Bà mẹ mua quà đắt tiền để con mang tới lớp, nhưng hành động sau đó khiến ai nấy ngán ngẩm cho kiểu phụ huynh nhà giàu
Tới tận trung tâm thương mại rồi bỏ ra vài triệu đồng để mua quà cho con gái, việc làm của người mẹ khiến ai cũng chê trách.
Một số trường mẫu giáo ở Trung Quốc thường có hoạt động ý nghĩa là trao đổi quà tặng giữa các học sinh trong lớp. Mục đích là để tăng cường mối quan hệ của các bé và phụ huynh trong lớp. Thường thì những món quà mà học sinh mang tới sẽ có tính chất lưu niệm, do chính trẻ làm ra.
Tuy nhiên, có một bà mẹ đã phá vỡ ý nghĩa của hoạt động này và khiến cô giáo thì bối rối, phụ huynh thì tranh cãi.
Các bé mẫu giáo thường trao cho nhau những món quà nho nhỏ để làm kỷ niệm, tăng thêm tình đoàn kết.
Chuyện là mẹ của bé Nhã, thay vì để con chuẩn bị những món quà nho nhỏ tới tặng bạn, đã không tiếc tiền chi ra hàng triệu đồng mua một món quà giá trị tới lớp.
Lý giải cho việc này, mẹ của bé Nhã cho biết cô thấy con gái mình đang học một trường tư thục khá nổi tiếng và cao cấp, học phí đắt đỏ vì vậy cô muốn mua một món quà tương xứng với trường để cho con tham gia hoạt động ở lớp.
Mẹ của Nhã đã tới trung tâm mua sắm mua món đồ trị giá 1.000 nhân dân tệ (khoảng 3,5 triệu đồng) với mục đích con mình sẽ được mọi người để ý hơn với món quà cao cấp này.
Một phụ huynh đã gây tranh cãi khi bỏ ra vài triệu đồng mua quà cho con đến lớp trao đổi với các bạn khác.
Bản thân người mẹ cũng nghĩ, các bạn trong lớp cũng sẽ được bố mẹ mua cho món quà kha khá để trao đổi với nhau trong lớp. Nên khi nhìn thấy con mang về món quà của một bạn khác tặng chỉ là một nhân vật hoạt hình làm từ bìa các tông, rẻ tiền, mẹ của Nhã đã tức giận.
Đến ngày hôm sau khi đưa con gái đi học, mẹ của bé Nhã đã gặp cô giáo và đề nghị bạn đổi trả lại món quà đắt tiền cho con gái. Tuy nhiên phụ huynh của bé nhận quà đã không đồng ý đổi lại vì món quà mà con cô trao cho bé Nhã là do chính con cô làm rất cẩn thận.
Video đang HOT
Khi chỉ nhận lại được món quà là một món đồ chơi tự làm, mẹ bé Nhã đã tức giận và tới lớp đòi đổi trả lại quà đắt tiền cho con gái.
Đồng thời phụ huynh này cũng lên tiếng chê trách mẹ của Nhã đã làm mất đi ý nghĩa của hoạt động trao đổi quà và khiến cho các bé buồn khi đòi lại quà đã đổi.
Cách hành xử của mẹ bé Nhã đã trở thành đề tài bàn tán sôi nổi trong nhóm phụ huynh của lớp. Nhiều người chê cô quá hợm hĩnh và coi trọng vật chất.
Mọi người cho rằng, với tính cách này, mẹ Nhã sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự hình thành nhân cách của con sau này.
Tại sao một số trẻ khi lớn lên lại có tính hợm hĩnh, vị kỷ?
Thừa hưởng tính cách này từ gia đình
Một đứa trẻ được sinh ra và lớn lên trong gia đình mà bố mẹ luôn có tính thích thể hiện hơn người, khoe thành tích sẽ rất dễ trở thành một đứa trẻ hợm hĩnh.
Những đứa trẻ này sẽ luôn được bố mẹ, người lớn dạy phải học thật giỏi để lớn lên thành “ông này, bà nọ” chứ không chú trọng dạy trẻ về nhân cách, về sự tử tế…
Trẻ sẽ trở thành một “quân bài” trong tay bố mẹ để mang con đi khoe khắp nơi nếu con được thành tích nào đó. Từ đó bố mẹ gây áp lực cho con phải đạt được điểm tốt trong học tập, phải giỏi môn ngoại khóa để lấy đó làm niềm vinh hạnh của người lớn.
Sống trong áp lực phải luôn là người giỏi nhất sẽ khiến trẻ mệt mỏi, chán nản.
Tạo ảo tưởng cho con
Nhiều cha mẹ vì quá mê thành tích, thích được khen ngợi nên mắc bệnh nâng lên quá với khả năng của con. Ví dụ như con giỏi 1, bố mẹ “tâng” lên thành 10, tô vẽ thêm để con thật hoàn hảo, giỏi giang trong mắt người ngoài.
Cách giáo dục này của cha mẹ đã biến những đứa con ảo tưởng vào bản thân. Chúng luôn nghĩ rằng mình thật giỏi và khi gặp bất cứ lỗi sai, vấp váp nào, những đứa trẻ này sẽ luôn thấy xấu hổ và tìm mọi cách để giấu giếm sai lầm của mình.
Khi lớn lên chúng sẽ trở thành những kẻ ưa thành tích, giả dối, không dám sống thật với bản thân mình.
Trời lạnh 9 độ mà chưa thấy trường ra thông báo, phụ huynh cập nhật tình hình từng phút, loay hoay không biết nên cho con đi học hay nghỉ
Cầm điện thoại liên tục để xem trường có thông báo nghỉ hay không, nhiều phụ huynh đã tự quyết định cho con nghỉ vì trời quá rét.
Sáng nay (8/1), không khí lạnh tràn về khiến nhiệt độ giảm sâu. Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển rét đậm, rét hại với nhiệt độ thấp nhất 7-10 độ, vùng núi 4-7 độ, vùng núi cao có nơi dưới 0 độ và có khả năng xảy ra mưa tuyết, băng giá.
Tại Hà Nội, thời tiết dự báo nền nhiệt trong ngày là 7-11 độ, tuy nhiên vào sáng sớm trước giờ học sinh đi học, trên điện thoại của các bậc phụ huynh đều báo nhiệt độ ngoài trời là 9 độ. Chính vì điều này đã khiến nhiều bậc phụ huynh hoang mang không biết nên cho con đi học hay nghỉ.
Phụ huynh loay hoay cả tiếng
Biết tình hình trời sẽ trở lạnh, ngay từ tối qua, chị Nguyễn Thu Hương (quận Đống Đa, Hà Nội) đã luôn trong tâm thế chủ động chuẩn bị quần áo ấm cho con đi học hoặc bố trí người ở nhà trông con trai đang học lớp 1 nếu trường thông báo nghỉ. Tuy nhiên, đợi đến 6h30 phút sáng nay vẫn không thấy thông tin gì nên chị Hương đànhh phải nhắn vào nhóm hỏi cô.
Không chỉ mình trường hợp của chị Hương, rất nhiều phụ huynh có con ở Hà Nội đều loay hoay cả tiếng đồng hồ chỉ để quyết định là con đi học hay nghỉ trong thời tiết giá lạnh này. Trên các nhóm phụ huynh với giáo viên, ai nấy ráo rác hỏi nhau, cập nhật từng phút tình hình đi học của con.
Bà mẹ cập nhật thời tiết rồi không biết có nên cho con đi học hay không.
Nhà trường "nước đôi", phụ huynh quyết định cho con nghỉ
Trước đó, ông Nguyễn Hữu Trung, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin tới báo chí: "Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có quy định mới thay thế quy định cũ về việc cho học sinh nghỉ khi rét đậm, rét hại".
Cụ thể nghỉ học khi nhiệt độ xuống dưới 10 độ C với học sinh mầm non, tiểu học và dưới 7 độ C với học sinh THCS, THPT. Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu trong những ngày rét đậm, căn cứ điều kiện thời tiết mỗi vùng, các trường có thể điều chỉnh thời gian học, sao cho học sinh không phải đến trường quá sớm. Trường hợp học sinh đến muộn vì lý do thời tiết, cần giải quyết để học sinh không phải nghỉ học.
Và việc cho học sinh khối mầm non, tiểu học, THCS, THPT nghỉ học vì lý do thời tiết sẽ do UBND các tỉnh, thành phố quyết định căn cứ trên điều kiện thực tế.
Phụ huynh nhắn tin xin phép cô giáo con nghỉ.
Mặc dù tùy tình hình thực tế, tuy nhiên, do điện thoại dự báo thời tiết ngoài trời là 9 độ trong khi đó phụ huynh thì không nhận được bất cứ thông tin gì từ nhà trường đã khiến nhiều người không đồng tình.
"Dù đi học hay được nghỉ thì nhà trường cũng nên thông báo tin nhắn để cho phụ huynh nắm bắt được thông tin. Chỉ biết là dưới 10 độ học sinh được nghỉ học thì phụ huynh ngồi chờ thông báo rồi lại nhao nhao lên hỏi cô giáo thế nào. Thực sự điều này mất thời gian của phụ huynh và giáo viên", chị Mai Lan có con học mầm non tại ở quận Thanh Xuân bày tỏ.
Trong khi nhiều phụ huynh còn ngập ngừng thì một số người đã đưa ra tự quyết định nhanh chóng. "Trong thời tiết giá lạnh như thế này thì tôi đã xin phép cô cho con nghỉ học", một phụ huynh cho biết.
Nhờ phụ huynh nhắc con học thuộc bảng cửu chương, cô giáo nhận được cái kết cười đau ruột Cứ bảo trẻ con hay hấp tấp, hậu đậu nhưng ra đây mà xem, phụ huynh đôi khi cũng... lú lẫn không kém nhé! Bảng cửu chương là phần học bắt buộc mà trẻ lớp 2 cần phải biết để làm quen với cách tính nhẩm nhân và chia. Bắt đầu từ lớp 2, trẻ sẽ phải làm quen với bảng cửu chương....