Ba liều vaccine Pfizer giúp tăng kháng thể chống Delta
Dữ liệu mới cho thấy liều thứ ba của vaccine Pfizer có thể tăng mức độ kháng thể chống biến chủng Delta 5-11 lần so với tiêm hai liều.
Dữ liệu được công ty Pfizer đăng tải trên mạng ngày 28/7 cho thấy mức độ kháng thể chống biến chủng Delta ở những người trong độ tuổi18-55 tăng 5 lần sau khi tiêm liều vaccine thứ ba. Trong khi với những người 65-85 tuổi, mức tăng này là 11 lần.
Các nhà nghiên cứu của Pfizer/BioNTech nhận định việc tiêm liều vaccine Pfizer thứ ba giúp tăng cường hàng rào bảo vệ của con người trước biến thể Delta, chủng nCoV đang hoành hành ở nhiều nơi trên thế giới. Nhóm nghiên cứu thêm rằng ba liều vaccine Pfizer có thể giúp “tăng 100 lần khả năng trung hòa biến chủng Delta” so với khi chưa tiêm.
Các lọ vaccine Pfizer tại một điểm tiêm chủng ở Henderson, bang Nevada, Mỹ hồi tháng 2. Ảnh: Bloomberg.
Video đang HOT
Ngoài ra, dữ liệu cũng chỉ ra người tiêm ba liều vaccine Pfizer có khả năng chống lại chủng ban đầu của nCoV và chủng Beta, lần đầu tiên xuất hiện ở Nam Phi, cao hơn nhiều so với tiêm hai liều. Dữ liệu hiện chưa được bình duyệt.
Trong số danh sách phê duyệt của WHO, vaccine công nghệ mRNA có hiệu quả thử nghiệm lâm sàng cao nhất, với Moderna 94% và Pfizer 95%. Dù có nhiều khó khăn về bảo quản và vận chuyển, hai loại vaccine này dường như có hiệu quả tương tự trong nghiên cứu thực tế. Một nghiên cứu của chính phủ Anh tháng trước cho thấy hai liều vaccine Pfizer có thể giảm nguy cơ nhập viện vì biến thể Delta tới 96%.
Australia cân nhắc tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em
Australia bắt đầu cân nhắc về việc tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em khi số em bị Covid-19 nhiễm biến chủng Delta tăng hơn so với các biến chủng khác.
Đợt bùng phát dịch Covid-19 đang diễn ra tại Australia khiến dư luận lo ngại khi số lượng trẻ em mắc Covid-19 do biến chủng Delta nhiều hơn so với các đợt dịch trước. Hiện nay, hàng nghìn học sinh ở thành phố Sydney đang được yêu cầu phải cách ly vì có bạn học mắc Covid-19.
Cảnh sát đứng bên ngoài trường tiểu học St Charles Catholic ở thành phố Sydney sau khi trường được thông báo có học sinh mắc Covid-19. Nguồn: Gaye Gerard
Hồi tháng 6 vừa qua, 5 trường học ở thành phố Melbourne cũng đã phát hiện có học sinh mắc Covid-19 do biến chủng Delta, làm dấy lên lo ngại virus đã lây lan từ học sinh sang học sinh.
Thực tế này đang khiến dư luận đặt câu hỏi về việc biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 dường như dễ lây lan giữa trẻ em hơn so với những người lớn tuổi.
Nếu như trong các đợt bùng phát năm 2020, số lượng những người lớn tuổi mắc bệnh và tử vong vì Covid-19 chiếm đa số, thì nay xu hướng này đang có sự thay đổi.
Theo số liệu thống kê mới công bố của Cơ quan quản lý bệnh tật Australia, tính từ khi dịch Covid-19 xuất hiện ở nước này năm 2020, đến nay nhóm tuổi từ 20-29 là những người mắc Covid-19 nhiều nhất với hơn 6.700 trường hợp và có 4.243 người mắc Covid-19 ở độ tuổi từ 19 tuổi trở xuống. Trong khi đó, tổng số ca bệnh ở những người từ 60 tuổi trở lên là hơn 6.000 trường hợp.
Tiến sỹ Kirsty Short, nhà virus học tại Đại học Queensland cho biết, dù ở Anh có nhiều người trẻ tuổi mắc Covid-19, cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể khẳng định được việc biến chủng Delta dễ lây lan ở những người ít tuổi. Phó giáo sư Catherine Bennett, người đứng đầu khoa dịch tễ thuộc trường Đại học Deakin cho rằng, "vì biến chủng Delta lây lan nhanh, theo ước tính nhanh hơn 50% so với biến chủng Alpha. vì thế nó dễ làm nhiều người nhiễm bệnh. Có thể số lượng người lớn nhiễm biến chủng Delta vẫn nhiều hơn, song giờ đây trẻ em cũng nằm trong nhóm đối tượng có thể lây lan dịch bệnh ra ngoài cộng đồng".
Trước thực trạng này, dư luận Australia bắt đầu thảo luận về việc trẻ em có nên tiêm vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer, loại vaccine có thể được sử dụng đối với trẻ em từ 12 tuổi trở lên để bảo vệ bản thân cũng như hạn chế sự lây lan biến chủng Delta. Bên cạnh đó, việc đưa trẻ em vào chương trình tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 cũng được cân nhắc là do nếu các em nhỏ được tiêm vaccine sẽ góp phần đưa Australia tiến đến gần hơn với mục tiêu tạo được miễn dịch cộng đồng với tỷ lệ 85% dân số, tương đương với 21,5 triệu người tiêm vaccine ngừa Covid-19.
Dù vậy, vẫn có một số vấn đề cần phải cân nhắc.
Thứ nhất, Australia chưa cấp phép sử dụng vaccine ngừa Covid-19 ở những người dưới 16 tuổi. Hiện tại, cơ quan quản lý dược phẩm của Australia đã cấp phép sử dụng tạm thời cho 3 & Johnson. Trong đó, vaccine AstraZeneca và Johnson &à Johnson chỉ được dùng cho người từ 18 tuổi trở lên trong khi vaccine của Pfizer được dùng cho người từ 16 tuổi trở lên. Ngoài 3 vaccine này, Cơ quan quản lý dược phẩm của Australia cũng đang bắt đầu quá trình xem xét cấp phép cho vaccine của Moderna. Nếu được thông qua, Moderna có thể là vaccine đầu tiên được Australia cấp phép tiêm cho những người từ 12 tuổi trở lên.
Thứ hai là nguồn cung vaccine. Australia hiện đang phụ thuộc vào nguồn cung vaccine từ nước ngoài đối với vaccine Pfizer, loại vaccine được khuyến cáo sử dụng cho những người dưới 60 tuổi tại Australia. Vì thế, nếu trẻ em cũng trở thành đối tượng cần phải tiêm vaccine thì nhiều khả năng sẽ được khuyến cáo sử dụng vaccine của Pfizer. Điều này sẽ tạo thêm sức ép đối với chương trình tiêm chủng của Australia và càng khiến cho tình trạng thiếu vaccine trở nên trầm trọng hơn.
Theo Bộ trưởng Y tế Greg Hunt, Cơ quan quản lý dược phẩm Australia hiện đang xem xét cấp phép sử dụng tạm thời vaccine của Pfizer cho trẻ em từ 12-15 tuổi. Dù vậy, chính phủ Australia vẫn chưa đưa những người dưới 18 tuổi vào danh sách khuyến khích tiêm chủng./.
Biến chủng Delta nguy hiểm châm ngòi "ổ dịch" cộng đồng mới ở Trung Quốc Trung Quốc xác nhận rằng đợt bùng dịch gần đây ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô là do biến chủng Delta nguy hiểm gây nên. Nhân viên y tế Trung Quốc lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 (Ảnh minh họa: Reuters). Số ca mắc Covid-19 ở Nam Kinh, Giang Tô, Trung Quốc đang tăng nhanh trong tuần qua. Ngày 26/7, Trung Quốc...