Ba mẹo pha nước chấm ‘tỏi nổi lên trên’
Để tỏi ớt không bị chìm, bạn cần lưu ý thứ tự và tỷ lệ của các thành phần khi pha bát nước chấm.
Nước chấm làm nên thành công của nhiều món ăn Việt như bún chả, bánh xèo, nem rán, nem cuốn, phở cuốn… Nguyên liệu chính gồm nước mắm, giấm, tỏi, ớt, vị chua ngọt mặn hài hòa. Pha được vị chuẩn không khó nhưng nhiều bà nội trợ gặp khó khăn vì tỏi không nổi lên trên đẹp mắt như ngoài hàng.
Không ít người có thói quen băm nhỏ tỏi ớt, thêm gia vị rồi mới cho nước, nước mắm và giấm vào, khuấy đều. Cách làm này là một trong các nguyên nhân chính khiến tỏi bị chìm xuống đáy bát. Khi cho tỏi vào trước, chúng bị ngấm nước, nặng hơn nên không thể nổi lên trên.
Bát nước chấm tỏi ớt đạt yêu cầu với phần tỏi ớt nổi trên mặt. Ảnh: VnExpress
Để khắc phục, bạn chỉ cần làm ngược lại: cho nước mắm, giấm, nước lọc, đường theo tỷ lệ thích hợp, khuấy đều, rồi mới cho tỏi ớt băm nhỏ lên trên. Như vậy, bạn sẽ có bát nước chấm “điểm 10″ vừa đủ vị, vừa nhìn hấp dẫn.
Một số người cũng cho rằng, tỷ lệ giữa các thành phần và thứ tự pha cũng là yếu tố giúp tỏi có thể nổi lên trên. Bạn cần đảm bảo tỷ lệ 1:1:1:4, tức là 1 thìa nước mắm, 1 thìa đường, 1 thìa giấm (hoặc nước chanh), 4 thìa nước trắng. Riêng với chanh hoặc giấm, bạn có thể giảm xuống một nửa thìa cũng được. Thứ tự pha cũng cần lưu ý. Đầu tiên, bạn cho 1 thìa đường hòa với 4 thìa nước, khuấy cho tan hết rồi cho 1 thìa nước mắm và 1 thìa giấm vào trộn đều. Sau cùng, cho tỏi ớt băm nhỏ lên trên.
Ngoài ra, một số gia đình cũng thích ăn tỏi giã hơn là tỏi băm vì cho rằng khi giã dập, tỏi thơm hơn. Tuy nhiên, miếng tỏi giã có kích thước lớn, khó nổi lên trên mặt bát. Tốt nhất, bạn nên băm nhỏ cả ớt và tỏi.
Video đang HOT
Ngoài tỏi ớt, bạn cũng có thể cho thêm dưa chuột và cà rốt thái nhỏ để bát nước chấm thêm hấp dẫn. Ảnh: Trang Lê
Pha nước chấm chuẩn 100% cho các món nem, phở, gỏi cuốn
Nước chấm có thể nói chính là 70% linh hồn của các món cuốn. Pha đồ chấm sao cho chuẩn, hợp vị từng loại mới khiến món ăn phát huy đủ 100% độ ngon vốn có được!
Trước giờ mình thường không có khái niệm pha nước chấm cho hợp vị từng loại nem, gỏi, bánh,... riêng. Dù là bánh tôm, bánh bèo, nem rán, nem nướng, phở cuốn, hay gỏi cuốn,... chăng nữa thì cũng chỉ cùng 1 công thức: Nước mắm/tương ngon chanh tỏi ớt là đủ. Thế nhưng, từ ngày chăm chỉ trở thành thực khách quen của Quán Ăn Ngon, mình đã lĩnh hội được kha khá tinh hoa của các món ăn dân tộc Việt.
Đến với Quán Ăn Ngon vì muốn thưởng thức những món ngon 3 miền của Tổ Quốc, sau 1 thời gian dài gắn bó, mình càng lúc càng phát hiện cái cách 1 công thức cho cả tỷ món ăn kia của mình nó sai, quá sai, "dìm hàng" không biết bao nhiêu món ngon chỉ vì sự qua loa cẩu thả ấy.
Mỗi món ăn đều có 1 công thức nước chấm riêng hợp nhất, chỉ là bạn có biết hay không thôi!
Lấy 1 ví dụ, ở Quán Ăn Ngon, bánh tôm Hồ Tây vàng giòn, ôm lấy nõn tôm hồng tươi, thơm ngọt phải chấm cùng nước chấm có độ mặn dịu, hơi chua và cay phơn phớt, điểm thêm vài sợi cà rốt nạo giòn lựt sựt nổi phía trên. Bún chả lại cần có nước chấm đậm đà hơn, thoảng hương tiêu bột thơm nức mũi, rất hợp với vị thịt nướng nóng rẫy, đượm lửa và vị bún trắng thanh mát, dai dai...
Nước chấm là 1 phần linh hồn làm nên vị ngon của Quán Ăn Ngon
Theo Quán Ăn Ngon làm khách quen lâu như vậy, dĩ nhiên là mình cũng được mở mang thêm nhiều về các bí quyết tuy nho nhỏ nhưng lại đóng vai trò to to trong việc quyết định hương vị món ăn như nêm gia vị, các loại rau phù hợp ăn kèm hay mẹo pha nước chấm sao cho hợp vị nhất chẳng hạn... Hôm nay, mình sẽ chia sẻ đôi chút về cách pha nước chấm cho 2 món nem/phở cuốn và gỏi cuốn để cuối năm này bạn có tiệc tùng thì cũng hoành tráng, ngon miệng hơn nhé!
Công thức pha nước chấm các món nem, phở cuốn
Nguyên liệu: Lạc rang vàng, đãi sạch vỏ, tỏi, ớt tươi, đường, dấm, nước lọc, nước mắm, chanh tươi.
Đầu tiên các bạn bỏ lạc và tỏi, số lượng ít nhiều thế nào tùy khẩu vị gia đình nhé, vào cối, cho thêm 1 chút nước lọc vào (cứ nửa lạng lạc rang thì bạn cho thêm chừng 4 thìa café nước), giã nhuyễn cho tới khi thu được hỗn hợp màu trắng đục.
Pha nước chấm nem, phở cuốn
Ớt bỏ hạt, băm nhỏ, đem trộn đều với phần lạc, tỏi giã nhuyễn kia. Bỏ 2 thìa đường và 4 thìa nước lọc vào bát, đánh cho tan hết, thêm 2 thìa nước mắm và đánh đều lên. Cuối cùng, vắt nước cốt chanh, và cho dấm với tỷ lệ 1:1 (mỗi loại 1 thìa) vào, khuấy đều. Đây được coi là tỷ lệ vàng cho nước chấm chua ngọt, nếu khẩu vị gia đình bạn không hợp, sau khi pha xong, bạn nếm rồi điều chỉnh lại cho vừa. Bạn cho hỗn hợp tỏi - ớt - lạc vào bát nước chấm, nhẹ tay để hỗn hợp nổi lên trên, sẽ thơm và đẹp mắt hơn nhé.
Công thức pha nước sốt cho món gỏi cuốn
Thay vì dùng nước mắm như món nem cuốn, gỏi cuốn sẽ hợp với nước tương hơn. Để pha nước chấm ngon cho món này, bạn cần chuẩn bị:
1 củ hành tím thái mỏng, phi vàng
8 thìa canh tương đen hoisin (tương vẫn dùng để ăn cùng phở)
Lạc rang giã nhuyễn (hay dùng 1 thìa café bơ lạc thay thế cũng được)
Muối
Pha nước chấm gỏi cuốn
Đem tất cả các nguyên liệu này trộn đều lên theo tỷ lệ kể trên cho tới khi sánh mịn là bạn đã có 1 bát nước chấm chuẩn vị cho món gỏi cuốn rồi!
8 món ăn Việt được báo nước ngoài khen ngợi Việt Nam luôn tự hào vì có nền văn hóa lâu đời cùng với thiên đường ẩm thực vô cùng phong phú nên không ít lần món ăn Việt được vinh danh trên báo nước ngoài. Dù đi đâu xa hay thưởng thức nhiều món ăn ở các nước khác đi chăng nữa, thì đảm bảo rằng bạn cũng sẽ không bao giờ...