Ba ngày buôn hàng cấm và 20 năm sám hối
Đến khi trưởng thành, có gia đình riêng thì không may, chồng của Vân lại là kẻ nghiện ngập. Những cơn nghiện nặng đã khiến chồng Vân mất sớm vì sốc thuốc. Lã Khánh Vân dấn thân vào con đường buôn bán “chất trắng”.
Lã Khánh Vân, SN 1974, thường trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, sinh ra trong một gia đình nghèo có 5 anh em. Chỉ được học hết năm đầu trung THPT, Vân đã phải bỏ học để bươn chải kiếm sống khi mất cả cha lẫn mẹ. Đến khi trưởng thành, có gia đình riêng thì không may, chồng của Vân lại là kẻ nghiện ngập. Những cơn nghiện nặng đã khiến chồng Vân mất sớm vì sốc thuốc. Lã Khánh Vân dấn thân vào con đường buôn bán “chất trắng”.
Các bị cáo trước vành móng ngựa
Video đang HOT
Đầu tháng 11-2010, Lã Khánh Vân đã bị bắt quả tang cùng với Phùng Quốc Hưng, SN 1973, trú tại phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, trong khi đang giao “hàng” tại khu vực ngã tư phố Vọng – Đại La, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Khi bị bắt, trên người Hưng còn mang 28 viên ma túy tổng hợp và hai túi Ketamine giấu trong chiếc vỏ bao thuốc lá ở túi quần. Lã Khánh Vân còn trong túi xách 48,5 viên ma túy tổng hợp và sáu túi Ketamine.
Cùng bị bắt quả tang với Lã Khánh Vân và Phùng Quốc Hưng còn có Vũ Văn Trung, SN 1966, trú tại phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, lúc bấy giờ đang lái xe đèo Vân và Hưng, trong ví giấu một túi Ketamine có trọng lượng 1,847 gam,.
Lã Khánh Vân khai nhận, ba ngày tham gia mua bán ma túy tổng hợp đã thu được hơn 45 triệu đồng. Mỗi ngày trung bình Vân bán được 25 viên và hai chỉ Ketamin. Tổng số lượng ma túy tổng hợp Lã Khánh Vân đã mua bán là 75 viên cùng sáu chỉ Ketamine với trọng lượng 366,352 gam. Cách thức đặt “hàng” và địa chỉ giao nhận, Vân đều được báo qua điện thoại từ những đối tượng sử dụng ma túy tại các quán bar.
VKSND TP Hà Nội đã khởi tố Lã Khánh Vân về tội “Mua bán trái phép chất ma túy” theo Điểm e, Khoản 4, Điều 194 BLHS. Phùng Quốc Hưng bị khởi tố về tội “Mua bán trái phép chất ma túy” , Vũ Văn Trung bị khởi tố về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” được quy định tại Khoản 1, Điều 194 BLHS.
Tòa sơ thẩm ngày 16-6-2011 của TAND TP Hà Nội, HĐXX đã tuyên phạt Phùng Quốc Hưng 48 tháng tù giam, Vũ Văn Trung 30 tháng tù giam và Lã Khánh Vân 20 năm tù giam.
Theo Pháp Luật XH
Sám hối của nữ sinh viên "cầm nhầm" tiền tiết kiệm của bạn
Sau khi trộm được chứng minh thư nhân dân, Nết đến ngân hàng rút tiền. Vụ việc bị phát hiện, Nguyễn Thị Nết đã phải lĩnh án 6 năm tù,...
Thấy bà chủ đưa cho chùm chìa khóa có chìa khóa cửa của cô bạn cùng dãy trọ, nữ sinh viên lớp phó đời sống, khoa Công nghệ Thông tin của Trường ĐHQG Hà Nội Nguyễn Thị Nết nảy lòng tham, mở cửa "nẫng" cuốn sổ tiết kiệm gần 300 triệu đồng. Sau khi trộm được chứng minh thư nhân dân, Nết đến ngân hàng rút tiền. Vụ việc bị phát hiện, Nguyễn Thị Nết đã phải lĩnh án 6 năm tù,...
Nguyễn Thị Nết: "Sẽ không bao giờ để xảy ra như quá khứ nữa!".
Thân thiết với... kẻ trộm!
Năm 2006, vừa tốt nghiệp THPT, chị Nguyễn Thị Mai, SN 1986 quê Bắc Giang xuống Hà Nội và thuê trọ tại phòng số 7, tầng 5, số nhà 68, tổ 3, làng Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội. Sống xa nhà, lại ít có người thân thích, chị thấy Nguyễn Thị Nết, sinh viên Trường ĐHQG Hà Nội ở phòng số 5, tầng 4 cùng dãy nhà trọ với mình lại bằng tuổi, vui tính cởi mở nên hai người nhanh chóng thân thiết. Một người là sinh viên, một người làm kinh doanh, nhưng họ luôn tìm được tiếng nói chung và sở thích chung là đi mua sắm. Chị Mai vốn kinh doanh nên cách tiêu pha có phần phóng khoáng. Nhưng Nết cũng không kém, tuy là sinh viên xuất thân từ một gia đình công chức bình thường ở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định nhưng Nết cũng tiêu pha rất thoáng. Mỗi tháng bố mẹ chỉ cho Nết 1,5 triệu đồng tiền chi tiêu, nhưng Nết thuê nhà đã hết 2 triệu đồng, mà lại còn mua xe đẹp. Hai người còn đi du lịch Cần Thơ, TP HCM...
Thời điểm này, là người kinh doanh, buôn bán nên mặc dù tuổi còn trẻ nhưng chị Mai đã huy động được số vốn kha khá. Tuy nhiên, do ở nhà trọ nên chị Mai đã chọn giải pháp gửi tiết kiệm theo hình thức bậc thang. Ngày 28-5-2008, chị Mai đã mang số tiền 626 triệu đồng gửi tiết kiệm tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) ở số 2 Láng Hạ. Ngày 24-7-2008, chị Mai làm thủ tục rút 350 triệu đồng, số dư còn lại là 276 triệu đồng. Đến ngày 24-12-2008, chị Mai tá hoả trình báo với Ngân hàng NN&PTNT bị mất chiếc sổ tiết kiệm này. Ngay lập tức, phía ngân hàng cũng đã báo cho chị rằng số tiền 276 triệu đồng cùng hơn 17 triệu đồng tiền lãi đã được giao dịch hoàn tất vào ngày 11-11-2008. Tuy nhiên, chị Mai khẳng định chắc chắn chị không thực hiện giao dịch này.
Sau khi được xem lại cuốn băng camera giám sát những khách hàng đến giao dịch vào thời điểm đó, chị Mai giật mình khi nhận ra người đến giao dịch hôm ấy lại chính là Nguyễn Thị Nết, SN 1986, trú tại thôn Chính Trang, xã Nam Thái, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, sinh viên Trường ĐHQG Hà Nội là bạn thân của mình.
Rút tiền tiết kiệm của người khác bằng cách nào?
Sau một thời gian, cô nữ sinh viên khoa Công nghệ Thông tin Nguyễn Thị Nết đã phải bước ra trước vành móng ngựa để nhận phán quyết của pháp luật. Tại phiên tòa, nội tình vụ việc đã được làm sáng tỏ. Vào một buổi sáng của một ngày tháng 9-2008, do không có chìa khóa vào phòng, Nết mượn chìa khóa gốc của bà chủ nhà trọ để mở cửa. Trong chùm chìa khóa có cả chìa khóa phòng chị Mai. Biết chị Mai không có nhà, Nết đã lấy chìa khóa mở cửa vào phòng chị Mai, "cầm nhầm" luôn cuốn sổ tiết kiệm của bạn. Sau đó khoảng một tuần, đôi bạn cùng đi TP HCM và Cần Thơ chơi. Lần này, Nết tiếp tục "tiện tay" lấy luôn chiếc chứng minh thư nhân dân của chị Mai.
Tới ngày 11-11-2008, cô nữ sinh viên lớp phó phụ trách đời sống của lớp đã cầm sổ tiết kiệm và chứng minh thư lấy được của chị Mai đến Sở giao dịch Ngân hàng NN&PTNT (số 2 Láng Hạ), khai báo theo tên của chị Mai, giả chữ ký để rút toàn bộ số tiền trong sổ, cả gốc và lãi gần 300 triệu đồng. Rút tiền xong, ngay trong ngày, Nết gửi 100 triệu đồng vào Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), chi nhánh Thăng Long. Số tiền gần 200 triệu còn lại, Nết dùng mua xe máy Spacy hết 130 triệu đồng, còn lại cô ta hoàn trả số tiền đã "tiêu hụt" của lớp và dùng để chi tiêu cá nhân. Hai tháng sau, Nết bị bắt khi đang ngồi học trước sự ngỡ ngàng của bao bạn bè.
Đôi bạn thân gặp nhau tại phiên toà, chỉ có điều người thì ở vị trí bị cáo, người thì ở vị trí bị hại khiến những người dự tòa không khỏi xót xa! Chỉ vì lòng tham, Nết không những đánh mất đi tình bạn mà còn đánh mất cả tương lai sán lạn của mình. Ngoài phải đền bù toàn bộ số tiền cho phía ngân hàng và chị Mai, Nết còn phải lĩnh án 6 năm tù giam về tội: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Phiên tòa khép lại, khiến bao người phải tiếc nuối bởi chỉ vì lòng tham, cô nữ sinh đã đánh mất tất cả.
Lời sám hối...
Gặp lại Nguyễn Thị Nết sau hơn 2 năm thụ án ở trại giam, cô đã già nhiều so với tuổi. Trong câu chuyện với chúng tôi, hiếm khi thấy nữ phạm nhận này nhìn người đối diện. Khi tôi gợi ý hỏi chuyện, cô bảo: "Em cảm thấy xấu hổ lắm. Vì lòng tham, lại thích ăn chơi đua đòi mà em đã phạm tội không thể dung thứ, đánh mất tất cả tương lai của mình!".
Vốn là con thứ trong gia đình có 4 anh chị em, nhưng Nết luôn giữ "tốp" đầu về học lực của trường huyện ấy. Không những vậy, cô còn có tài ăn nói khéo léo khiến cho nhiều thầy cô và bạn bè trong trường đặt niềm tin. Thế rồi, sau khi tốt nghiệp THPT, Nết đỗ vào khoa Công nghệ Thông tin của Trường ĐHQG Hà Nội với số điểm tương đối cao. Tại đây, Nết cũng được bạn bè thân thiện và đặt niềm tin bầu cô làm lớp phó phụ trách đời sống. Nhưng cũng chính vì chốn phố thị phồn hoa lại "ôm" khá nhiều tiền quỹ của lớp đã khiến cho cô gái quê này choáng ngợp và gục ngã trước "ma lực" của đồng tiền. Sau song sắt trại giam, Nết mới thấm thía thì đã quá muộn. Bao năm bố cô sống xa nhà, để lại mẹ cô oằn mình cùng vài sào ruộng nuôi 4 anh chị em khôn lớn. Mặc dù, những người anh, người chị đều không được học cao như cô nhưng họ hiện nay cũng có một công việc tốt, tuy vất vả, nhưng họ sống thật với lòng và sống đúng bằng mồ hơi nước mắt của mình và họ hạnh phúc cũng bởi những điều giản dị ấy. Còn cô, học cao, một tương lai rộng mở trước mắt, vậy mà cô không biết nắm giữ, đã đánh mất khỏi tầm tay chỉ vì đồng tiền.
Mặc dù, về trại giam, cô cũng được sắp xếp lao động ở công việc nhẹ nhàng hơn những phạm nhân khác như làm cói, làm mi giả, nhưng Nết vẫn thấy cô đơn, trống trải. Nhiều đêm, tâm trạng cô luôn giằng xé giữa thực tại và tương lai. Rồi cô luôn tự nhủ: "Phải cố gắng cải tạo để được giảm án. Biết rằng, quãng thời gian còn lại còn vài năm nữa nhưng em sẽ cố để một ngày sau khi ra trại, em sẽ tiếp bước con đường học hành để thi tiếp vào một trường nào đó dẫu biết rằng đó là rất khó khăn nhưng em sẽ cố và sẽ không bao giờ để xảy ra như quá khứ nữa!".
Theo Pháp Luật XH
Truyền kỳ cuộc đời của nữ tướng cướp giết người không ghê tay Từ những thập niên 70-80 và đầu 90 của thế kỷ trước, ở vùng sông nước Đồng Nai - Sài Gòn có nhiều câu chuyện ly kỳ, huyễn hoặc về nữ tướng cướp Tám Lũy. Nào là cướp bóc dã man, nổ súng giết người không ghê tay, là "nữ chúa" của vùng đất Nhơn Trạch (Đồng Nai). Đó có thể là những...