gần biên giới nhau Trước các cáo buộc từ Liên minh quân sự Bắc Đại Tây dương về việc tăng hoạt động quân sự, Moscow hôm qua tố cáo NATO đã tăng đến 7 lần số chuyến bay do thám gần biên giới của Nga. Việc thiếu hụt thông tin giữa hai bên đã làm giảm đi niềm tin giữa Nga và NATO, Trung tướng Mikhail Mizintsev,...