Ba Lan chi hơn 400 triệu USD mua dàn hỏa lực “mưa thép” của Mỹ
Ba Lan đã quyết định bỏ ra 414 triệu USD để mua các hệ thống pháo phản lực M142 HIMARS của Mỹ nhằm nâng cao năng lực quân sự của Warsaw.
Các hệ thống pháo phản lực cơ động cao M142 (HIMARS) tham gia tập trận Saber Strike tại Bemoko Piskie, Ba Lan năm ngoái (Ảnh: Business Insider)
Ngày 13/2, Ba Lan thông báo rằng đã mua được hệ thống pháo M142 HIMARS của Mỹ với “giá rất tốt” ở mức 414 triệu USD. Trước đó, Bộ Quốc phòng Ba Lan nói chào hàng ban đầu của Mỹ là 655 triệu USD. Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan cho hay hệ thống khí tài hiện đại này sẽ tăng cường năng lực tác chiến của quân đội Warsaw.
“Việc mua M142 sẽ giúp tăng cường “năng lực quốc phòng của Ba Lan và đồng thời tăng cường an ninh cho châu Âu tại sườn phía đông của NATO”, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết.
Hoạt động kí kết diễn ra tại hội nghị thượng đỉnh Warsaw do Mỹ và Ba Lan đồng tổ chức. Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cũng đã tham gia sự kiện này.
Cùng ngày, ông Pence cũng xác nhận thông tin rằng 2 nước đang bàn bạc về các yếu tố nhằm mục tiêu tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ tại Ba Lan nhưng không đi vào chi tiết.
Động thái mua vũ khí của Ba Lan diễn ra trong bối cảnh Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo kêu gọi các đồng minh và đối tác nâng cao năng lực quân sự nhằm phòng ngừa Nga.
Ngoài ra, Ba Lan cũng đang lựa chọn vũ khí Mỹ nhằm hiện đại hóa nền quân sự của quốc gia này. Warsaw đã kí kết các hợp đồng mua máy bay không người lái, trực thăng chiến đấu Black Hawk, hay hệ thống phòng không Patriot của Mỹ với giá trị lên tới 4,75 tỷ USD.
Năm ngoái, Warsaw được cho là đã đề xuất chi 2 tỷ USD xây dựng “Fort Trump”, căn cứ thường trực của Mỹ tại Ba Lan nhằm đối phó với mối đe dọa từ Nga.
Moscow đã nhiều lần chỉ trích Mỹ triển khai quân nhân và các hệ thống khí tài trong lãnh thổ Ba Lan. Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov đã cảnh báo rằng đề xuất của Warsaw khi mời Mỹ lập căn cứ quân sự có thể gây ra hậu quả.
“Mưa thép” M142 HIMARS là sản phẩm hợp tác sản xuất giữa Lockheed Martin và BAE Systems, có khả năng phóng pháo phản lực và tên lửa hành trình chiến lược với tầm tấn công 480km. Ngoài phục vụ trong lục quân và thủy quân lục chiến của Mỹ, HIMARS còn đang trong biên chế của UAE, Jordan và Singapore. Năm 2017, Mỹ được cho là đã triển khai hệ thống này ở phía nam Syria để bảo vệ căn cứ ở Al Tanf.
Uy lực dàn hỏa lực “mưa thép” M142 HIMARS của Mỹ
Đức Hoàng
Theo Dantri/ RT
Đồng minh châu Âu thờ ơ với hội nghị của Mỹ về Iran
Cuộc họp về Iran do Mỹ tổ chức tại Warsaw (Ba Lan) đã không thu hút được sự chú ý từ những quốc gia đồng minh của Washington ở châu Âu.
Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Reuters
Kênh RT (Nga) ngày 14/2 cho biết hội nghị được tổ chức ở Warsaw (Ba Lan) ngày 13/2 có mục tiêu thúc đẩy "hòa bình và an ninh tại Trung Đông", nhưng nội dung chính lại xoay quanh Iran. Đại biểu của ít nhất 60 quốc gia đã tham dự hội nghị, trong đó có Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Tuy nhiên, các đồng minh quan trọng của Mỹ tại châu Âu như Pháp, Đức và Anh đã không mấy mặn mà với hội nghị này.
Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt đã đến Warsaw dự cuộc họp về Yemen của Bộ tứ Quad gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ nhưng lại không hề dự sự kiện về Iran.
Trong khi đó, Pháp chỉ cử quan chức ngoại giao thứ cấp tới dự và Đức giao nhiệm vụ tới Warsaw cho Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.
Báo chí châu Âu cũng không đánh giá cao sự kiện này. Tờ Guardian (Anh) đã đăng bài bình luận trong đó có nội dung xoay quanh việc "Tổng thống Trump đã xa rời phần còn lại của phương Tây".
Về phần mình, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đánh giá hội nghị tại Warsaw là "nỗ lực của Mỹ theo đuổi những ám ảnh không căn cứ về Iran".
Hà Linh/Báo Tin tức
Theo Tintuc
Không mặn mà lập căn cứ quân sự Fort Trump, Mỹ "ngoảnh mặt" với Ba Lan? Đối lập với sự nhiệt tình của các lãnh đạo Ba Lan, có vẻ như người Mỹ không mặn mà với ý tưởng thành lập căn cứ Fort Trump, mà muốn chuyển hướng sang một định dạng khác cho sự hiện diện quân sự tại Warsaw. Quân đội Mỹ Tờ Onet của Ba Lan dẫn lời các nguồn tin tiết lộ, người Mỹ...