Ba nhà đầu tư bị phạt hành chính 170 triệu đồng
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa cho biết, đã xử phạt hành chính ba nhà đầu tư, gồm hai tổ chức và một cá nhân, số tiền 170 triệu đồng, do các vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán: công bố thông tin sai lệch, không đúng thời hạn theo quy định pháp luật; không báo cáo về việc dự kiến giao dịch.
(Ảnh minh họa)
Theo đó, ngày 10-12, Thanh tra UBCKNN ban hành Quyết định số 333/QĐ-XPVPHC xử phạt hành chính đối với CTCP Cấp thoát nước số I Vĩnh Phúc (địa chỉ: số nhà 14, đường Lý Bôn, phường Ngô Quyền, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc), số tiền 50 triệu đồng vì công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật.
CTCP Cấp thoát nước số I Vĩnh Phúc công bố thông tin trên hệ thống công bố thông tin của UBCKNN không đúng thời hạn theo quy định pháp luật đối với Báo cáo thường niên năm 2018 và giải trình ý kiến ngoại trừ của kiểm toán trên Báo cáo tài chính năm 2019.
Video đang HOT
* Cùng ngày 10-12, Thanh tra UBCKNN ban hành Quyết định số 332/QĐ-XPVPHC xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần Đầu tư MST (địa chỉ trụ sở chính: Ngõ 159 phố Tây Sơn, thị trấn Phùng, nuyện Đan Phượng, TP Hà Nội), số tiền 85 triệu đồng vì công bố thông tin sai lệch.
Công ty cổ phần Đầu tư MST công bố thông tin sai lệch các chỉ tiêu doanh thu, giá vốn và lợi nhuận sau thuế tại Báo cáo tài chính hợp nhất quý 4-2019 so với Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2019 được kiểm toán.
Công ty cổ phần Đầu tư MST buộc phải cải chính thông tin đối với nội dung công bố thông tin sai lệch (chỉ tiêu doanh thu, giá vốn và lợi nhuận sau thuế tại Báo cáo tài chính hợp nhất quý 4-2019.
* Trước đó, ngày 3-12, Thanh tra UBCKNN ban hành Quyết định số 325/QĐ-XPVPHC xử phạt hành chính đối với ông Nguyễn Hữu Đạt (địa chỉ: 36 Bờ Bao Thắng, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh), số tiền 35 triệu đồng, vì không báo cáo về việc dự kiến giao dịch.
Ông Nguyễn Hữu Đạt, người liên quan với bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Giám đốc Tài chính Công ty cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa (Mã chứng khoán: SBT) đã thực hiện mua 60.000 cổ phiếu SBT vào ngày 24-8-2020 nhưng không báo cáo về việc dự kiến giao dịch.
VNDIRECT lên kịch bản xấu nhất VN-Index rơi về vùng 740 810, lợi nhuận công ty chỉ đạt 320 tỷ đồng năm 2020
Ở kịch bản cơ sở, VNDIRECT kỳ vọng VN-Index sẽ dao động trong khoảng 840 - 920 trong các quý tiếp theo. Lợi nhuận của VNDIRECT đạt 405 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2019.
CTCP Chứng khoán VNDIRECT mới đây đã công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ năm 2020 dự kiến diễn ra vào ngày 30/6.
Đưa ra nhận định về thị trường chứng khoán 2020, VNDIRECT cho biết, Luật Chứng khoán mới được kỳ vọng sẽ cải thiện chất lượng cổ phiếu, tăng cường tính minh bạch và bảo vệ tốt hơn lợi ích của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ, từ đó giúp thu hút thêm các quỹ trong và ngoài nước vào thị trường chứng khoán Việt Nam và đẩy nhanh quá trình nâng hạng thị trường chứng khoán lên thị trường mới nổi.
Việt Nam có thể hưởng lợi lớn nhất từ việc nâng hạng của Kuwait nhờ nâng tỷ trọng trong MSCI Frontier Markets Index vào năm 2020. Dòng vốn từ các quỹ giao dịch theo chỉ số MSCI Frontier Markets Index và MSCI Frontier Markets 100 Index sẽ cải thiện thanh khoản thị trường cũng như thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Việc thoái vốn của Chính phủ tại các doanh nghiệp niêm yết như CTCP Sữa Việt Nam (VNM), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX), TCT Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEA), Tập đoàn FPT (FPT) và TCT Bảo hiểm Bảo Minh (BMI) cũng sẽ được thực hiện trong ngắn hạn, có thể vào năm 2020.
Tuy nhiên, tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn tại các DNNN sẽ khó cải thiện trong năm 2020 vì các nút thắt trong quá trình cổ phần hóa chưa được giải quyết triệt để, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến định giá đất.
VNDIRECT cho rằng dịch Covid-19 đang tác động rất lớn đến tâm lý các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Do đó, diễn biến của TTCK Việt Nam sẽ đồng hành cùng với diễn biến của dịch bệnh.
Theo kịch bản cơ sở, các nhà đầu tư nước ngoài chưa hào hứng với thị trường VN trong năm nay, thị trường chủ yếu được đỡ bởi nhà đầu tư trong nước. VN-Index kỳ vọng sẽ dao động trong khoảng 840 - 920 trong các quý tiếp theo. Thanh khoản trung bình thị trường ước tính tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước.
Ở kịch bản tích cực hơn, thị trường có các tín hiệu tích cực như: Việt Nam được tăng tỷ trọng trong MSCI Frontier Index xu hướng nới lỏng tiền tệ toàn cầu sẽ hướng dòng vốn giá rẻ chảy vào các thị trường mới nổi, nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại mua ròng từ tháng 7/2020. Ở kịch bản này, VN-Index tăng đến vùng 960 - 1.000 điểm và thanh khoản trung bình thị trường ước tính tăng 20,8% so với cùng kỳ.
Ở kịch bản xấu nhất, những bất ổn bên ngoài như chiến tranh thương mại hay dịch bệnh Covid-19 kéo dài hơn dự kiến, sẽ tác động lên tâm lý của các nhà đầu tư. Theo đó, VN-Index sẽ rơi về vùng 740 - 810, thanh khoản trung bình thị trường ước tính tăng 5,8% so với năm 2019.
HĐQT công ty đặt ra mục tiêu trong năm 2020 phấn đấu tăng trưởng thị phần môi giới cao hơn so với mức đạt được năm 2019; nhuận sau thuế hợp nhất của Công ty tương ứng với các kịch bản như kịch bản cơ sở, lợi nhuận đạt 405 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2019 và lợi nhuận riêng Công ty mẹ là 403 tỷ đồng. Kịch bản tích cực, lợi nhuận đạt 490 tỷ đồng, và lợi nhuận riêng Công ty mẹ là 484 tỷ đồng. Kịch bản xấu nhất, lợi nhuận đạt 320 tỷ đồng, và lợi nhuận riêng Công ty mẹ là 318 tỷ đồng.
Cung ngoại tệ được hỗ trợ sau giao dịch VHM Tỷ giá diễn biến trái chiều trên ngân hàng và thị trường tự do. Cung ngoại tệ trong nước được hỗ trợ bởi giao dịch trị giá 650 triệu USD mua cổ phần Vinhomes của nhóm nhà đầu tư ngoại. Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI - SSI Research có báo cáo thị trường tiền tệ tuần 15/6-19/6. Tình hình đại dịch...