Bà Nguyễn Thị Hồng được giới thiệu làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng được giới thiệu để trình Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Chiều muộn 9/11, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội họp phiên 50, xem xét nhân sự được giới thiệu để phê chuẩn bổ nhiệm Thống đốc Ngân hàng nhà nước.
Trước đó, chiều 9/11, trao đổi bên hành lang Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trần Văn Túy cho biết, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phiên 50 sẽ cho ý kiến về việc trình Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thay ông Lê Minh Hưng (đã được Bộ Chính trị công bố quyết định điều động, phân công giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng).
Ông Tuý cho biết, theo phương án của Chính phủ, nhân sự được giới thiệu để trình Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Thống đốc Ngân hàng nhà nước là bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Theo chương trình Kỳ họp 10, Quốc hội khoá XIV, vào sáng 11/11, Quốc hội sẽ tiến hành một số nội dung liên quan tới công tác nhân sự.
Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ trình Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ đối với ông Chu Ngọc Anh (đã được phân công về Hà Nội, sau đó được HĐND TP. Hà Nội bầu làm Chủ tịch UBND thành phố) và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với ông Lê Minh Hưng.
Sau đó, Quốc hội sẽ thảo luận và bỏ phiếu kín kiến để phê chuẩn và thông qua nghị quyết về nội dung này trong chiều cùng ngày.
Ngày 12/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ trình bày Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự một số thành viên Chính phủ. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự Thẩm phán TAND tối cao. Sau đó các đại biểu Quốc hội thảo luận tại đoàn về nội dung này.
Video đang HOT
Ngày 13/11, Quốc hội sẽ tiến hành phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự một số thành viên Chính phủ, nhân sự Thẩm phán TAND tối cao bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Bà Nguyễn Thị Hồng sinh năm 1968. Bà được bổ nhiệm làm Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước từ ngày 25/8/2014 cho đến nay. Trước đó, bà từng giữ chức Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước.
An Giang tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới
Thực hiện Thông báo số 219/TB-VPCP ngày 30-6-2020 của Văn phòng Chính phủ, chiều nay 2-7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước đã ký văn bản yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện tốt các nội dung sau:
Giao Sở Y tế chủ trì sơ kết một bước công tác phòng, chống dịch COVID-19, có đánh giá toàn diện, kỹ lưỡng và đề xuất động viên, khen thưởng kịp thời các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích, đóng góp.
Các cấp, các ngành, lực lượng chức năng tiếp tục thực hiện chiến lược phòng, chống dịch đã đề ra, giữ vững thành quả quan trọng về phòng, chống dịch đã đạt được trong thời gian qua; tiếp tục đề cao cảnh giác, không để phạm sai lầm, khuyết điểm, nhất là không thể lơ là công tác phòng, chống dịch.
Các cơ quan truyền thông, báo chí tiếp tục việc thông tin, truyền thông về công tác phòng, chống dịch bệnh để người dân yên tâm; các địa phương tiếp tục duy trì các biện pháp hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, không để người dân chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.
Cần tiếp tục quan tâm hơn nữa các biện pháp phòng, chống dịch chủ động, trước hết là sẵn sàng truy vết, xét nghiệm nhanh, rửa tay, đeo khẩu trang ở những nơi đông người.
Giao Sở Y tế tiếp tục theo dõi sát diễn biến dịch, kiên định 5 nguyên tắc: ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch. Cùng với đó, phải luôn trong tình trạng báo động để kịp thời xử lý các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra; đảm bảo việc duy trì năng lực và sự sẵn sàng đáp ứng của hệ thống y tế với các tình huống mới của dịch bệnh; hướng dẫn quy trình chuẩn và tổ chức tập huấn nâng cao năng lực để sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch bệnh xảy ra trong thời gian tiếp theo.
Tiếp tục tổ chức tốt và giám sát chặt chẽ, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch trong việc đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước được cách ly tập trung tại Trường Quân sự tỉnh An Giang cũ, thị trấn Óc Eo (Thoại Sơn).
Tiếp tục cho phép và tạo điều kiện các nhà ngoại giao, nhà đầu tư, doanh nhân, chuyên gia, lao động kỹ thuật cao... nhập cảnh Việt Nam, kể cả nhập cảnh trong thời gian ngắn (dưới 14 ngày) và có biện pháp cách ly phù hợp, linh hoạt.
Giao Công an tỉnh hướng dẫn các cơ quan, tổ chức làm thủ tục mời, đón, bảo lãnh, cung cấp hành trình dự kiến của các đối tượng nêu trên vào Việt Nam (tỉnh An Giang) để được duyệt cấp thị thực, duyệt nhân sự đủ điều kiện nhập cảnh, bảo đảm nhanh chóng, thuận lợi, chặt chẽ, không vì lý do phòng, chống dịch mà gây khó khăn.
Giao UBND các huyện, thị xã, thành phố có cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu đường bộ, đường thủy lựa chọn khu vực an toàn cho các thương nhân thực hiện việc trao đổi, ký kết, giao dịch thương mại, đầu tư... khi vào tỉnh.
Giao Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương cùng các địa phương liên quan rà soát, xây dựng các hướng dẫn, quy định phục vụ các nhà ngoại giao, nhà đầu tư, doanh nhân nước ngoài vào làm việc, thực hiện nhiệm vụ tại các khu vực riêng biệt, đảm bảo công tác phòng, chống sự lây lan của dịch bệnh.
Sở Y tế chủ trì, phối hợp Sở Ngoại vụ hướng dẫn cụ thể các hình thức cách ly phù hợp, linh hoạt đối với từng loại đối tượng công dân Việt Nam về nước và các trường hợp khác nhập cảnh Việt Nam (An Giang).
Chưa mở cửa cho khách du lịch quốc tế nhập cảnh Việt Nam (An Giang). Các doanh nghiệp du lịch, lữ hành cần có kế hoạch sẵn sàng đón khách du lịch quốc tế trở lại khi điều kiện cho phép.
Giao Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục chuẩn bị các cơ sở cách ly tập trung để cách ly công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước, kể cả việc bố trí các doanh trại, các trường thuộc quân đội, các khách sạn, cơ sở lưu trú và các cơ sở phù hợp khác làm nơi cách ly.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát tại biên giới đường bộ, nhất là các đường mòn, lối mở; thực hiện chặt chẽ các biện pháp phòng dịch tại các cơ sở cách ly.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp Sở Y tế triển khai giám sát, xét nghiệm COVID-19 đối với thực phẩm nhập khẩu không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành chủ động triển khai các giải pháp kết nối, thúc đẩy lưu thông hàng hóa với thị trường quốc tế. Trường hợp cần thiết phải cử các đoàn công tác đến các vùng, địa bàn cơ bản an toàn để thúc đẩy giao thương.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, chỉ đạo việc đưa người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài, trước hết là đến các nước đang có nhu cầu và đã cơ bản an toàn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan...
Các sở, ngành: Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Nhà nước theo chức năng chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9-4-2020 của Chính phủ, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, kiến nghị giải pháp và Nghị quyết số 84/NQ-CP, ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Giao Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục đẩy mạnh thông tin, truyền thông về thành công của tỉnh trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, phê phán các thông tin xấu, độc; Các sở, ngành: Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Nhà nước theo chức năng chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9-4-2020 của Chính phủ, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, kiến nghị giải pháp và Nghị quyết số 84/NQ-CP, ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Giao Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục đẩy mạnh thông tin, truyền thông về thành công của tỉnh trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, phê phán các thông tin xấu, độc; lưu ý tăng cường thông tin, tuyên truyền về các thành quả khoa học công nghệ trong phòng, chống dịch, kinh tế số, đặc biệt là ứng dụng công nghệ số trong các hoạt động kinh tế - xã hội và trong hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của nhà nước.
Các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh tiến độ, tháo gỡ khó khăn cho từng dự án cụ thể; đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng nội địa, du lịch nội địa...
Ảnh: GIA KHÁNH
6 tháng đầu năm 2020, tổng khách du lịch đến Quảng Ninh ước đạt trên 4 triệu lượt 6 tháng đầu năm 2020, tổng khách du lịch đến Quảng Ninh ước đạt 4.193.703 lượt; Hà Giang tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch trong và ngoài nước trong 6 tháng cuối năm 2020; Tháng 6, tổng lượng khách đến Lào Cai ước đạt 168.000 lượt là những thông tin du lịch đáng chú ý. 6 tháng đầu năm...