Bà nói “không” với trông cháu thay con
Nhân kỳ nghỉ lễ dài ngày, nhóm bạn thân thuở thanh mai trúc mã của bà Bến hẹn nhau trải nghiệm tour xe bus 2 tầng quanh phố cổ Hà Nội, sau đó đi ăn uống, la cà “tám” chuyện.
Cả nhóm chốt lịch 6 giờ sáng có mặt trước cửa Nhà hát Lớn, ăn sáng xong sẽ cùng khởi hành.
Ảnh minh họa
Đến hẹn, 6/7 người đều có mặt từ sớm, riêng bà Yên chẳng thấy tăm hơi. Mọi người gọi gần chục cuộc điện thoại mà bà Yên không nghe. Sợ cấn cá trễ giờ nên cả nhóm đi ăn sáng, uống cà phê trước, 8h30 còn kịp lên xe dạo một vòng ngắm phố phường Hà Nội vào thu. Đến trước lúc xe khởi hành, cả nhóm mới nhận được tin nhắn của bà Yên xin lỗi vì việc đột xuất không thể tham gia. Lý do là bởi con dâu đi họp lớp, con trai cũng có việc ra khỏi nhà nên bà Yên đành phải ở nhà trông cháu cho các con.
Video đang HOT
Đọc tin của bà Yên xong, ai nấy đều ngán ngẩm, lắc đầu. Bà Bến trách bạn: “Đúng là tự thân làm tội đời khi biến mình thành người giúp việc vô điều kiện của con. Mà đã là người giúp việc thì làm gì có chuyện thích đi đâu thì đi”. Cả nhóm bất bình vì bà Yên thất hứa, càng thêm giận bà Yên cái tội “mua dây buộc mình”. Rõ ràng, cả nhóm đã lên kế hoạch từ trước, việc trông cháu bà hoàn toàn có thể trao đổi với các con để chúng chủ động vào ngày này. Mà nào công to việc lớn gì cho cam, đằng này, con dâu thì đi họp lớp, con trai cũng đàn đúm bạn bè…
Một thành viên trong nhóm chép miệng: “Thôi, đó là sự lựa chọn của bà ấy, từ lần sau, xác định đi đâu, chỉ có 6 người chúng mình thôi. Chứ năm lần, bảy lượt, lần nào bà ấy cũng không có lý do nọ thì lý do kia. Người ta không thích, mình cứ nài, mất hay”. Các ông bà khác đều gật gù đồng ý, thống nhất quan điểm không rủ bà Yên tham gia các cuộc tụ hội, vui chơi, gặp gỡ nhóm nữa.
Trong nhóm bạn thân của bà Bến, các thành viên gắn bó với nhau mấy chục năm nay, giờ đều đã ở tuổi 55. Hằng năm, ngoài ngày họp lớp, nhóm thường tổ chức đi chơi với nhau. “Trước đây còn trẻ, chúng tôi ai cũng bận con cái, trăm thứ phải lo nên có đận, phải 2-3 năm chẳng gặp nhau được một lần. Bây giờ con cái trưởng thành cả rồi, kinh tế đều ổn định, chẳng đến nỗi khó khăn nên chúng tôi muốn dành nhiều thời gian cho bản thân, cho bạn bè hơn”, bà Bến chia sẻ.
Bà Bến cho hay, nhờ có công nghệ, nhóm bạn thân của bà lập nhóm Zalo, nhóm “chat” trên messenger nên hầu như ngày nào cũng có sự kết nối. Trước bà Yên cũng tích cực tham gia các cuộc hội họp của nhóm lắm, thậm chí còn hay chủ động hô hào cả nhóm đi chơi. Nhưng rồi, từ khi con trai đầu lấy vợ, sinh cháu, bà Yên bỗng thành “con mọn” lần hai. Thương con, xót cháu, sau khi con dâu hết cữ đi làm, bà Yên xin về hưu sớm để trông cháu cho con. Kể từ đó, hầu như bà bỏ hết các cuộc gặp mặt bạn bè, chỉ quanh ra quẩn vào cháu với bếp. Nghe nói, sang năm vợ chồng con trai có kế hoạch cho đứa đầu đi mẫu giáo rồi sinh luôn một thể. Kiểu này, chả biết khi nào bà Yên mới rảnh rang.
Trong nhóm chơi với nhau, nào đâu chỉ mình bà Yên có cháu, bà Bến và một bà nữa cũng được lên chức bà gần năm nay. Thế nhưng, thay vì nhận việc trông cháu cho con, các bà chỉ hỗ trợ chúng lúc mình rảnh rỗi. Theo kinh nghiệm của bà Bến thì khi các con lập gia đình riêng, cha mẹ phải tỏ rõ quan điểm chỉ hỗ trợ các con trông cháu chứ không làm thay các con, để chúng chủ động có phương án lo cho gia đình nhỏ của mình.
“Thương con thương cháu cũng phải biết thương cho đúng cách. Cha mẹ hỗ trợ các con trông cháu chứ không nên vơ hết việc vào người. Làm vậy sẽ bị chúng ỉ lại, coi việc trông cháu nghiễm nhiên là của bà. Điều này dẫn đến việc các con thích đi đâu thì đi, đi lúc nào cũng được vì an tâm đã có bà trông cháu; còn bà thì chẳng dám đi đâu vì sợ mình đi thì cháu… bơ vơ”, bà Bến khẳng định quan điểm cá nhân.
Người mẹ đặc biệt
Đến tận bây giờ, bà Ngân vẫn không hiểu vì sao mình lại có thể yêu thương con của 'người cũ' nhiều đến vậy. Có lẽ, trái tim khát khao được làm mẹ đã lớn hơn tất thảy mọi thứ nên bà luôn cảm thấy hạnh phúc về quyết định của mình.
Tranh minh họa: Gia Linh
Hơn 20 năm trước, bà Ngân có một tình yêu đẹp với người bạn thanh mai trúc mã. Hai người thề non hẹn biển, sau này sẽ ở bên nhau. Sau khi tốt nghiệp đại học, bạn trai bà Ngân trở về quê, gây dựng sự nghiệp, còn bà vừa dạy học, vừa kinh doanh thêm. Một thời gian sau, hai người tổ chức đám cưới trong niềm hân hoan, chúc phúc của gia đình đôi bên và bà con làng xóm.
3 năm sau khi về chung một nhà, bà Ngân vẫn chưa mang bầu. Hai vợ chồng đi khám thì bác sĩ kết luận bà khó có con. Dù rất buồn khổ nhưng được sự động viên của chồng và gia đình hai bên, vợ chồng bà Ngân chạy chữa khắp nơi. Thương chồng là con một trong gia đình, bà quyết định ly hôn dù ông cố gắng níu kéo thế nào.
5 năm sau, chồng cũ của bà Ngân đi bước nữa, vợ ông sinh được một cậu con trai, đặt tên là Đạt. Cậu bé cũng là học trò của bà Ngân. Trong một lần đi qua con sông gần nhà, thấy hai đứa trẻ chấp chới dưới dòng nước chảy siết, bố mẹ Đạt cùng chạy ra cứu. Trớ trêu thay, sau khi đưa hai đứa trẻ cho nhóm cứu hộ thì mẹ Đạt bất ngờ bị nước cuốn trôi, chồng thấy vậy với theo để cứu nhưng cuối cùng cả hai người ra đi mãi mãi.
Kể từ khi bố mẹ mất, Đạt rơi vào trầm cảm, học hành sa sút. Ngày nào, cậu bé cũng thất thểu ra bờ sông, bảo chờ bố mẹ về. Một lần, thấy Đạt lao ra gần giữa sông, bà Ngân không quản ngại nguy hiểm, bơi ra đưa cậu vào bờ. Bà ôm Đạt vào lòng và bảo: "Bố mẹ đã rất vất vả sinh ra con nên con hãy quý trọng bản thân mình, đừng để bố mẹ trên trời cao đau lòng. Bố mẹ chỉ ra đi thanh thản khi con sống khỏe mạnh, hạnh phúc". Đạt òa khóc thật to.
Là cô giáo của Đạt nên bà Ngân thường xuyên qua nhà kèm cặp, chăm sóc, động viên cậu. Kết quả học tập của Đạt vì thế cũng tiến bộ rất nhiều. Sau một năm Đạt sống cùng gia đình bác ruột, bà Ngân ngỏ lời nhận cậu làm con nuôi. Trước đây, bà Ngân là em dâu của các bác Đạt nên họ đều biết bà là người nhân hậu. Họ đồng ý cho Đạt chuyển về sống cùng bà. Khát khao làm mẹ của bà Ngân cũng trở thành hiện thực.
Sau khi học xong đại học, Đạt quyết định về quê lập nghiệp, cũng là để phụng dưỡng mẹ. Bà Ngân còn bán mảnh đất riêng của mình rồi đưa cho con lấy vốn làm ăn. Sau nhiều cố gắng, Đạt giờ đây đã có sự nghiệp vững vàng. Anh cũng thấu hiểu sự hy sinh của mẹ dành cho mình nên đã mua lại mảnh đất trước đây cho bà.
Mùa lễ vu lan này, Đạt dẫn bạn gái về quê ra mắt mẹ. Nắm bàn tay chai sạn những nhọc nhằn của mẹ, Đạt nói: "Con cảm ơn mẹ đã luôn yêu thương, che chở, hy sinh cho con. Chưa bao giờ mẹ khiến con có cảm giác là con nuôi của mẹ. Con yêu mẹ rất nhiều và muốn mẹ chúc phúc cho chúng con". Nói rồi Đạt ôm chầm lấy mẹ. Đôi mắt bà Ngân cũng ngấn lệ từ khi nào. Bà xúc động nói: "Cảm ơn con đã là con của mẹ. Chỉ cần các con hạnh phúc là mẹ đã mãn nguyện rồi!".
Em chồng mời dự tiệc sinh nhật nhưng bắt tôi phải chia 20 triệu tiền hóa đơn 2 năm qua tôi có thể nhường nhịn Vân nhiều thứ, nhưng bây giờ thì không. Cứ để nó ngang ngược mãi rồi chẳng coi ai ra gì cả. 8h sáng chuông cửa reo ầm ĩ. Lại là anh shipper quen tới giao hàng nhưng gói hàng không phải của tôi. Nhắn cho cô em chồng bảo nó chuyển khoản trả tiền cho...