Ba mục tiêu lớn của bóng đá Việt Nam năm 2021
Dự báo năm 2021 tiếp tục là năm khó khăn với bóng đá Việt Nam khi dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp. Dù vậy, đi liền với thách thức lớn là cơ hội để có thể đạt được những thành tựu có tính đột phá.
V-League được tổ chức tốt là tiền đề cho ĐTQG mạnh ảnh: Anh Tú
Mục tiêu lớn nhất: Vòng loại World Cup 2022
Tại Hội nghị tổng kết năm 2021, Tổng cục TDTT cho biết Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện đã có chỉ đạo về việc phải tổ chức tốt SEA Games 31. Trong đó, ông Nguyễn Ngọc Thiện cũng nhấn mạnh 2 môn cần tiếp tục giư vững vị trí số 1 trong khu vực là bóng đá (đội nữ và U22 nam) và điền kinh.
Tuy nhiên nếu xét về chất lượng chuyên môn, Vòng loại thứ 2 World Cup 2022 mới là mặt trận được HLV Park Hang Seo đặc biệt đặt quyết tâm cao. Chuyện này không có gì lạ khi đây giải đấu lớn nhất hành tinh, dành cho cấp độ ĐTQG. Tại bảng G, đội tuyển Việt Nam cũng đang có nhiều thuận lợi khi dẫn đầu với 11 điểm, đứng trên Malaysia (9 điểm) và Thái Lan (8 điểm). Nếu bỏ lỡ thời cơ, có thể sẽ còn rất lâu bóng đá Việt Nam mới tiến sát tới cơ hội lớn như vậy để vào được vòng loại thứ cuối một kỳ World Cup.
Phó chủ tịch thường trực Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) Trần Quốc Tuấn cho rằng, thẳng thắn thì bóng đá Việt Nam chưa đạt tới đẳng cấp World Cup. “Chúng ta cần thực tế khi đánh giá về trình độ của mình để đưa ra mục tiêu, định hướng đúng. Nhưng khi có cơ hội, chúng ta cũng không nên bỏ lỡ bởi nếu vào được vòng loại cuối của World Cup 2022, đội tuyển Việt Nam sẽ được thi đấu với những đội bóng hàng đầu châu Á. Đây là cơ hội để các cầu thủ cọ xát, tích luỹ kinh nghiệm”-ông Trần Quốc Tuấn cho biết.
Thuận lợi của HLV Park Hang Seo là bóng đá Việt Nam vừa qua diễn ra suôn sẻ, nên các cầu thủ cũng duy trì được thể lực, trạng thái thi đấu. Tuy nhiên, việc nhiều trụ cột ở hàng thủ chấn thương có thể đặt ông Park trước bài toán nhân sự, ít nhất cho trận đấu với Malaysia ngày 30/3 tới.
Tổ chức tốt V-League 2021
Khi các giải đấu quốc tế bị hoãn hoặc để ngỏ khả năng phải lùi dài hạn vì dịch, việc tổ chức tốt giải bóng đá VĐQG, V-League có tính chất sống còn đối với bóng đá Việt Nam. Năm 2020, Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã thực hiện rất tốt nhiệm vụ này, nhưng năm 2021 hứa hẹn tình hình có thể tiếp tục diễn biến phức tạp. Thực tế cho thấy khi V-League không “chạy”, bóng đá đối diện với nhiều nguy cơ.
Việc nhiều đội bóng như HAGL, TP Hồ Chí Minh, CLB Hà Nội hay Bình Định…đầu tư mạnh là một tín hiệu tốt với V-League 2021. Tuy nhiên, BTC cũng đứng trước đòi hỏi phải có phương án dự phòng linh hoạt cho các trường hợp xấu có thể xảy ra vì dịch COVID-19. Bên cạnh đó, các tồn tại cũ cần giải quyết triệt để hơn, đặc biệt là công tác trọng tài.
CLB Hà Nội sẽ “ra biển”?
Ở cấp độ CLB, bóng đá Việt Nam năm tới sẽ có 3 đại diện tham dự đấu trường châu lục gồm CLB Hà Nội, Viettel và Sài Gòn FC. Không khó để thấy CLB Hà Nội vẫn là hy vọng lớn nhất nếu nhìn vào lực lượng cũng như quá trình chuẩn bị của đội bóng này. Họ vẫn duy trì được số nội binh chất lượng cao như Quang Hải, Văn Quyết, Duy Mạnh…đồng thời có sự bổ sung thêm những ngoại binh giỏi như Bruno và Geovane Magno.
Viettel dù sở hữu nhiều cầu thủ giỏi nhưng chưa tạo được ấn tượng về lối chơi. Tương tự, việc để tan rã một đội bóng đang ổn định chỉ sau một mùa giải cho thấy Sài Gòn FC có những vấn đề nhất định về quản lý, tổ chức. Lực lượng mới của Sài Gòn FC đa số là cầu thủ trẻ, ngoại binh đã luống tuổi. Nếu tình hình dịch COVID-19 cho phép các giải đấu châu lục được tổ chức, CLB Hà Nội sẽ vẫn là hy vọng lớn nhất. Tuy nhiên, bộ máy lãnh đạo gồm nhiều gương mặt trẻ có thể là vấn đề với Hà Nội.
5 điểm nhấn của bóng đá Việt Nam trong năm 2020
V.League với thể thức đặc biệt vượt dịch Covid-19; kế hoạch thi đấu quốc tế của các đội tuyển Việt Nam bị hoãn và huỷ; lần đầu xuất hiện thêm các giải dành cho bóng đá trẻ của nữ và nam... là những điểm nhấn của bóng đá Việt Nam trong năm 2020
1. THỂ THỨC ĐẶC BIỆT CỦA V.LEAGUE
V.League 2020 trải qua sóng gió với sự xuất hiện của dịch Covid-19. Giải đấu hai lần phải tạm hoãn vì sự xuất hiện hai lần của dịch bệnh ở Việt Nam. Trước hoàn cảnh khách quan chưa từng có trong lịch sử, VPF cũng phải đối diện với những quan điểm trái chiều tới từ các đội bóng. Thậm chí, V.League từng đứng trước nguy cơ phải huỷ trước thời hạn. Nhưng bằng nỗ lực, sự kiên định, thể thức đặc biệt của V.League đã được đưa ra.
Các đội thi đấu xong 13 vòng sẽ bước sang chia nhóm tranh vô địch và trụ hạng. V.League 2020 sau cùng cũng về đích an toàn. Điều quan trọng hơn, giải đấu còn đón được một số lượng CĐV nhất định. Đó là điều mà nhiều giải đấu lớn trên thế giới ao ước trong giai đoạn dịch bệnh hoành hành.
2. KẾ HOẠCH CỦA ĐỘI TUYỂN VIỆT NAM PHẢI DỜI SANG NĂM 2021
Nếu như không có dịch Covid-19, đội tuyển Việt Nam đã xác định được mình có vượt qua được vòng loại thứ 2 World Cup 2022 hay không. Cũng nếu như không có dịch bệnh, đội tuyển Việt Nam cũng biết mình có bảo vệ được chức vô địch AFF Cup. Tuy nhiên, cả hai giải đấu quan trọng của đội tuyển Việt Nam trong năm 2020 đều phải dời lại sang năm. HLV Park Hang Seo cũng mới chỉ có đúng 2 trận giao hữu với U22 Việt Nam cùng đợt tập trung kéo dài hơn nửa tháng cuối năm 2020 để tập hợp đội tuyển Việt Nam. Tương tự, một đội tuyển khác là U19 Việt Nam cũng lỡ dở việc thi đấu VCK U19 châu Á. Việc FIFA huỷ U20 World Cup 2021 cũng khiến cho HLV Philippe Troussier không khỏi thất vọng.
Trong khi đó với U22 Việt Nam, sự hỗ trợ từ phía VFF và các CLB từ hạng Nhất đến V.League giúp HLV Park Hang Seo có 3 đợt tập trung lớn nhỏ trong thời gian vừa rồi. Nhờ vậy, đội tuyển U22 Việt Nam về cơ bản có một sự chuẩn bị tốt ở giai đoạn vừa qua.
3. NHIỀU GIẢI ĐẤU CHO CÁC CẦU THỦ TRẺ
HLV Philippe Troussier từng đưa ra một con số mà các cầu thủ trẻ cận chuyên nghiệp (lứa từ 17-21 tuổi) ở các nước phát triển trên thế giới được thi đấu. Đó là 40 trận/năm. Với bóng đá Việt Nam, con số ấy vẫn chưa thể là hiện thực. Nhưng chí ít trong năm 2020, người ta cũng thấy một số giải đấu mới để các cầu thủ trẻ của Việt Nam được cọ xát. Có thể kể đến như U17 nam Cúp Quốc gia, U15 nam Cúp Quốc gia. Với bóng đá nữ, giải nữ Cúp Quốc gia, giải U16 nữ Quốc gia cũng giúp các nữ cầu thủ có thêm sân chơi để phát triển mình.
4. XUẤT HIỆN NHÀ VÔ ĐỊCH MỚI
V.League không còn là thế độc tôn của Hà Nội FC. Mùa giải năm nay, họ đã mất vị trí số 1 vào tay Viettel. Đội bóng nhà binh có chức vô địch đầu tiên trong lịch sử với cái tên Viettel. Đây cũng là lần thứ 6 mà đội bóng áo lính, tính cả người tiền nhiệm Thể Công.
Chức vô địch của Viettel cũng là sự khẳng định cho sự kiên trì phát triển bóng đá trẻ xuyên suốt 10 năm qua của đội bóng này. Phiên hiệu Thể Công có thể không còn. Nhưng chí ít, bóng đá quân đội vẫn có một đại diện đủ mạnh và đủ tầm ở V.League. Trong khi đó tại giải nữ quốc gia, TP.HCM vẫn là thế lực quá mạnh so với phần còn lại. Họ đã có lần thứ 9 trong lịch sử đăng quang ngôi hậu của giải đấu.
5. ĐỜI SỐNG HẬU TRƯỜNG PHONG PHÚ CỦA NHIỀU NGÔI SAO
2020 cũng chứng kiến hai bức tranh sáng tối của những ngôi sao bóng đá. Nếu như Nguyễn Công Phượng, Phạm Xuân Mạnh, Bùi Tiến Dũng lần lượt lập gia đình thì những Đoàn Văn Hậu, Nguyễn Quang Hải và kể cả là Quế Ngọc Hải trải qua nhiều biến cố. Khó khăn nhất phải kể đến Nguyễn Quang Hải. Sau scandal tin nhắn đời tư hồi tháng 6, Quang Hải lại trải qua thêm một chuyện liên quan đến người yêu cũ vào tháng 10.
Đấy là chưa kể một số những chấn thương phải trải qua hồi đầu năm nay. Tương tự là trường hợp của hậu vệ Đoàn Văn Hậu. Không chỉ khổ sở với chấn thương sụn chêm dẫn đến lỡ dở với bóng đá chuyên nghiệp cho tới tháng 4/2021, việc Văn Hậu có liên quan đến người đẹp top 10 hoa hậu Việt Nam 2020 cũng khiến anh không khỏi đau đầu với nhiều tin đồn.
Điều quan trọng nhất với Quang Hải là sự nghiệp trên sân cỏ, không phải scandal
Ông Park Hang Seo có thực sự cần Văn Quyết? Nhà cầm quân Hàn Quốc gây bất ngờ với bản danh sách tập trung đội tuyển Việt Nam chuẩn bị cho Vòng loại thứ 2 World Cup 2022. Đáng chú ý nhất là sự trở lại của 2 gương mặt kỳ cựu, thủ môn Bùi Tấn Trường và tiền vệ Văn Quyết. Tiền đạo Văn Quyết Tấn Trường từ lâu đã bị lãng...