Bà Mạnh Vãn Châu được chào đón như người hùng khi trở lại làm việc
Video cho thấy bà Mạnh Văn Châu được các đồng nghiệp tại Huawei chào đón nồng nhiệt sau khi trở lại làm việc.
Theo SCMP , ngày 25/10, bà Mạnh Văn Châu, Giám đốc tài chính của Huawei Technologies, đã trở lại trụ sở chính của công ty và được các đồng nghiệp chào đón như một người hùng. Sau khi được trả tự do từ Canada, bà Mạnh phải hoàn thành đợt cách ly 21 ngày trước khi quay lại công việc của mình.
Các cảnh trong video cho thấy bà Mạnh tươi cười, mặc trang phục công sở màu đen và ôm lấy một số nhân viên tại khuôn viên Huawei ở Thâm Quyến. Ngoài ra, nhiều người còn cầm biểu ngữ, bóng bay và reo hò sau khi thấy bà xuất hiện.
Bà Mạnh Văn Châu được chào đón nồng nhiệt tại khuôn viên Huawei.
Đoạn video được chia sẻ rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội và xuất hiện trên nhiều tờ báo của Trung Quốc. Bên cạnh đó, hashtag “Mạnh Văn Châu đã trở lại làm việc” nhanh chóng trở thành chủ đề thịnh hành số 1 trên mạng xã hội Weibo, thu hút 240 triệu lượt xem và hơn 13.000 lượt bình luận.
Video đang HOT
Bà Mạnh, người vẫn giữ chức Giám đốc tài chính của Huawei trong 3 năm bị quản thúc tại Canada, đã hạ cánh xuống Thâm Quyến vào ngày 25/9 sau khi đạt được thỏa thuận với Bộ Tư pháp Mỹ. Sau sự kiện, các chuyên gia đã gọi đây là một chiến thắng dành cho Trung Quốc.
Tuy nhiên, để đạt được thỏa thuận, chính phủ Trung Quốc cũng phải trả tự do cho Michael Spavor và Michael Kovrig, hai người Canada bị giam giữ ngay sau khi bà Mạnh bị bắt ở Vancouver vào tháng 12/2018. Mặc dù vậy, Trung Quốc phủ nhận rằng hai trường hợp này liên quan đến nhau.
Bà Mạnh Vãn Châu được chào đón khi trở về Trung Quốc cuối tháng 9.
Những thông tin liên quan đến bà Mạnh Vãn Châu luôn thu hút sự chú ý trên mạng xã hội Trung Quốc. Trước đó, những hình ảnh bà đến sân bay Vancouver, hay đoạn video quay lại khoảnh khắc hai vợ chồng bà Mạnh Vãn Châu gặp lại nhau trên đường băng ở sân bay Thâm Quyến đều được lan truyền rộng rãi.
Đoạn video thu hút tới hơn 400 triệu lượt nhấn chuột và 14.000 lượt bình luận, với nhiều ý kiến khen ngợi tình yêu của cặp đôi này.
Sự trở lại của bà Mạnh, con gái của người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi, diễn ra trong bối cảnh gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đang phải vật lộn để vượt qua tác động từ các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Do lệnh trừng phạt, Huawei đã phải tạm dừng một số hoạt động như nghiên cứu chip tiên tiến, ảnh hưởng đến mảng thiết bị cầm tay và doanh số bán hàng ra nước ngoài.
Mỹ hướng dẫn các nhà mạng nông thôn cách bỏ thiết bị Huawei và ZTE
Bắt đầu từ thời chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, chương trình "xé bỏ và thay thế" thiết bị truyền thông trị giá 1,9 tỉ USD vẫn tiếp tục cho đến nay.
Mỹ muốn giảm thiểu rủi ro đang tồn tại thông qua thiết bị, dịch vụ của Huawei và ZTE
Theo South China Morning Post, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nông thôn ở Mỹ hôm 27.9 đã được hướng dẫn về cách đăng ký vào chương trình của chính phủ liên bang, để thay thế bất kỳ thiết bị nào mà mạng của họ đang sử dụng từ nhà cung cấp viễn thông Trung Quốc Huawei Technologies và ZTE.
Thỏa thuận pháp lý hôm 24.9 để trả tự do cho Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu có thể giúp xoa dịu căng thẳng Mỹ - Trung. Nhưng nó sẽ không làm chậm quá trình loại bỏ thiết bị viễn thông của Trung Quốc ra khỏi các hệ thống của Mỹ. Một phần của kế hoạch này là quỹ "xé bỏ và thay thế" trị giá 1,9 tỉ USD sẽ bắt đầu chấp nhận đơn đăng ký vào ngày 29.10. Trong cuộc họp trực tuyến hôm 27.9, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) nói với các nhà mạng viễn thông trong nước, đặc biệt là ở nông thôn, rằng thời hạn đăng ký đã được gia hạn đến ngày 14.1.2022.
"Người Mỹ dựa vào mạng lưới truyền thông của mình cho mọi thứ, từ công việc, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, giải trí, đến duy trì kết nối với bạn bè và gia đình. Tuy nhiên, những lợi ích này chỉ có sẵn nếu mạng của chúng tôi được bảo mật. Chương trình "xé bỏ và thay thế" hướng tới việc giảm thiểu rủi ro đang tồn tại thông qua thiết bị, dịch vụ của Huawei và ZTE", Kris Monteith, người đứng đầu Cục Cạnh tranh Trực tuyến của FCC, nói.
FCC lần đầu tiên xác định Huawei và ZTE là mối đe dọa an ninh quốc gia vào tháng 11.2019. Đến tháng 3.2020, ông Trump ký một đạo luật cấm các nhà mạng Mỹ sử dụng trợ cấp liên bang để mua thiết bị mạng từ các công ty viễn thông Trung Quốc bị coi là mối đe dọa an ninh. Mỹ cho rằng các công ty Trung Quốc có nghĩa vụ cung cấp quyền truy cập mạng và chia sẻ dữ liệu bất cứ khi nào chính quyền Bắc Kinh yêu cầu.
Huawei và ZTE đã nhiều lần phủ nhận các cáo buộc. Tháng 12.2019, Huawei kiện FCC, nói rằng công ty đã không được bảo vệ theo quy trình vì bị Mỹ coi là mối đe dọa an ninh quốc gia. Sau một năm xem xét, FCC vẫn giữ nguyên chỉ định đối với ông lớn viễn thông đại lục. Tháng 6.2021, các thẩm phán phúc thẩm liên bang đã ra phán quyết ủng hộ FCC, sau khi Huawei đệ thêm đơn kiện khác về quyết định đó.
Dưới thời Tổng thống Joe Biden, chính quyền Mỹ tiếp tục phát triển chương trình "xé bỏ và thay thế". Quốc hội Mỹ duy trì lập trường cứng rắn chống lại các công ty công nghệ Trung Quốc nói riêng và cả quốc gia này nói chung. FCC tuân theo lệnh hành pháp của ông Trump để tìm cách thu hồi ủy quyền trước đây về việc mua thiết bị từ năm công ty Trung Quốc, tính cả Huawei và ZTE. Ba công ty khác bao gồm Hytera, Hangzhou Hikvision Digital Technology và Dahua Technology.
FCC cũng mở rộng điều kiện để cung cấp phí hoàn trả cho các nhà cung cấp dịch vụ có tối đa 10 triệu khách hàng. Đây là bước tiến đáng kể so với giới hạn 2 triệu người dùng trước đó. Các nhà cung cấp dịch vụ có thể đăng ký tài trợ để thay thế bất kỳ thiết bị và dịch vụ nào của Huawei hoặc ZTE mà họ mua trước ngày 30.6.2020. Được biết, các nhà mạng ở nông thôn là một trong những khách hàng đầu tiên của Huawei khi hãng này mở rộng hoạt động kinh doanh ở Mỹ.
Bà Mạnh Vãn Châu sắp hầu tòa online Mạnh Vãn Châu, con gái nhà sáng lập Huawei có thể tham dự phiên tòa online để giải quyết vấn đề liên quan đến yêu cầu dẫn độ của Mỹ. Nguồn tin của Reuters cho biết bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc Tài chính Huawei sẽ tham gia phiên tòa online tại tòa án Brooklyn (Mỹ) để giải quyết vấn đề liên quan...