Ba loại quả nhất định bạn phải bổ sung cho bé vào mùa hè này
Vào mùa hè cơ thể của trẻ thường rất dễ mất nước do hoạt động nhiều, để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho con bạn cần có kiến thức về các loại quả bổ sung cho con. Đồng thời vào mùa hè là mùa của trái cây bạn sẽ rất dễ chọn mua các loại quả ngon cho con. Sau đây Kênh hữu ích sẽ giúp bạn tìm hiểu nhé!
1. Xoài
Theo Vietnamnet, xoài là loại quả giàu hàm lượng beta caroten nhất, còn gọi là vitamin A thực vật. Trong 100g xoài có chứa 445mcg beta caroten. Chỉ cần cho bé ăn chừng 1/2 quả xoài là đã đáp ứng đủ 30% nhu cầu beta caroten hàng ngày của bé.
Trong số 20 axit amin tồn tại ở tự nhiên thì xoài chứa 19 loại với hàm lượng khá cao. Nếu tích cực ăn xoài, bé sẽ hấp thu được nhiều axit amin loại này. Do đó, hệ miễn dịch của bé sẽ vững chắc hơn và hệ tiêu hóakhỏe mạnh hơn.
Trong xoài còn có chứa rất nhiều cholin. Ăn đủ thực phẩm chứa cholin sẽ làm não bộ của bé hoạt hóa hơn. Trong 100g xoài chứa 7,6mg cholin. Nếu bé yêu ăn 1/2 quả xoài, đã thu được chừng 7mg cholin cho hệ thần kinh.
Xoài cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho bé
- Ổn định đường huyết
Xoài chứa lượng đường tự nhiên khá lớn, vì thế nhiều người nghĩ rằng xoài làm tăng lượng đường trong máu. Thực chất, xoài được xếp vào loại quả giúp ổn định nồng độ insulin trong máu, tốt cho người bị tiểu đường.Ngoài ra, xoài cũng được biết đến với công dụng ngăn ngừa đột quỵ khi kiểm soát mức độ homocystiene trong máu. Chất xơ hòa tan pectin trong xoài còn có tác dụng giảm cholesterol, giúp ngừa bệnh tim mạch.
- Ngừa ung thư
Xoài chứa hợp chất phenol – chất chống oxy hóa mạnh, giúp ngăn ngừa bệnh ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư ruột kết… Chất chống oxy hóa và lượng lớn vitamin C trong xoài cũng giúp cơ thể duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
- Tăng cường thị lực
Xoài rất giàu vitamin A (retinol) giúp tăng cường thị lực. Việc ăn xoài thường xuyên cũng có tác dụng với các bệnh quáng gà, khô mắt, tật khúc xạ, ngứa, rát mắt…
- Duy trì cân bằng kiềm trong cơ thể
Với các thành phần axit malic, tartaric và citric, xoài là trái cây tuyệt vời giúp duy trì sự cân bằng kiềm trong cơ thể.
- Tốt cho hệ tiêu hóa
Với nhiều chất xơ, xoài giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Đây cũng là loại trái cây tốt cho người ăn kiêng do ít calo. Ngoài ra, xoài rất giàu vitamin E, giúp tăng cường và cải thiện ham muốn tình dục.
Video đang HOT
- Bổ sung khoáng chất
Sự vắng mặt của các khoáng chất vi lượng như đồng, selen, kẽm và kali có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Thêm xoài vào thực đơn trái cây sẽ giúp bạn bổ sung những khoáng chất này cho cơ thể.
2. Chuối
Chuối có nhiều kali. Nếu bé vừa trải qua một trận ốm do tiêu chảy thì chuối là thực phẩm,
rất phù hợp để bổ sung lượng kali bị mất với số lượng lớn trong những cơn tiêu chảy khiến cơ thể mệt mỏi, nhược cơ. Chuối kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi trong ruột cũng như sản xuất các enzyme tiêu hóa để hỗ trợ hấp thụ các chất dinh dưỡng. Một trái chuối có khoảng 3g chất xơ có thể giúp điều hòa nhu động ruột, làm dịu đường tiêu hóa.
Chuối chứa tryptophan, một axit amin đóng vai trò quan trọng bảo vệ bộ nhớ và cải thiện tâm trạng. Nếu bé vừa trải qua một cơn cáu kỉnh vì bị bạn làm hỏng đồ chơi hay bị buồn bã vì không làm được bài tập thì việc ăn chuối sẽ giúp bé cải thiện tâm trạng nhờ nồng độ cao của tryptophan, được chuyển đổi thành serotonin- một chất giúp người ăn thấy hứng phấn.
- Dễ dàng tiêu hóa : một quả chuối chín sẽ có thịt khá mềm do đó bé cũng dễ dàng để ăn. Mẹ có thể nghiền chuối cho bé vì chuối nghiền rất dễ tiêu hóa và cung cấp nhiều năng lượng cho trẻ.
Chuối rất dễ ăn và dễ tiêu hóa
- Điều trị táo bón : táo bón có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Để cải thiện tình trạng táo bón hãy nghiền vài muỗng cà phê chuối và cho bé ăn, lượng chất xơ lớn trong chuối sẽ cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón ở trẻ, giúp ruột hoạt động tốt hơn.
- Trị tiêu chảy : tiêu chảy cũng là một trong số các vấn đề lớn mà trẻ thường mắc phải. Bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ có thể được gây ra bởi virus chẳng hạn như rotavirus. Trong trường hợp như vậy, tham khảo ý kiến bác sĩ nhi là vấn đề bạn cần phải quan tâm đầu tiên. Phải đảm bảo bé được cung cấp đủ nước, sau đó mới cho bé ăn các thực phẩm như chuối, ngũ cốc, táo…
Cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu
- Chuối rất giàu các chất dinh dưỡng như kali, canxi, magiê phốt pho, lưu huỳnh,sắt và đồng. Đây là những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển ở trẻ trong những tháng đầu đời. Kali quan trọng với cơ bắp và duy nhì nhịp tim, sắt và đồng tốt cho máu, giúp sản xuất hemoglobin (huyết sắc tố). Canxi cần thiết cho sự phát triển xương ở bé.
- Chuối là loại trái cây ít gây dị ứng : chuối chứa các axit amin đơn giản và lành tính nên rất dễ tiêu hóa, ít gây dị ứng. Đó là lý do vì sao đây là thực phẩm lý tưởng cho trẻ sơ sinh.
- Khắc phục rối loạn tiết niệu : trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi có nhiều khả năng bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Các triệu chứng bao gồm sốt, thường xuyên đi tiểu, nước tiểu có mùi hôi… Trong những trường hợp như vậy ngoài việc tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa thì việc cho ăn chuối nghiền cũng rất có lợi. Người ta tin rằng chuối có thể làm sạch các độc tốt tích tụ trong đường tiết niệu.
- Giảm viêm da : trẻ thường bị viêm da do côn trùng cắn, trong trường hợp này sử dụng vỏ chuối tươi thoa lên vết côn trùng cắn có thể hữu ích.
Cảnh báo khi cho trẻ ăn chuối
- Tránh ăn chuối chưa chín: không nên cho trẻ ăn chuối chưa chín hoàn toàn vì nó rất khó tiêu hóa. Theo nghiên cứu của Trường Đại học Maryland Medical Center, thì lượng chuối trẻ nên ăn mỗi ngày theo từng độ tuổi là:
- Trẻ sơ sinh sơ sinh đến 6 tháng tuổi: 500 mg
- Trẻ sơ sinh 7 tháng đến 12 tháng: 700 mg
- Trẻ em 1 tuổi: 1.000 mg
- Trẻ em 2-5 tuổi: 1.400 mg
-Trẻ em 6-9 tuổi: 1.600 mg
- Trẻ em trên 10 tuổi: 2.000 mg
3. Dâu tây
Quả dâu tây là một loại trái cây khi chín có màu đỏ, khi ăn có vị chua chua ngọt ngọt rất lôi cuốn. Dâu tây giàu chất chống oxy hóa và có tới 92% thành phần chính là nước nên được xem là một trong những loại trái cây có tác dụng giải khát và chống mất nước hiệu quả trong ngày hè. Bạn có thể cho bé ăn quả dâu tây, sinh tố dâu tây hoặc dâu tây sữa chua đều rất ngon và tốt cho cơ thể, một cốc sinh tố dâu tây trung bình cung cấp 49 calo, 3g chất xơ và 12g carbohydrate.
Giải nhiệt cho bé từ nước dâu tây rất tốt nha mẹ
Giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé
Dâu tây là loại quả chứa rất nhiều vitamin C vì vậy rất cần thiết cho trẻ để tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt hơn, vitamin C trong dâu cao gấp nhiều lần so với các loại quả khác và được cơ thể hấp thụ khá nhanh, chỉ sau vài tuần đi vào cơ thể.
Việc cho bé ăn dây tây thường xuyên sẽ giúp bé có sức đề kháng khỏe mạnh, chống lại bệnh tật và phát triển tốt hơn.
Giúp mắt sáng hơn
Không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, vitamin C còn giúp bảo vệ mắt bé trước tác dụng của tia UV trong ánh nắng mặt trời cũng như tăng cường sức khỏe của giác mạc và võng mạc, nhờ đó, mắt bé luôn được bảo vệ tốt nhất.
Tăng cường chất xơ cho trẻ
Dâu tây có hàm lượng chất xơ cao gấp đôi so với quả cam, vì vậy việc cho trẻ ăn dâu tây thường xuyên sẽ giúp bổ sung lượng chất xơ cần thiết, giúp hỗ trợ tiêu hóa rất tốt.
Ngăn ngừa loãng xương
Các nhà dinh dưỡng học đã chứng minh được rằng trong dây tây chứa rất nhiều kali, mangan, thành phần trong quá trình phát triển cấu trúc của xương. Vì bé đang trong giai đoạn phát triển nên việc bổ sung các chất này là cần thiết, nó sẽ giúp xương bé phát triển cứng cáp, chống loãng xương hay còi xương.
Kiểm soát cân nặng
Hiện nay tình trạng béo phì ở trẻ em đang dần phổ biến, nó khiến bé trở nên thụ động và dễ mắc các bệnh nguy hiểm. Thành phần của dây tây có chứa rất ít calo, đường và natri nên không ảnh hưởng đến cân nặng của bé. Việc cho bé sử dụng dây tây thường xuyên sẽ giúp bé duy trì cân nặng phù hợp và có sức khỏe tốt.
Những lưu ý khi bắt đầu cho trẻ ăn dâu tây
Mặc dù dâu tây rất tốt cho sức khỏe cho con trẻ nhưng bố mẹ cũng cần lưu ý những vấn đề sau khi bắt đầu cho trẻ ăn:
Thời điểm tốt nhất để cho trẻ ăn dâu tây là từ khoảng 8 tháng tuổi trở lên, khi đó giúp hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ rất tốt.
Hình thức cho trẻ ăn: Với dâu tây, có thể rửa sạch, tách cuống và trẻ ăn sống hoặc làm các loại thức ăn – uống chế biến từ dâu tây như: Sữa chua dâu tây, sinh tố dâu tây.
Cách chọn dâu tây cũng là một điều quan trọng. Tốt nhất bạn chọn quả chín tới, đỏ mọng và đặc biệt phải là loại dâu tây hữu cơ để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Với một số loại quả chứa nhiều dinh dưỡng như thế này kênh hữu ích mong rằng sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm nuôi dưỡng con, cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho bé phát triển nhé! Chúc bạn thành công
Tự làm mỳ nui cá ngừ cho bé
Mình muốn chia sẻ cùng các mẹ món này để đổi món cho bé, bé sẽ ăn được nhiều nhiều còn mẹ sẽ cười xinh tươi đấy.
Nguyên liệu: Mỳ nui, cà chua, hành khô và cá ngừ (mình mua hộp cá ngừ ngâm dấm trong các siêu thị hoặc cửa hàng bán đồ hộp).
Thực hiện: Rất nhanh và đơn giản.
Bước 1: Rửa mỳ nui và cho vào nồi nước luộc khoảng 10 - 15 phút. Bạn thấy mỳ chín mềm thì đổ ra rổ rồi cho một chút dầu ăn vào đảo đều cho mỳ khỏi dính vào nhau.
Bước 2: Hành khô băm nhỏ, cho chút dầu ăn vào phi thơm.
Bước 3: Cà chua gọt vỏ, bỏ hạt, thái nhỏ. Cho cà chua vào chảo hành vừa phi đun nhỏ lửa cho đến khi cà chua chín mềm. Tiếp đến là cho cá ngừ và chút xíu nước mắm vào xào cùng.
Bước cuối cùng: Bạn đổ mỳ nui đã luộc chín vào, đảo nhanh tay khoảng 3 phút, nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Và...
Kết quả là các mẹ đã có một đĩa mỳ nui thật ngon và màu sắc cho bé rồi.
Chúc các mẹ tìm được những món ngon, dễ làm mà lại bổ dưỡng cho bé yêu của mình. Chúc các bé hay ăn, chóng lớn cho cả nhà thật vui.
Cách làm bánh flan bằng sữa mẹ cho bé tập ăn dặm Bánh flan là món ăn vừa dễ ăn vừa bổ dưỡng cho bé yêu, đặc biệt hơn nữa là khi nó được làm từ sữa mẹ. Cùng tham khảo ngay cách làm bánh flan bằng sữa mẹ cho bé tập ăn dặm với nguyên liệu đơn giản là trứng và sữa mẹ,... Trứng là nguyên liệu giàu dinh dưỡng được sử dụng nhiều...