Ba nước ‘giải cứu’ dầu thô Nga trước lệnh trừng phạt của EU
Ba nước từng giúp Nga duy trì được dòng dầu xuất khẩu ngay sau khi Moskva mở chiến dịch quân sự ở Ukraine dường như vẫn tiếp tục mua dầu của Nga, với Thổ Nhĩ Kỳ là nước đi đầu trong những thương vụ mua bán gần đây.
Tàu chở dầu Moscow University tại cảng Kozmino, Nga. Ảnh: Reuters
Sự gia tăng số lượng tàu chở dầu gắn mác “điểm đến không xác định” khiến cho việc giám sát dầu thô xuất khẩu của Nga thêm khó khăn. Nhưng đa phần những chuyến hàng dạng này sẽ cập bến ở Ấn Độ, kế đến là một số cảng ở cực đông Trung Quốc. Tựu trung lại dòng dầu thô từ Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Trung Quốc tăng khá nhanh trong vài tuần gần đây.
Thời gian đang cạn dần để cho Nga vận chuyển dầu thô từ các cảng ở biển Baltic tới Trung Quốc và Ấn Độ. Đó là bởi lệnh trừng phạt dầu mỏ của Liên minh châu Âu (EU) sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 5/12 tới, trong đó có điều khoản cấm cung cấp hợp đồng bảo hiểm và các dịch vụ khác đối với các tàu chở dầu từ Nga. Nếu muốn tới cảng đông bắc Trung Quốc trước hạn chót này, các tàu chở dầu phải rời cảng Primorsk hoặc Ust-Luga (Nga) muộn nhất là trong ngày 21/10.
Dòng dầu thô từ Nga sang Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đạt đỉnh vào hồi tháng 6 vừa qua, với mức sản lượng 2,2 triệu thùng/ngày. Trong bốn tuần kết thúc vào ngày 14/10, con số này giảm 350.000 thùng/ngày, còn khoảng 1.650.000 thùng/ngày.
Tuy nhiên, lượng dầu chuyên chở tới Thổ Nhĩ Kỳ tăng lên mức cao nhất trong năm. Số lượng tàu chở dầu gắn mác “điểm đến không xác định” trong quãng thời gia này cũng tăng nhanh, chở theo trung bình 450.000 thùng/ngày. Sau khi làm rõ được điểm đến trên thực địa, tổng lượng dầu thô xuất khẩu của Nga xuất sang ba nước này đạt mức đỉnh kể từ khi Moskva ra quyết định can dự quân sự ở Ukraine.
Giá nhiên liệu tăng cao, nhiều nước Caribe nối lại nhập khẩu dầu từ Venezuela
Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã khiến chi phí nhiên liệu tăng cao trên toàn thế giới và việc nối lại chương trình nhập khẩu dầu thô từ Venezuela (PetroCaribe) sẽ mang lại lợi ích cho nhiều nước.
Một cơ sở lọc dầu của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Venezuela (PDVSA) tại Puerto La Cruz, bang Anzoategui, Venezuela. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, ngày 6/7, Thủ tướng của Saint Vincent & Grenadines, ông Ralph Gonsalves, cho biết một số quốc gia Caribe đã nhất trí nối lại chương trình nhập khẩu dầu thô từ Venezuela (PetroCaribe), đồng thời yêu cầu Mỹ xóa bỏ các lệnh trừng phạt chống lại quốc gia Nam Mỹ này.
Thủ tướng Gonsalves nhấn mạnh rằng cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã khiến chi phí nhiên liệu tăng cao trên toàn thế giới và việc nối lại chương trình PetroCaribe sẽ mang lại lợi ích cho các nước thành viên của Tổ chức các quốc gia Đông Caribe (OECS), cũng như các thành viên của Cộng đồng Caribe (Caricom). Ông cũng khẳng định Saint Vincent & Grenadines sẽ yêu cầu Mỹ dỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt áp đặt đối với Venezuela, đặc biệt là những biện pháp gây khó khăn cho việc nối lại các hoạt động vận tải và quy trình thanh toán của PetroCaribe.
Tháng trước, lãnh đạo các đảo quốc Bahamas và Antigua & Barbuda cũng thúc giục Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận cản trở Venezuela xuất khẩu dầu để giảm bớt tác động ở Caribe do sự gia tăng toàn cầu giá năng lượng.
Tháng 4 vừa qua, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã đồng ý tái khởi động các thỏa thuận trong chương trình PetroCaribe với mức chiết khấu 35% trên giá bán nhiên liệu, xóa bỏ khoản nợ 70 triệu USD mà Saint Vincent & Grenadines nợ liên minh dầu khí Petro Caribe, nhờ đó mà nợ quốc gia của đảo quốc này có thể giảm 9%. Chính phủ Venezuela cũng hứa sẽ giảm một nửa số nợ cho các nước thành viên khác của OECS.
Liên minh PetroCaribe được thành lập năm 2005 theo sáng kiến của cố Tổng thống Venezuela Hugo Chávez nhằm thúc đẩy phối hợp khai thác, chế xuất, vận chuyển và cung cấp dầu khí giữa các nước trong khu vực để từ đó giải quyết các vấn đề dân sinh-xã hội khác. Theo Hiệp định Dầu mỏ tại vùng Caribe được ký kết năm 2005, 15 thành viên tham gia hiệp định này có thể hạn chế tác động của giá dầu cao thông qua việc trả chậm tới 40% tổng số tiền mua dầu của Venezuela trong 25 năm với mức lãi suất rất thấp là 1%.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp đặt nhiều vòng trừng phạt kinh tế chống lại Chính phủ Venezuela. Tháng 5 vừa qua, chính quyền của Tổng thống đương nhiệm Joe Biden đã thông báo sẽ dỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt.
Châu Âu đứng trước nguy cơ 'sụp đổ năng lượng chung' Tình trạng thiếu khí đốt có thể đẩy các nước châu Âu vào hoàn cảnh "ngay cả khi có tiền cũng không mua được điện". Hệ thống đường ống dẫn khí trên đất liền từ Nga sang Đức Nord Stream 2 ở Lubmin, Đông Bắc Đức. Ảnh: AFP/TTXVN Theo kênh truyền hình RT, Thủ tướng Montenegro Dritan Abazovic ngày 27/6 cảnh báo việc...