Romania mua HIMARS khi Biển Đen tăng nhiệt
Hãng Lockheed Martin của Mỹ vừa kỳ hợp đồng trị giá 218 triệu USD cung cấp 18 hệ thống pháo phản lực M142 HIMARS cho Romania.
Thương vụ vũ khí hạng nặng này được công bố bởi Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD) hôm 10/8, bản hợp đồng dự kiến sẽ hoàn thành vào ngày 30/12/2020 – đến khi đó Romania sẽ sở hữu một trong những loại pháo phản lực hạng nặng và nguy hiểm nhất thế giới.
Phản ứng trước thông tin Romania mua HIMARS, kênh truyền hình truyền hình Zvezda cho rằng, Mỹ đã bán cho đồng minh thân cận vũ khí đã lạc hậu bởi loại đạn khủng nhất của HIMARS là ATACMS đã bị nhiều đồng minh của Mỹ loại bỏ.
Hệ thống HIMARS.
Nhưng hồi đầu năm 2016, nhà sản xuất Lockheed Martin của Mỹ vẫn quyết nối lại việc sản xuất loại tên lửa này để trang bị cho hệ thống M142 HIMARS.
Video đang HOT
Ngoài ra, sau khi được Mỹ phê chuẩn bán hệ thống HIMARS, phần Lan đã thẳng thừng từ chối với lý do pháo phản lực này không thích hợp. Cùng với Phần Lan, kênh truyền hình truyền hình Zvezda cũng cho rằng vũ khí này không thực sự mạnh như Mỹ tuyên bố.
Zvezda đã đưa ra một vài tham số cơ bản để so sánh hai loại vũ khí của Nga và Mỹ để đưa ra kết luận rằng, HIMARS còn không dọa nạt nổi loại vũ khí đồng hạng thế hệ cũ hơn của Nga là BM-21 Grad chứ đừng nói là đối thủ xứng tầm của tên lửa đạn đạo Iskander.
Pháo phản lực bắn loạt hoạt động tốt, khi cần tấn công các khu vực mục tiêu bảo vệ yếu như tiểu đoàn bộ binh tiến công, đơn vị pháo binh hoặc tên lửa, đoàn xe ô tô, sân bay cỡ nhỏ…
Chẳng hạn, một trong những đại diện cũ hơn của Nga là loại pháo phản lực phóng loạt 120mm BM-21 Grad, một hệ thống vũ khí này có thể quét cháy diện tích mặt đất lớn gấp 7 lần pháo phản lực hạng nặng HIMARS của Mỹ điều đến Syria.
Mặc dù không được khách hàng và Nga đánh giá cao nhưng theo tuyên bố của Mỹ, HIMARS sở hữu sức mạnh khủng khiếp so với các dòng pháo phản lực khác.
Được biết, hệ thống M142 HIMARS sử dụng đạn tên lửa có điều khiển đường kính 240mm, tầm bắn tối đa có điều khiển dao động từ 60-100km. Ngoài ra, hệ thống M142 HIMARS còn có khả năng phóng các tên lửa chiến thuật chiến trường MGM-140A ATACMS, với tầm bắn gần 130km.
Tuấn Vũ
Theo baodatviet
Bộ trưởng Romania lỡ miệng tiết lộ bí mật tên lửa Mỹ "chọc giận" Nga
Căng thẳng giữa Moscow và NATO lại sôi sục sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Romania Mihai Fifor lỡ miệng tiết lộ rằng, một căn cứ quân sự của Mỹ nằm sát sườn Nga lưu trữ các tên lửa đạn đạo.
Bộ trưởng Romania lỡ miệng tiết lộ bí mật tên lửa Mỹ khiến Nga "nổi đóa".
Ông Pavel Alekseenko, thư ký Đại sứ quán Nga tại Romania đã bày tỏ sự phẫn nộ trên các phương tiện truyền thông xã hội sau khi ông Mihai Fifor tiết lộ với đài truyền hình Antena 3 rằng, một Cơ sở Hỗ trợ Hải quân Mỹ ở Deveselu (Romania) có lưu trữ "các tên lửa đạn đạo".
"Tuyên bố của ông Fifor là một bằng chứng cho thấy căn cứ Mỹ ở Deveselu thực sự là một mối đe dọa trực tiếp và đối với an ninh quốc gia Nga. Cảm ơn vì sự thật tự nhiên này, ông Fifor!", thư ký Đại sứ quán Nga tại Romania nhấn mạnh.Căn cứ Mỹ ở Deveselu, nơi đặt hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis của NATO từ lâu bị Nga xem là "mối đe dọa an ninh". Theo đó, ông Alekseenko cho biết, ông xem những tuyên bố ông Fifor là sự thú nhận rằng, Mỹ đã đưa rất nhiều cơ sở hạ tầng quân sự tới gần Nga.
Trước đó, trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Antena 3, ông Fifor bình luận rằng, sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của phương Tây ở Romania sẽ làm Tổng thống Nga Putin tức giận.
"Rõ ràng, Tổng thống Putin sẽ không rất không vui vì khả năng quân sự đang được cải thiện ở Romania. Làm sao ông Putin có thể vui được trước việc Romania có căn cứ quân sự ở Deveselu với các tên lửa đạn đạo. Làm thế nào ông Putin vui được khi chúng ta có căn cứ tại Mihail Kogalniceanu với nhiều lính Mỹ đồn trú và chúng ta tiếp tục đẩy mạnh quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ để đảm bảo sự hiện diện liên tục của quân đội Mỹ trên lãnh thổ Romania!", ông Fifor tuyên bố.
Có thể thấy, trong tuyên bố trên, ông Fifor đã vô tình (hoặc có thể cố ý) tiết lộ căn cứ Mỹ trên đất Romania có tên lửa đạn đạo.
Nhưng sau phản ứng gay gắt từ ông Alekseenko, ông Fifor lập tức giải thích rằng, các quan chức Nga đã hiểu nhầm lời ông.
Bộ trưởng Romania nhấn mạnh rằng, tại căn cứ Deveselu chỉ có một hệ thống phòng thủ tên lửa chứ không có tên lửa đạn đạo.
Theo Danviet
Romania mang căn cứ quân sự Deveselu dọa Nga? Bộ trưởng Quốc phòng Romania-Mihai Fifor bị cho là đã "lỡ lời" khi nói rằng một cơ sở quân sự của Mỹ tại nước này có triển khai tên lửa đạn đạo. Cụ thể, trong cuộc trả lời phỏng vấn với báo Antena 3, ông Fifor nhận định: "Rõ ràng Tổng thống Vladimir Putin sẽ không hài lòng với bất kỳ khả năng...