Ba món ăn vùng cao xứ Thanh khiến bạn rùng mình
Sâu măng, canh đắng hay nòng nọc là những món ăn không phải ai cũng dám thử nhưng khi đã vượt qua cảm giác sợ hãi, có thể bạn lại mê.
Đây là những đặc sản vùng cao mà người dân Thái, Mường vùng Quan Hóa, Bá Thước, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc… ở Thanh Hóa ưu ái dành riêng cho những vị khách quý ghé chơi nhà.
Sâu măng xào
Vào mùa mưa lạnh, người Mường ở huyện Mường Lát, Thanh Hóa thường vào rừng tìm những cây măng héo ngọn để bắt sâu về làm thức ăn. Sâu măng to như cọng rau muống, màu trắng sữa, dài độ 2 đốt ngón tay, thường xuất hiện vào những tháng mưa lạnh cuối năm.
Sâu măng trong bữa ăn ngày lạnh của người dân Mường Lát, Thanh Hóa khiến không ít khách đường xa phải ngần ngại. Ảnh: dulichxuthanh.
Qua bàn tay khéo léo và sáng tạo của người dân vùng cao, sâu măng được chế biến thành nhiều món như sâu măng om, chiên giòn, luộc… nhưng được ưa chuộng nhất vẫn là sâu măng xào. Sâu đem rửa sạch, ướp tiêu muối rồi cho vào chảo, đảo nhanh tay, lúc gần được cho thêm lá chanh thái chỉ vào là đã có ngay món ngon, sạch, giàu dinh dưỡng để thiết khách.
Đĩa sâu măng vàng tươi, có mùi thơm rất hấp dẫn, nhưng không phải ai cũng can đảm để đưa lên miệng thử. Tuy nhiên, khi mạnh dạn thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được vị ngậy ngậy, ngọt bùi, thơm thơm rất riêng của loại côn trùng này.
Nòng nọc om
Những con nòng nọc do loài ếch đá trong rừng đẻ ra vào các tháng mùa mưa thường béo tròn, to bằng ngón tay. Mùa mưa, cũng là mùa sinh sản của chúng, người dân thường vào rừng tìm bắt. Nòng nọc bắt về được chế biến thành nhiều món khác nhau như chả, chiên, xào, nấu, nướng, kho… nhưng được yêu thích nhất phải kể đến nòng nọc om măng.
Nếu có dịp ghé thăm bản Mường xứ Thanh vào mùa mưa lạnh, hãy thử món ăn đặc sản này như lời cảm ơn dành cho chủ nhà đã mời bạn thưởng thức thú vui ẩm thực độc đáo của miền sơn cước. Ảnh: 24h.
Những vị khách ở xa hiếu kỳ khi không thể biết được đó là món gì, tuy nhiên, khi biết đó là những chú nòng nọc mà lại to béo khác thường đều có cảm giác hơi ghê. Hãy can đảm nếm thử một chú nòng nọc đang nghi ngút khói cho vào miệng, bạn sẽ thấy vị mềm ngọt, xen lẫn vị đắng nhẹ của măng rừng và nước dùng béo ngậy, đậm đà.
Video đang HOT
Canh lá đắng
Cây đắng là loại cây sẵn có trong vườn nhà của người Mường ở Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Thanh Hóa. Có vị đắng tê người nhưng đây vẫn được người dân xem như thứ rau nấu canh hằng ngày.
Nấu canh lá đắng rất đơn giản. Nguyên liệu được chọn để nấu cùng có thể là thịt gà, lòng gà rừng, cá rô, thịt lợn… Nguyên liệu nấu cùng sau khi được sơ chế sạch, đem ướp gia vị cho ngấm rồi xào qua trước, sau đó cho nước vào đun sôi. Bát canh đắng không thể thiếu tiết để tạo màu và tăng độ ngọt. Khi nồi canh đã sôi kỹ người ta mới cho lá đắng thái chỉ vào sau cùng và bắc ra ăn nóng.
Ngoài ra, lá đắng còn là loai thao dươc có tác dụng chữa bệnh đương ruôt, chông đây hơi, tiêu mơ va giai rươu rất tốt của người Mường. Ảnh: Tịnh Tâm.
Những người thưởng thưc lần đầu sẽ phải rùng mình, thụt lưỡi vì chưa bao giờ ăn phải một thức nào đắng ngắt đến như vậy. Tuy nhiên, khi vị đắng ấy qua đi, dư vị sót lại nơi đầu lưỡi làm cho người ta thấy món ăn thật thú vị. Và khi đã “quen miệng” với vị đắng ấy rồi, dám chắc bạn sẽ còn muốn ăn thêm nhiều lần nữa.
Lê Thương
Theo Ngôi Sao
Canh chua nòng nọc nức tiếng xứ Thanh
Canh chua nòng nọc được người dân xứ Mường huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa gọi là canh "bubu chacha" hay "bâu bâu" là một món ăn độc đáo của ẩm thực Việt Nam.
Vượt rừng tìm bắt bubu chacha
Là một trong những huyện thuộc phía Tây Bắc, tỉnh Thanh Hóa, người dân xứ Mường huyện Thạch Thành được nhiều du khách biết đến bởi những nét văn hóa đặc sắc, và cũng chính nơi đây là nơi thổi hồn cho ẩm thực Việt với những món ăn nổi tiếng đến lạ kỳ như canh lóng, canh đắng, sâu măng chiên, nhái rừng... và đặc biệt phải nhắc đến đó chính là món canh bubu chacha hay còn gọi là canh nòng nọc, đây chính là đặc sản nức tiếng miền sơn cước nơi đây.
Bát canh chua bubu nấu với măng rừng sau khi được hoàn thiện
Theo lời kể của các vị cao niên trong làng, canh bubu là món ăn đã có từ rất lâu, xuất hiện từ thời thượng cổ. Trải qua hằng trăm năm lịch sử, từ bao đời nay những người con nơi đây dù đi đâu chăng nữa đều không thể nào quên được canh bubu mẹ nấu.
Canh bubu là cách gọi lóng theo tiếng bản địa của người dân địa phương đặt tên cho món ăn này, thực chất đây chính là canh nòng nọc, hay canh bâu bâu. Tuy nhiên điều đặc biệt khiến món ăn này trở thành một trong những đặc sản nức tiếng là bởi sự khéo léo, tinh xảo từ khâu săn bắt cho đến khâu chế biến độc đáo mà người dân xứ Mường nơi đây để lại.
Để được mục sở thị về món ăn độc đáo này, trong chuyến công tác ngược miền Tây xứ Thanh tôi đã mạnh dạn xin được theo chân một người dân tại đây vượt rừng vào các khe suối để được tận mắt xem bắt bubu.
Vốn đây chính là bìa rừng quốc gia Cúc Phương nên địa hình cũng khá khó khăn, để vào được tận nơi cần phải đi từ rất sớm bởi bubu thường xuất hiện nhiều vào đầu giờ sáng và cuối giờ chiều.
Sau nhiều giờ đi bộ quanh bìa rừng cuối cùng chúng tôi cũng có mặt tại một khe suối thuộc xã Thành Yên, huyện Thạch Thành. Đây chính là địa điểm xuất hiện nhiều bubu mà người dân xứ Mường nơi đây thường đến để bắt.
Bubu thường sinh sống tại các khe suối dọc bìa rừng quốc gia Cúc Phương
Dụng cụ dùng để bắt bubu rất đơn giản, chỉ cần một chiếc dậm và một chiếc rỏ tre, lá khoắn làm mồi nhử là có thể bắt được bubu tại các khe suối. Với kinh nghiệm đã hơn 20 năm vượt rừng tìm bắt bubu chị Trần Thi Huệ (41 tuổi) khéo léo thả nhẹ từng chiếc lá khoắn để làm mồi nhử bubu chacha vào một chiếc dậm đặt bên khe suối. Sau khi lá khoắn có hiệu nghiệm thì hàng loạt bubu từ trong các khe đá theo dòng suối sẽ kéo nhau đến tìm ăn lá khoắn, lúc này chỉ cần nâng nhẹ chiếc dậm hứng ngược dòng suối là có thể bắt được bubu.
Chỉ cần một chiếc dậm như thế này cùng với một ít lá khoắn là có thể bắt được bubu tại các khe suối
"Thường thì bubu nhiều vào đầu giờ sáng và cuối giờ chiều vì thời điểm này là thời điểm nước suối mát nhất, bubu thường dọc theo các khe đá từ các con suối chảy ra kiếm ăn. Bubu hay nòng nọc tại đây có hương vị rất ngon bởi đây không phải là nòng nọc thường mà chính là nòng nọc con do ếch đá sống trong rừng đẻ ra. Khi sắp trưởng thành những chú bubu này càng kiếm ăn rất nhiều. Thường thì mùa bubu rơi vào các tháng giữa năm, từ tháng 6 đến tháng 11 âm lịch. Đây là thời điểm mùa mưa ếch nhái sinh sản nên nhiều bubu nhất." Chị Huệ tâm sự.
Chị Trần Thị Huệ đang dùng chiếc dậm quen thuộc để bắt bubu bên bờ suối
Thưởng thức bubu nấu với măng rừng
Ánh chiều tà dần buông xuống sau đỉnh núi, chúng tôi trở ra khỏi rừng với những chiếc rỏ đầy ắp bubu. Sau nhiều giờ vượt rừng lội suối cùng chị Huệ đi tìm bắt bubu, thấy chúng tôi đã thấm mệt chị bảo: "Lát về chị sẽ cho các chú thưởng thức luôn canh bubu nấu với măng rừng để giải mệt, cái này thêm ít rượu men lá thì ngon phải biết." Nghe xong những bước chân của tôi càng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, cứ nghĩ đến ngồi bên mâm cơm với canh bubu, thành quả một buổi chiều lội suối thì còn gì tuyệt bằng.
Ánh chiều tà buông xuống cũng là lúc các bà, các mẹ từ trong rừng trở ra với rỏ đầy ắp bubu
Bubu sau khi được bắt về phải mất rất nhiều thời gian để chế biến, dưới bàn tay khéo léo của các cô thôn nữ xứ Mường chỉ chưa đầy 30 phút 2kg bubu đã được hoàn thiện. Cách chế biến bubu cũng khá đa dạng tùy theo khẩu vị của người ăn, bubu dùng để nấu canh chua với măng rừng, bubu chiên, bubu xào...
Chế biến bubu mất rất nhiều thời gian nhưng với đôi bàn tay khéo léo của các thôn nữ xứ Mường mọi công việc đều trở nên rất nhanh chóng
Tuy nhiên thông thường bubu hay được chế biến thành canh cùng với măng được hái trong rừng bởi bubu rất hợp với vị chua, thơm của măng rừng. Tất cả nguyên liệu đều phải được chế biến ở dạng tươi mới tạo được vị ngon cho món canh chua bubu chacha. Gia vị dùng để chế biến canh chua bubu chacha rất đơn giản gồm mẻ, hành, mùi tàu và đặc biệt là măng rừng tươi.
Trong lúc ngồi đợi canh bubu hoàn thiện tôi được cụ Trần Văn Tam (bố đẻ chị Huệ) tâm sự về về canh bubu: "Canh bubu đã gắn liền với người dân nơi đây từ rất lâu, cũng không biết có tự bao giờ, kể từ khi lơn lên tôi đã được thưởng thức cho đến nay trải qua bao nhiêu năm người dân nơi đây vẫn ngày ngày vô rừng tìm bắt bubu về ăn, thậm chí đây còn là đặc sản thường dùng để thiết đãi khách quý đến chơi nhà."
Mặc dù việc bắt bubu rất kỳ công nhưng không vì thế mà bubu có giá bán đắt đỏ như nhiều đặc sản rừng khác. Sau khi được bắt từ các khe suối về những rỏ bubu tươi roi rói được bán với giá từ 40 - 50 nghìn đồng/kg. Nhiều người dân nơi đây mỗi khi nông nhàn vẫn thường hay vào rừng tìm bắt bubu về bán kiếm thêm thu nhập, mỗi ngày chi ít cũng kiếm thêm được từ 70 - 100 nghìn đồng.
Bubu sau khi được bắt đem bán có giá từ 40 - 50 nghìn đồng/kg
Những chiếc đèn leo lét bên nương đã bắt đầu dần sáng, lúc này nồi canh chua bubu cũng đã được chị Huệ bày sẵn. Tiết trời lúc này cũng bắt đầu se lạnh, bên mâm cơm chiều với bát canh bubu khiến chúng tôi như vơi dần đi nỗi mệt nhọc sau một ngày vượt rừng lội suối. Rời Thạch Thành về thành phố mà đoàn chúng tôi ai cũng không thể nào quên được hương vị ngọt ngào, ấm áp ấy, một cảm giác ngon đến lạ thường.
Thanh Tùng - Minh Chuyên
Theo Ẩm Thục 24h
Béo ngậy sâu măng xào lá chanh Ăn sâu cũng là hưởng cái tinh chất của cây cối, rau củ thuần chất trong thiên nhiên. Và thế là sâu dâu, sâu nhộng tằm đến cả sâu măng bỗng dưng trở thành món ăn đặc sản cuốn hút thực khách. Ra suối nhìn dòng nước mát, cá to bơi thành đàn lại chẳng dám ăn. Vào rừng thấy cây nấm, cây...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thêm một món ngon từ thịt vịt, nghỉ lễ làm đãi gia đình ai cũng mê

"Lộc trời" ngoi lên từ bùn đất ở Hải Dương, nhìn nổi da gà nhưng là đặc sản, ăn vào mới thấy thật tinh hoa

Nghỉ lễ, mẹ đảm Sài Gòn làm mẹt cuốn siêu hấp dẫn nhâm nhi cực đã, ai bí món tham khảo ngay!

Loại cá có nhiều vào tháng 4 đem nấu với "sốt bí truyền" này vừa thơm, vị chua ngọt cực ngon

Đến TP.HCM xem diễu binh, nhớ thưởng thức những món đặc sản này

Đã mắt ngắm mâm cỗ được trang trí cờ đỏ sao vàng đẹp rực rỡ của mẹ đảm, ai thấy cũng phải khen tới tấp

Vét tủ lạnh, nhà có gì dùng đó, mẹ đảm đem gà luộc còn thừa hấp với miến được món ngon, thanh mát lại dễ ăn

Cách làm món ngon từ 4 loại rau được mệnh danh 'vua chống táo bón'

Cách làm thạch da lợn trong vắt, hương vị độc đáo

Thêm cặp đôi "phim giả tình thật" cưới kín

Trời nóng mà có món này, cả nhà "vét sạch" mâm cơm

Gái đảm mách cách cuốn chả lá lốt đều tăm tắp chỉ bằng một chiêu đơn giản, nhìn là muốn làm theo ngay
Có thể bạn quan tâm

Trường ĐH Văn Lang lên tiếng về một sinh viên có hành vi vô lễ với cựu chiến binh
Netizen
14:41:48 01/05/2025
Sudan bổ nhiệm quyền Thủ tướng mới
Thế giới
14:40:20 01/05/2025
Điểm danh những mẫu xe mới sắp ra mắt thị trường Việt Nam
Ôtô
14:34:36 01/05/2025
Đạt G công khai cầu hôn vợ cũ bạn thân, Hoài Lâm lộ động thái lạ khiến fan chú ý
Sao việt
14:33:59 01/05/2025
Cô gái Đắk Lắk tự mua đất, làm nhà gỗ, tạo không gian sống đẹp mê mẩn
Sáng tạo
14:28:03 01/05/2025
Mỹ nhân Trung Quốc đi tuyên truyền phim mới thôi mà, có cần đẹp vậy không: Netizen than sao cứ trẻ mãi, 14 năm không già
Hậu trường phim
14:22:19 01/05/2025
10 giây khoe trọn nhan sắc, vóc dáng, khí chất của tiểu thư tài phiệt Harper Beckham khi cùng Victoria dự tiệc xa hoa ở Dubai
Sao thể thao
14:06:14 01/05/2025
Học trò Xuân Lan trong trẻo, thuần khiết nhưng đầy chiều sâu
Phong cách sao
14:03:00 01/05/2025
Honda Vario 160 Repsol bản đặc biệt về Việt Nam có giá trên 100 triệu
Xe máy
13:09:15 01/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 21: Bố Phỏm là doanh nhân thành đạt
Phim việt
13:06:32 01/05/2025