Bà Nà Hills trả tài sản gần năm chục triệu đồng cho du khách
Ban Quản lý khu du lịch Bà Nà Hills vừa trả lại số tài sản trị giá gần 50 triệu đồng và nhiều tư trang giá trị cho du khách bỏ quên tại điểm tham quan.
Vào chiều ngày 6/3/2016, trong khi dừng chân tại quán chè cung đình Huế thuộc khu du lich, hai du khách đến từ TP Hồ Chí Minh là David Phạm và Lana Nguyễn đã để quên 1 túi xách có tổng giá trị tài sản lên tới gần 40 triệu đồng, bao gồm 30 triệu đồng tiền mặt, 1 thiết bị điện tử Ipad cùng nhiều giấy tờ cá nhân. Chỉ sau chưa đầy một tiếng đồng hồ sau khi thông báo tới bộ phận chăm sóc khách hàng của Bà Nà Hills, hai du khách David Phạm và Lana Nguyễn đã được nhận lại toàn bộ tài sản bỏ quên.
Cùng ngày, Ban quản lý khu du lịch Bà Nà Hills cũng đã trao trả cho chị Nguyễn Thị Thúy, du khách đến từ Hà Nội số tiền hơn 06 triệu đồng tiền mặt và 2 điện thoại di động mà chị Thúy bỏ quên.
Đây không phải lần đầu tiên nhân viên của Khu du lịch Bà Nà Hills trả lại tài sản cho du khách. Tất cả các du khách đến Bà Nà Hills nếu không may để quên tài sản cùng tư trang giá trị hầu hết đều được nhận lại. Khu du lịch đã xây dựng quy trình chặt chẽ, nhanh chóng, khoa học về việc trả lại tài sản cho du khách bị bỏ quên.
Theo đó, khi nhặt được tài sản du khách bỏ quên, Ban quản lý khu du lịch thường tiến hành kiểm tra niêm phong tài sản, sau đó phát thông báo tới toàn khu du lịch để vị khách thất lạc tài sản nhanh chóng biết được đầu mối xử lý sự cố.
Trao trả ngay tài sản thất lạc cho du khách cũng là một trong nhiều hoạt động được Bà Nà Hills chú trọng ưu tiên nhằm tiếp tục ghi dấu ấn về hình ảnh một khu du lịch văn minh, trách nhiệm, luôn lấy sự hài lòng của du khách làm tiêu chí phục vụ.
Video đang HOT
Theo_VnMedia
Vụ resort không phép tại Vườn Quốc gia Ba Vì: Lại một sai phạm đã rồi
Một lần nữa kỷ cương phép nước lại bị thử thách bởi việc cố ý làm trái của chủ đầu tư xây dựng resort tại Vườn Quốc gia Ba Vì (Hà Nội).
Sẽ thanh tra toàn diện công trình vi phạm tại Vườn Quốc gia Ba Vì
Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát trả lời báo chí: "Ngày hôm qua (2/3), Tổng cục Lâm nghiệp đã tổ chức đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra sơ bộ ban đầu tại công trình xây dựng ở Vườn Quốc gia Ba Vì. Đây là một công trình lớn, vi phạm quy định, nên cần nhiều thời gian để thanh tra, kiểm tra kỹ, không thể xong trong ngày một, ngày hai. Vì vậy, đợt kiểm tra hôm qua chỉ nhằm xác minh những sai phạm cơ bản ban đầu. Sau khi nhận được kết quả từ Tổng cục Lâm nghiệp, tôi sẽ yêu cầu thanh tra toàn bộ. Sau khi thanh tra toàn diện, sai phạm đến đâu sẽ xử lý đến đó, theo đúng quy định của pháp luật"
Sau vụ cao ốc 8B Lê Trực, biệt phủ trên đèo Hải Vân, rồi nhiều vụ việc vi phạm trong xây dựng diễn ra khắp cả nước, dư luận đang mong chờ một quyết định nghiêm minh, hợp lòng dân về vụ resort không phép tại Vườn Quốc gia Ba Vì. Sai phạm đã quá rõ ràng và ngay cả chủ đầu tư cũng nhận lỗi vì sự "nôn nóng" của mình. Thế nhưng, cứ mỗi sự vụ "bị lộ" ra thì hầu như mọi chuyện đã rồi.
Chờ không được thì cứ xây
Trao đổi với báo chí, Giám đốc Công ty Phát triển Công nghệ (CFTD) Lương Ngọc Anh, chủ đầu tư dự án "Le Mont Bavi" sai phạm tại Vườn Quốc gia Ba Vì cho biết: "Từ những năm 30 của thế kỷ XX, người Pháp đã xây dựng khu nghỉ dưỡng cao cấp với cả trăm nền biệt thự còn lại đến ngày nay. Việc phục hồi một khu du lịch sinh thái là cần thiết. Để bắt tay vào xây dựng Le Mont Bavi Resort & Spa, Công ty CFTD đã tiến hành xin đầu tư dự án theo đúng chủ trương, đúng quy hoạch nhưng sau nhiều năm vẫn chưa được Bộ NN&PTNT phê duyệt".
Không chờ nổi Bộ NN&PTNT phê duyệt, chủ đầu tư cứ tiến hành xây dựng và hẳn nhiên là họ tin chắc rằng dự án của mình sẽ được phê duyệt. Và cứ thế đến khi báo chí phát hiện ra thì dự án đã hoàn thiện và tiến hành kinh doanh. Hàng loạt những lý do được các bên liên quan đưa ra, nhưng điều quan trọng là dự án chưa được cấp phép.
Không chờ nổi Bộ NN&PTNT phê duyệt, Công ty CFTD cứ tiến hành xây dựng "Le Mont Bavi". (Ảnh: Vietnamplus)
Vườn Quốc gia Ba Vì được biết đến như một địa danh thiêng liêng của Thủ đô cũng như cả nước, nơi đây có đền thờ đức thánh Tản Viên, đền thờ Bác Hồ. Không chỉ có ý nghĩa về mặt tâm linh, Vườn Quốc gia còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng. Chính vì tính chất đặc biệt quan trọng như vậy, nên mọi việc tác động đến Vườn đều phải có ý kiến của các cơ quan chức năng.
Trước thực trạng xây dựng một số công trình chưa được cấp phép tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Ban quản lý Vườn Quốc gia yêu cầu chủ đầu tư đình chỉ toàn bộ công tác thi công từ ngày 1/3/2016.
Ngày 1/3, khu vực bị đình chỉ thi công có diện tích khoảng 214.873m2 , nằm trọn vẹn trong Vườn Quốc gia Ba Vì, thuộc xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, có độ cao 600m so với mực nước biển. Với địa hình gò đồi thoai thoải, xen lẫn những cây thông, cây bản địa, chủ đầu tư là Công ty CFTD (có trụ sở tại Hà Nội) cho xây dựng 50 phòng kiên cố bê tông xi măng, hiện đại, nhằm phục vụ khách du lịch. Sau nhiều năm xây dựng, đến nay, nhiều hạng mục đã cơ bản hoàn thành, tạo nên một khu du lịch Le Mont Bavi Resort cao cấp.
Tuy nhiên, theo ông Đỗ Hữu Thế, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Ba Vì, sau khi phát hiện Công ty CFTD chưa thực hiện đầy đủ các quyết định của cấp có thẩm quyền về việc xây dựng khu du lịch trên, Ban quản lý rừng đã có văn bản số 328 ký ngày 23/10/2015, yêu cầu chủ đầu tư tạm dừng triển khai dự án.
"Lực lượng kiểm lâm nói riêng và Vườn Quốc gia nói chung chưa cương quyết trong việc ngăn chặn xây dựng dự án, khi mà chủ đầu tư chưa hoàn thiện đủ các yêu cầu, dẫn đến bị đình chỉ như hiện nay. Chúng tôi sẽ chấp hành mọi phán quyết của cấp trên về việc xây dựng dự án tại Vườn Quốc gia Ba vì", ông Đỗ Hữu Thế giãi bày.
Khẩn trương vào cuộc
Trước sai sót của chủ đầu tư dự án "Le Mont Bavi" - Công ty CFTD, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã có công văn chỉ đạo Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức ngay đoàn thanh kiểm tra làm rõ việc xây dựng các công trình không phép tại Vườn Quốc gia Ba Vì, báo cáo Bộ trưởng trước ngày 4/3. Cùng với đó, Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan cũng khẩn trương vào cuộc để làm rõ những sai phạm. Và hẳn nhiên vụ việc sẽ sớm được quyết định trong thời gian ngắn để tạo niềm tin cho nhân dân.
Trở lại với thời điểm năm 2008, Ban quản lý Vườn Quốc gia Ba Vì đã ký hợp tác liên kết với Công ty CFTD. Theo đó, Ban quản lý Vườn cho Công ty CFTD thuê khoán 53ha diện tích đất rừng tại cốt từ 600m đến 800m, để làm khu du lịch, nghỉ dưỡng, bán hàng lưu niệm, giải trí phục vụ du lịch. Thời gian thuê là 50 năm kể từ năm 2011 đến năm 2061 với số tiền 8 tỷ đồng.
Dựa trên sự liên kết trên, Công ty CFTD đã tiến hành thực hiện các thủ tục và xây dựng khu "Le Mont Bavi" phục vụ mục đích trên, cho dù còn chưa được cấp phép đầu tư xây dựng. Trao đổi về việc doanh nghiệp xây dựng trên đất rừng thuộc địa bàn quản lý nhưng chính quyền không hay biết, ông Nguyễn Thành Sơn, Chánh Văn phòng UBND huyện Ba Vì cho biết, diện tích đất rừng trên đã giao cho Vườn Quốc gia quản lý nên chính quyền không thể nắm bắt được quá trình liên kết cũng như xây dựng dự án. Theo đó, Bộ NN&PTNT là cơ quan nắm toàn bộ quy hoạch, gồm quy hoạch vùng, quy hoạch chi tiết, theo nguyên tắc, Ban quản lý Vườn Quốc gia là đơn vị của Bộ nên trên thực tế, địa phương không can thiệp vào các công việc của Ban quản lý".
Về lâu dài, để tiện cho việc quản lý, ông Nguyễn Thanh Sơn, Chánh Văn phòng UBND huyện Ba Vì kiến nghị việc quản lý Vườn Quốc gia cần có sự phối hợp với địa phương, để phục vụ chung kinh tế, xã hội của các địa phương có rừng, chứ không nên quản lý như hiện nay.
Tại nhiều mảnh rừng thuộc cốt 600m đến cốt 800m của Vườn Quốc gia Ba Vì còn nhiều dấu tích của những địa điểm lịch sử cách mạng, từng ghi dấu sự chiến đấu hy sinh của quân đội ta với quân Pháp vào năm 1950. Từ cứ điểm này, có thể quan sát được về phía trung tâm Thủ đô Hà Nội. Thế nhưng theo quy hoạch được duyệt, tại khu vực cốt 600m đến cốt 800m, có một số diện tích đất rừng được sử dụng vào mục đích phục vụ du lịch. Điều này khiến dư luận Thủ đô cũng như cả nước băn khoăn.
Một lần nữa kỷ cương phép nước lại bị thử thách bởi những việc cố ý làm trái của các chủ đầu tư xây dựng công trình. Ở mỗi sự vụ như thế này, chúng ta thấy rõ sự buông lỏng và thiếu trách nhiệm của cơ quan chức năng đã tạo điều kiện cho sai phạm có đất để phát triển. Giá như những công bộc của dân làm tròn trách nhiệm của mình thì niềm tin của người dân đã không sứt mẻ và nhà đầu tư chấp hành nghiêm luật pháp sẽ không bị thiệt hại lớn về kinh tế./.
Theo_VOV
Hà Nội: Chùa mọc trên nóc chung cư 30 tầng Ngay trên nóc các tòa nhà cao tầng giữa Thủ đô xuất hiện những ngôi chùa khá rộng rãi với đầy đủ tượng phật, có cả người bảo vệ. Chùa rộng 40m trên tầng thượng Khu tổ hợp chung cư Nam Xa La (phường Phúc La, quận Hà Đông, TP Hà Nội) có diện tích 7.395m2, cao hơn 30 tầng. Điều đặc biệt...