Ba Lan ủng hộ Hungary, lo ngại chia rẽ sâu sắc EU
Ngày 12/9 Bộ Ngoại giao Ba Lan khẳng định sẽ phủ quyết bất cứ lệnh trừng phạt nào nhắm vào Hungary.
Bộ Ngoại giao Ba Lan đồng thời lo ngại việc Nghị viện châu Âu bỏ phiếu theo đuổi biện pháp trừng phạt Hungary sẽ gây chia rẽ thêm nội bộ khối.
Thủ đô Ba Lan. Ảnh: YouTube.
Trong một tuyên bố đưa ra ngày 12/9, Bộ Ngoại giao Ba Lan bày tỏ sự lo ngại sau khi Nghị viện châu Âu ủng hộ kế hoạch kích hoạt Điều 7 Hiệp ước thành lập Liên minh châu Âu để trừng phạt Hungary với cáo buộc nước này vi phạm các nguyên tắc cơ bản của khối.
Video đang HOT
Tuyên bố khẳng định mọi quốc gia thành viên Liên minh châu Âu đều có quyền chủ quyền để thực hiện cải cách mà nước đó cho là cần thiết và phù hợp với tình hình của nước đó.
Bộ Ngoại giao Ba Lan cho rằng bất kỳ một biện pháp nào chống lại các nước thành viên chỉ thêm gây chia rẽ sâu sắc trong nội bộ Liên minh châu Âu và xói mòn niềm tin của người dân vào các định chế của châu Âu. Ba Lan sẽ phủ quyết bất kỳ lệnh trừng phạt nào mà EU đưa ra và áp đặt lên Hungary.
Bà Joanna Kopcinska, phát ngôn viên của Đảng Pháp luật và Công lý (PiS) cầm quyền tại Ba Lan, cũng cho rằng việc biểu quyết tại Nghị viện hôm 12/9 đe dọa sự thống nhất trong EU và gây chia rẽ không cần thiết trong nội bộ. Theo bà, EU hoạt động dựa trên đối thoại và nhất thiết phải giải quyết các tranh cãi thông qua đối thoại chứ không phải bằng mệnh lệnh.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Nghị viện châu Âu tán thành việc kích hoạt Điều 7 để trừng phạt một nước thành viên do vi phạm nguyên tắc cơ bản của khối. Trước đó, Điều 7 cũng đã được Ủy ban châu Âu kích hoạt đối với Ba Lan vào tháng 12/2017 cũng với lý do tương tự xung quanh cải cách tư pháp gây tranh cãi tại Ba Lan.
Để lệnh trừng phạt có hiệu lực, trong đó nước bị trừng phạt sẽ tạm thời không được phép tham gia bỏ phiếu tại các định chế của EU, nó cần phải có sự ủng hộ của tất cả các nước thành viên. Trong khi đó, cả Ba Lan và Hungary đều lên tiếng bảo vệ nhau và chống lại các biện pháp EU sẽ áp dụng lên hai nước./.
Theo Hữu Bình/VOV-Praha
Italia "chê" các biện pháp trừng phạt của EU chống lại Nga là vô nghĩa
Phó Thủ tướng Italy Matteo Salvini khẳng định ông luôn quan tâm tới việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt chống Nga và sẽ tiếp tục làm điều đó.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ Italy, ông Matteo Salvini nói rằng, các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) chống lại Nga không có ý nghĩa về mặt kinh tế, chính trị, xã hội hay văn hóa
Phó Thủ tướng Italy Matteo Salvini. (Ảnh: TNT)
Trong cuộc trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình nước Nga ngày nay (RT) phát sóng 10/9, ông Salvini cho rằng, thời điểm tháng 5/2019 sẽ là một cơ hội lịch sử để mang đến sự thay đổi cuối cùng đối với sự cân bằng quyền lực ở châu Âu và thay đổi mối quan với các nước bên ngoài EU, mà ở đây là nước Nga. Phó Thủ tướng Salvini khẳng định ông luôn quan tâm tới việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt chống Nga và sẽ tiếp tục làm điều đó.
Cuộc bầu cử các thành viên Nghị viện châu Âu sẽ được tổ chức vào tháng 5/2019.
EU áp đặt gói các biện pháp trừng phạt cứng rắn chống lại Nga lần đầu tiên vào năm 2014, trong bối cảnh bùng phát cuộc xung đột tại Ukraine và Nga sáp nhập bán đảo Crimea sau khi có kết quả của một cuộc trưng cầu ý dân. Nga đã liên tục bác bỏ có bất kỳ sự dính líu nào trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine, nói rằng Nga không phải là một bên trong cuộc xung đột đó. Trong một động thái đáp trả, Nga đã áp đặt cấm vận thực phẩm lên các nước thành viên EU.
Trong khi Hội đồng châu Âu đã gia hạn các biện pháp trừng phạt chống Nga đến tháng 01/2019, rất nhiều chính trị gia châu Âu, bao gồm các chính trị gia Italy, đã kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt với lý do chúng gây tổn hại cho chính nền kinh tế EU.
Tháng 7 vừa qua, ông Roberto Mura, nghị sỹ người Italy đã nói rằng, Italy đang tổn thất 7 triệu euro (8.130.000 USD) mỗi ngày, xuất phát từ các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu chống Nga./.
Theo Huy Hoàng/VOV1Theo Sputnik
Khủng hoảng nhập cư EU: "đối tác" bỗng chốc trở thành "đối thủ" Những tuyên bố có phần gay gắt của Pháp, Italy hay Hungary một lần nữa bộc lộ chia rẽ sâu sắc giữa các nước EU liên quan đến khủng hoảng nhập cư. Cuộc khủng hoảng người di cư đang là thách thức lớn nhất đối với Liên minh châu Âu (EU) khi khiến các nước "đối tác" bỗng chốc trở thành những "đối...