Ba nước Đông Nam Á sẽ tuần tra chung ở Biển Đông
Indonesia, Malaysia và Philippines nhất trí phối hợp tuần tra chống cướp biển tại Biển Đông cũng như thiết lập trung tâm khủng hoảng để đối phó với tình trạng khẩn cấp.
Tàu Malaysia và Singapore rời căn cứ hải quân Lumut tới Eo biển Malacca tập trận. Ảnh: aseanmildef
Theo CNA, quyết định được thống nhất trong cuộc họp giữa các quan chức dân sự và quân sự của ba nước, do Indonesia chủ trì ở thành phố Yogyakarta. Các nước này đều có tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông.
“Cuộc họp được tiến hành nhằm đề ra các kế hoạch hợp tác tuần tra chung”, Tổng thống Indonesia Joko Widodo nói. Giới chức cũng thảo luận chi tiết về quy trình hoạt động tiêu chuẩn cả ba nước cùng chia sẻ.
“Đầu tiên, chúng ta cần tìm ra cách hợp tác tuần tra chung”, ông Widodo nói. “Thứ hai, nếu có vụ việc xảy ra, chúng ta cần xác định các bước hành động. Thứ ba, về trao đổi thông tin, chúng ta sẽ cần mở đường dây nóng giữa các trung tâm khủng hoảng của chúng ta”.
Video đang HOT
Cuộc gặp ba bên diễn ra sau các vụ bắt cóc ở vùng biển ngoài khơi phía nam Philippines và phía bắc Borneo, nơi Indonesia chia sẻ đường biên giới với Malaysia. Hơn 55 triệu tấn hàng và hơn 18 triệu hành khách hàng năm di chuyển qua khu vực. Nhưng ngày càng nhiều dân thường cả ba nước đang trở thành nạn nhân bắt cóc tại khu vực chiến lược.
Trong 5 tuần qua, 14 thủy thủ Indonesia, 4 thủy thủ Malaysia bị các tay súng bắt cóc khỏi tàu. Chúng được cho là có quan hệ với nhóm khủng bố Abu Sayyaf. 10 người Indonesia bị bắt hồi cuối tháng ba được thả hôm 1/5 và đã trở về nhà. Malaysia cho rằng cần xử lý nguyên nhân gốc rễ khiến số vụ bắt cóc gia tăng, đó là tình trạng bất ổn ở phía nam Philippines, thành trì của Abu Sayyaf.
Trọng Giáp
Theo VNE
Nhật tài trợ 7 tỉ USD cho các nước hạ lưu sông Mekong
Nhật Bản muốn hợp tác với các nước hạ lưu sông Mekong và giúp các nước này cải thiện cơ sở hạ tầng và thúc đẩy phát triển với nguồn viện trợ 750 tỉ yen, tương đương 7 tỉ USD trong vòng 3 năm.
Ngoại trưởng Nhật ủng hộ các nước Đông Nam Á phát triển hạ lưu sông MekongReuters
Ngoại trưởng Fumio Kishida đã đưa ra cam kết như trên khi đang ở thủ đô Thái Lan, Bangkok, nơi ông bắt đầu chuyến công du kéo dài 1 tuần ở vùng hạ lưu sông Mekong, Reuters cho hay ngày 2.5. Đây là khu vực mà Nhật Bản muốn cạnh tranh với Trung Quốc để gây ảnh hưởng.
"Nhật Bản muốn làm việc với các nước ở sông Mekong để tạo ra một khuôn khổ hỗ trợ dựa trên cơ sở hợp tác khu vực với khu vực hoặc theo chủ đề", Ngoại trưởng Nhật phát biểu. Sông Mekong chảy qua 6 nước gồm Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
Trung Quốc cũng cung cấp hàng tỉ USD vốncho vay xây dựng cơ sở hạ tầng và các khoản viện trợ chính phủ cho các nước Đông Nam Á.
Ngày 2.5, Ngoại trưởng Nhật đã gặp Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha, người đã dẫn đầu một cuộc đảo chính và lên nắm quyền hồi năm 2014. Thái Lan gần gũi hơn với Trung Quốc kể từ sau cuộc đảo chính vốn bị nhiều nước phương Tây chỉ trích.
Ông Kishida và Thủ tướng Prayuth thảo luận tiến trình chính trị của Thái Lan, các mối đe dọa khủng bố trong khu vực và những thách thức kinh tế, một quan chức Nhật Bản cho biết.
Nhật ủng hộ các nước Đông Nam Á trong vụ tranh chấp ở Biển Đông. Trong ảnh là hai tàu khu trục Nhật Bản thăm cảng quốc tế Cam Ranh từ 12 - 15.4.2016 Nguyễn Chung
Ông Kishida thăm Bắc Kinh cuối tuần qua, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều bày tỏ sẵn sàng cải thiện mối quan hệ đang có nhiều căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông.
Trong bài phát biểu của mình tại Bangkok, ông Kishida đề cập đến an ninh hàng hải và kêu gọi các nước tôn trọng nguyên tắc quốc tế. Ông cũng bày tỏ sự ủng hộ bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) mà ASEAN và Trung Quốc đang trong tiến trình soạn thảo và đàm phán để làm căn cứ giải quyết tranh chấp.
"Chúng ta phải thiết lập một trật tự cho khu vực, theo đó các nguyên tắc của luật pháp phải được tôn trọng và thực thi", ông nói.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang theo đuổi một chính sách ngoại giao mạnh mẽ hơn, nhưng ông Masato Otaka, Phó thư ký báo chí của Bộ Ngoại giao Nhật Bản nói với các phóng viên rằng chuyến công du của ông Kishida không nhằm mục đích chống lại sự ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Nam Á.
Minh Quang
Theo Thanhnien
"Cuộc chiến ngoại giao" trước thềm phán quyết vụ kiện ở Biển Đông Theo kế hoạch, trong tháng 5 hoặc đầu tháng 6, tòa án trọng tài biển quốc tế sẽ đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Ở vào giai đoạn nước rút này, các quốc gia đều thực hiện những chiến dịch ngoại giao khôn khéo nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của...