Ba nguyên nhân chính khiến đồ điện tử hư hỏng
Mọi vật trên đời đều không thể tồn tại vĩnh cữu được anh em ạ. Và đồ điện tử cũng thế.
Dù có rất nhiều nguyên nhân có thể làm đồ điện tử hư như bị va đập, vô tình làm rơi hay vào nước thì tất cả những lý do này đều được chia thành ba loại hư hỏng chính nhé.
Hỏng do lỗi đóng gói
Việc đóng gói linh kiện điện tử sẽ nhằm vào hai mục đích chính: bảo vệ thành phần bên trong khỏi môi trường bên ngoài và là giải pháp kết nối linh kiện với mạch điện. Nếu phần bảo vệ bên ngoài bị hư thì các yếu tố từ môi trường như hơi ẩm, quá trình oxy hóa (bị rỉ sét) sẽ dễ dàng tác động vào thành phần bên trong và làm thiết bị điện tử hư hỏng nhanh hơn.
Ngoài ra, phần bảo vệ này cũng hạn chế tác động vật lý như va đập, tia cực tím từ ánh sáng mặt trời hay hạn chế bị loại hóa chất dính vào. Nếu được tính toán kỹ lưỡng, thiết kế an toàn thì sẽ hạn chế tối đa nguy cơ hư hỏng thành phần bên trong.
Tất nhiên không phải có phần bảo vệ là thành phần bên trong sẽ được an toàn đâu các bạn ạ. Trong quá trình sản xuất vẫn có thể xảy ra lỗi làm thành phần bên trong bị đoản mạch hoặc một số hóa chất còn sót lại có thể làm ăn mòn chất bán dẫn hoặc chính vỏ bảo vệ hay những vết nứt nhỏ có thể lan rộng do giãn nở nhiệt.
Hỏng các mối hàn và tiếp xúc điện không tốt
Hiện nay, phương thức chính để nối các linh kiện điện tử với bo mạch là hàn chúng với nhau. Tuy nhiên, nếu dùng sai chất để hàn thì có thể tạo nhiều lớp kim loại giòn bao phủ mối hàn. Những lớp này có thể làm hỏng mối hàn và thường rất khó để phát hiện sớm.
Ngoài ra, quá trình giãn nở do nhiệt trong lúc hoạt động cũng là một trong những yếu tố chính khiến mối hàn trên các loại linh kiện điện tử bị hỏng. Các chất dùng để hàn, các chất phủ bề mặt hoặc lớp dẫn điện của bo mạch sẽ có độ giãn nở khác nhau. Những thành phần này nóng lên sẽ nở to lên, nguội đi thì co lại nhưng co không đều nên có thể làm các liên kết bị hở, gây hư hỏng thành phần bên trong hoặc là tróc các lớp dẫn điện trên bảng mạch. Bên cạnh đó, không phải mối hàn nào cũng đều nhau các bạn ạ. Nếu hàn thiếu chì thì sẽ không chặt, nếu thừa thì có thể làm chì rơi rớt lên bảng mạch rồi dính vào lớp dẫn điện gây đoản mạch.
Lỗi của các bo mạch có thể xuất phát từ quá trình sản xuất hoặc trong lúc hoạt động. Thường thì các lỗi do nhà sản xuất sẽ rất ít xảy ra vì họ đều kiểm soát chất lượng sản phẩm khá nghiêm ngặt, nhưng mình cũng sẽ liệt kê một số lỗi cho các bạn tham khảo thêm. Chẳng hạn như các lớp trên bo mạch có thể bị in lệch tăng nguy cơ đoản mạch, hở mạch, các loại hóa chất được sử dụng trong quá trình sản xuất còn đọng lại trên bề mặt có thể ăn mòn lớp dẫn điện cũng gây ra đoản mạch. Ngoài ra, sử dụng quá nhiều hoặc quá ít đồng để mạ lớp dẫn điện cũng có thể làm bo mạch “chết” nhanh hơn vì giãn nở nhiệt không đều.
Đa số khiến bo mạch bị hư trong lúc hoạt động là do lớp dẫn điện bị ăn mòn các bạn ạ. Trong quá trình sản xuất, một số chất dung môi được dùng để hàn linh kiện vào bo mạch còn sót lại có thể ăn mòn bề mặt. Ngoài ra, sau thời gian sử dụng thì các linh kiện cũng có thể rò rỉ một số loại hóa chất khác nhau, nếu không làm mòn bo mạch thì cũng có thể dẫn điện và làm đoản mạch. Quá trình giãn nở nhiệt cũng có thể tách các lớp của bo mạch ra, tạo điều kiện cho một số chất lọt vào hoặc hình thành các sợi kim loại nhỏ có thể dẫn điện giữa các lớp của bo mạch.
Theo gearvn
Tham quan dây chuyền sản xuất hiện đại của Samsung Galaxy Z Flip
Trước khi xuất xưởng, Samsung Galaxy Z Flip phải trải qua quy trình sản xuất và kiểm tra thành phẩm tinh vi nhằm đảm bảo chất lượng của mỗi chiếc điện thoại màn hình gập.
Để cho ra đời công nghệ smartphone màn hình gập, Samsung đã mất nhiều năm trời thai nghén ý tưởng và tiến hành nghiên cứu. Sau khi thành công, việc xây dựng dây chuyền lắp ráp những chiếc điện thoại phức tạp khó sản xuất như Galaxy Fold và Galaxy Z Flip cũng là một bài toán khó với gã khổng lồ công nghệ xứ Hàn.
Mỗi chiếc Samsung Galaxy Z Flip đến tay khách hàng đều là thành quả của một dây chuyền tinh vi, tối tân hơn nhiều so với các smartphone thông thường bởi trên thực tế, Galaxy Z Flip còn là mẫu điện thoại màn hình gập đầu tiên trên thế giới sử dụng mặt kính. Nếu bạn tò mò về quy trình lắp ráp nên một chiếc smartphone sau cùng, hãy cùng tham quan chuỗi dây chuyền sản xuất Galaxy Z Flip trong video dưới đây.
Đoạn video này được chính Samsung công bố, có thời lượng chỉ 1 phút nhưng cũng đủ để chúng ta thấy được những công đoạn chốt của việc kiểm tra Samsung Galaxy Z Flip trước khi máy xuất xưởng tới tay người dùng. Trong video, nhà sản xuất Hàn Quốc đã huy động rất nhiều máy móc tối tân kiểm tra chất lượng gập/mở trên màn hình kính của từng chiếc điện thoại. Đây là một bước quan trọng trước khi Galaxy Z Flip được chuyển tới khâu cài đặt phần mềm. Sau đó, một đội ngũ nhân viên đặc biệt sẽ phụ trách kiểm tra thành phẩm bằng tay trước khi đóng gói và vận chuyển đi.
Qua video này, bạn sẽ có được cái nhìn chân thật nhất về cách thức Samsung sản xuất ra một thiết bị thông minh phức tạp với cơ chế gập mở chính giữa màn hình. Nếu đang đắn đo trong việc mua và trải nghiệm chiếc Samsung Galaxy Z Flip đột phá, hi vọng video này sẽ khiến bạn có thêm động lực mua sắm.
Theo FPT Shop
Vì sao đồ điện tử mới lại "thơm", hít nhiều liệu có sao không? Anh em mua laptop, chuột, bàn phím mới đều thích ngửi mùi nhựa mới đúng không nào. Vậy mùi nhựa này từ đâu mà có, hít nhiều có hại không, các bạn cùng mìn tìm hiểu qua bài viết này nhé. Nguồn gốc của mùi "nhựa mới" Nếu bạn để ý thì có rất nhiều đồ điện tử, vật dụng bằng nhựa khi...