Bà mẹ mua quà đắt tiền để con mang tới lớp, nhưng hành động sau đó khiến ai nấy ngán ngẩm cho kiểu phụ huynh nhà giàu
Tới tận trung tâm thương mại rồi bỏ ra vài triệu đồng để mua quà cho con gái, việc làm của người mẹ khiến ai cũng chê trách.
Một số trường mẫu giáo ở Trung Quốc thường có hoạt động ý nghĩa là trao đổi quà tặng giữa các học sinh trong lớp. Mục đích là để tăng cường mối quan hệ của các bé và phụ huynh trong lớp. Thường thì những món quà mà học sinh mang tới sẽ có tính chất lưu niệm, do chính trẻ làm ra.
Tuy nhiên, có một bà mẹ đã phá vỡ ý nghĩa của hoạt động này và khiến cô giáo thì bối rối, phụ huynh thì tranh cãi.
Các bé mẫu giáo thường trao cho nhau những món quà nho nhỏ để làm kỷ niệm, tăng thêm tình đoàn kết.
Chuyện là mẹ của bé Nhã, thay vì để con chuẩn bị những món quà nho nhỏ tới tặng bạn, đã không tiếc tiền chi ra hàng triệu đồng mua một món quà giá trị tới lớp.
Lý giải cho việc này, mẹ của bé Nhã cho biết cô thấy con gái mình đang học một trường tư thục khá nổi tiếng và cao cấp, học phí đắt đỏ vì vậy cô muốn mua một món quà tương xứng với trường để cho con tham gia hoạt động ở lớp.
Mẹ của Nhã đã tới trung tâm mua sắm mua món đồ trị giá 1.000 nhân dân tệ (khoảng 3,5 triệu đồng) với mục đích con mình sẽ được mọi người để ý hơn với món quà cao cấp này.
Một phụ huynh đã gây tranh cãi khi bỏ ra vài triệu đồng mua quà cho con đến lớp trao đổi với các bạn khác.
Bản thân người mẹ cũng nghĩ, các bạn trong lớp cũng sẽ được bố mẹ mua cho món quà kha khá để trao đổi với nhau trong lớp. Nên khi nhìn thấy con mang về món quà của một bạn khác tặng chỉ là một nhân vật hoạt hình làm từ bìa các tông, rẻ tiền, mẹ của Nhã đã tức giận.
Đến ngày hôm sau khi đưa con gái đi học, mẹ của bé Nhã đã gặp cô giáo và đề nghị bạn đổi trả lại món quà đắt tiền cho con gái. Tuy nhiên phụ huynh của bé nhận quà đã không đồng ý đổi lại vì món quà mà con cô trao cho bé Nhã là do chính con cô làm rất cẩn thận.
Khi chỉ nhận lại được món quà là một món đồ chơi tự làm, mẹ bé Nhã đã tức giận và tới lớp đòi đổi trả lại quà đắt tiền cho con gái.
Đồng thời phụ huynh này cũng lên tiếng chê trách mẹ của Nhã đã làm mất đi ý nghĩa của hoạt động trao đổi quà và khiến cho các bé buồn khi đòi lại quà đã đổi.
Cách hành xử của mẹ bé Nhã đã trở thành đề tài bàn tán sôi nổi trong nhóm phụ huynh của lớp. Nhiều người chê cô quá hợm hĩnh và coi trọng vật chất.
Mọi người cho rằng, với tính cách này, mẹ Nhã sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự hình thành nhân cách của con sau này.
Tại sao một số trẻ khi lớn lên lại có tính hợm hĩnh, vị kỷ?
Thừa hưởng tính cách này từ gia đình
Một đứa trẻ được sinh ra và lớn lên trong gia đình mà bố mẹ luôn có tính thích thể hiện hơn người, khoe thành tích sẽ rất dễ trở thành một đứa trẻ hợm hĩnh.
Những đứa trẻ này sẽ luôn được bố mẹ, người lớn dạy phải học thật giỏi để lớn lên thành “ông này, bà nọ” chứ không chú trọng dạy trẻ về nhân cách, về sự tử tế…
Trẻ sẽ trở thành một “quân bài” trong tay bố mẹ để mang con đi khoe khắp nơi nếu con được thành tích nào đó. Từ đó bố mẹ gây áp lực cho con phải đạt được điểm tốt trong học tập, phải giỏi môn ngoại khóa để lấy đó làm niềm vinh hạnh của người lớn.
Sống trong áp lực phải luôn là người giỏi nhất sẽ khiến trẻ mệt mỏi, chán nản.
Tạo ảo tưởng cho con
Nhiều cha mẹ vì quá mê thành tích, thích được khen ngợi nên mắc bệnh nâng lên quá với khả năng của con. Ví dụ như con giỏi 1, bố mẹ “tâng” lên thành 10, tô vẽ thêm để con thật hoàn hảo, giỏi giang trong mắt người ngoài.
Cách giáo dục này của cha mẹ đã biến những đứa con ảo tưởng vào bản thân. Chúng luôn nghĩ rằng mình thật giỏi và khi gặp bất cứ lỗi sai, vấp váp nào, những đứa trẻ này sẽ luôn thấy xấu hổ và tìm mọi cách để giấu giếm sai lầm của mình.
Khi lớn lên chúng sẽ trở thành những kẻ ưa thành tích, giả dối, không dám sống thật với bản thân mình.
Thanh niên tông trúng xe bò bía bên đường, kéo lê người bán hàng 5m rồi tính phóng xe bỏ chạy
Lúc này, một shipper có mặt tại hiện trường đã giữ thanh niên kia ở lại, chờ gọi phụ huynh đến giải quyết.
Những vụ va chạm giao thông thường đi kèm với những câu chuyện về ý thức và phần nào thể hiện được cách ứng xử của người tham gia giao thông khi không may gặp biến.
Mới đây, câu chuyện về một thanh niên tông trúng xe bò bía của người phụ nữ bán hàng rong, kéo lê cả người và xe 5m nhưng không có thiện chí bồi thường, còn tính bỏ chạy đang nhận được rất nhiều sự quan tâm.
Thanh niên gây họa xong còn tính bỏ chạy... Ảnh: Đặng Tú.
Câu chuyện được chia sẻ bởi bạn Đ.T, bạn này tự nhận là người chứng kiến và tham gia trực tiếp sự việc. Nguyên văn Đ.T chia sẻ như sau: 'Chiều nay, vào khoảng 14h. Ngay tại Vincom Quang Trung (TP.HCM), cô bán hàng rong đậu xe 'sát' lề đường. Gọi là không thể sát hơn. Thì có 1 bạn sinh viên tông thẳng vào cô, kéo cả xe hàng và cô hơn 5m.
Tông người ta xong, không đỡ người ta dậy còn muốn bỏ chạy.
Mình và 1 anh chạy giao hàng ra giữ xe bạn ấy lại. Kêu bạn ấy gọi người nhà ra đền bù thiệt hại cho cô. Vì mình chạy shipper đang có đơn hàng nên không ở lại hỗ trợ cô tới cùng.
Chỉ đợi mẹ của bạn gây tai nạn ra thì mình phải đi giao hàng. Tội cô lắm, sợ người nhà bạn kia ra không đền nên cứ níu tay mình kêu 'con ở lại phụ cô 1 tí, ở lại giúp cô tí' chắc cô sợ người nhà bạn kia ra gây áp lực và không đền bù. Không rõ chuyện sau đó ra sao'.
Gánh bò bía vung vãi trên đường...
Ngay khi chia sẻ, câu chuyện này nhanh chóng nhận về rất nhiều bình luận, đa phần đều thất vọng trước cách hành xử bỏ của chạy lấy người của thanh niên gây ra va chạm.
- Chưa biết thế nào nhưng gây họa xong bỏ chạy như thế là không được rồi. Có gì cứ nhận lỗi, người lớn hiểu chuyện có khi còn chẳng thèm bắt đền mình ấy.
- Thanh niên trai tráng trẻ trung mà đi đứng kiểu gì kỳ quặc vậy. Cuối năm cuối tháng người ta gồng gánh mưu sinh cũng không yên với mấy thể loại chạy xe ẩu thả này nữa.
- Vụ này kêu phụ huynh ra đền bù tổn thất cả xe bò bía đi. Bài học để lần sau đi đứng cho cẩn thận.
Tuy nhiên, những người đọc câu chuyện kỹ hơn và quan sát bức ảnh đã đặt ra rất nhiều thắc mắc về vị trí đứng của người phụ nữ bán hàng rong. Bởi rất có thể, chiếc xe bò bía này đã lấn 'sát' ra đường khiến thanh niên kia không giữ được tay lái.
- Nghèo thì thương thật nhưng đường là chỗ để xe đi lại chứ không phải chỗ đậu xe bán hàng rong. Cô đỗ xe sát vỉa hè nhưng người mua hàng của cô đâu có thế, dừng xe chình ình ra đường mua hàng có phải là gây cản trở mất an toàn giao thông không? Không phải bỗng dưng có luật cấm dừng đỗ ở lòng lề đường đâu, vì nó không những gây nguy hiểm cho mình mà còn cho người khác nữa.
- Nếu cô bán hàng rong đứng dưới lòng đường để bán thì quả nhiên cô ấy sai rồi. Vì như thế dễ gây nguy hiểm lắm.
Hiện tại, câu chuyện này vẫn đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của thành viên mạng. Bên cạnh nhiều tranh cãi dữ dội thì một quan điểm bất ngờ nhận về hàng trăm lượt thả tim. Nguyên văn bình luận như sau: 'Mình cũng là người bán hàng vỉa hè nên mình hiểu cái việc bị người đi đường họ tông vào nó ra sao. Nhiều lúc chỉ mong nếu họ lỡ tông vào rồi không bắt đền mình chứ đừng nói tới chuyện bắt đền họ. Vì sai là mình sai trước. Nhưng mà có đúng có sai gì đi chăng nữa cũng đứng lại hỏi thăm người ta có sao không đã.. Đó là cách làm người'.
"Tết Tây biếu cô giáo cái gì bây giờ?" - chủ đề nhạy cảm khiến bố mẹ bàn tán nảy lửa, một ý kiến nhận được cơn mưa đồng tình "Tết Âm lịch thì đi nhưng Tết Tây thì mình phản đối. Cứ dịp lễ nào cũng quà cáp, biếu xén thì dễ làm hư các cô lắm", một phụ huynh nói về chủ đề này. "Tôn sư trọng đạo" là một truyền thống đẹp lâu đời của người Việt. Vào ngày lễ 20/11 hoặc các dịp lễ Tết, phụ huynh thường tặng...