Ba Lan bác cáo buộc cùng Ukraine phá hoại Nord Stream
Ba Lan khẳng định nước này không liên quan gì đến vụ đánh bom nhắm vào tuyến ống dẫn khí đốt Nord Stream dưới đáy biển Baltic vào năm 2022 nhưng thừa nhận đã để lọt một nghi phạm.
Gần hai năm sau khi đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 và 2 từ Nga sang Đức qua biển Baltic bị hư hại vì các vụ nổ hồi tháng 9/2022, cựu giám đốc tình báo Đức August Hanning, người giữ chức vụ từ 1998 đến 2005, cáo buộc Ba Lan hợp tác với Ukraine trong vụ phá hoại tuyến Nord Stream.
Khí gas rò rỉ sau khi tuyến Nord Stream bị phá hoại. Ảnh: GettyImages
“Theo kết quả điều tra, một nhóm người Ukraine có vẻ đã trực tiếp làm việc đó”, ông Hanning nói trong cuộc phỏng vấn với báo Die Welt. “Rõ ràng là chính quyền Ba Lan có liên quan”, ông nói thêm và kêu gọi Đức yêu cầu Ukraine và Ba Lan bồi thường thiệt hại.
Tuy nhiên, trong tuyên bố đưa ra ngày 16/8, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kỹ thuật số Ba Lan Krzysztof Gawkowski khẳng định “Ba Lan không tham gia bất cứ điều gì” trong vụ phá hoại Nord Stream. Vị này cũng quả quyết rằng, các thông tin kiểu này sẽ “gây chia rẽ giữa các thành viên NATO”.
Video đang HOT
Hai đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 và 2 từ Nga sang Đức lần lượt bị phá hủy do các vụ nổ tháng 9/2022 lần lượt trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Thụy Điển và Đan Mạch. Các tuyến ống trị giá nhiều tỷ USD, chủ yếu do Nga và Đức chi tiền xây dựng.
Ngay khi các vụ nổ xảy ra, nhiều nước phương Tây vội vã đổ lỗi cho Nga. Điện Kremlin khi đó phủ nhận mọi cáo buộc, gọi đây là “điều ngu ngốc và ngớ ngẩn”.
Đan Mạch cùng Thụy Điển và Đức sau đó mở cuộc điều tra và kết luận đây là hành động phá hoại. Tháng 2/2023, Bộ trưởng Tư pháp Đức thừa nhận “không thể chứng minh” Nga liên quan đến các vụ nổ. Tuy nhiên, tháng 2/2024, Thụy Điển và Đan Mạch lần lượt thông báo dừng điều tra do không đủ thẩm quyền và không đủ cơ sở cần thiết để theo đuổi vụ án.
Theo truyền thông phương Tây, cuộc điều tra kéo dài của cảnh sát Đức đã phát hiện ra 6 nghi phạm dính líu đến vụ tấn công, gồm 5 đàn ông và một phụ nữ, đến từ Ukraine. Họ thuê một chiếc du thuyền để làm nhiệm vụ và rời cảng Warnemunde thuộc thị trấn Rostock của Đức trên biển Baltic vào ngày 6/9/2022, khoảng 3 tuần trước vụ tấn công.
France24 ngày 14/8 cho biết, Đức hồi tháng 6/2024 đã ban hành lệnh bắt đối với một thợ lặn người Ukraine cư trú ở Ba Lan với cáo buộc người này có dính líu đến vụ Nord Stream. Các công tố viên Ba Lan xác nhận họ đã nhận được lệnh bắt do Đức ban hành trong tháng 6/2024, nhưng không bắt được nghi phạm và rằng nghi phạm này đã rời khỏi lãnh thổ Ba Lan vào tháng 7/2024.
Ukraine mới đây cũng bác bỏ các cáo buộc họ có dính líu đến vụ phá hoại tuyến ống Nord Stream.
Thêm nước NATO "bật đèn xanh" để Ukraine dùng vũ khí tấn công lãnh thổ Nga
Ba Lan, quốc gia NATO chia sẻ biên giới chung với Nga, tuyên bố không áp đặt bất cứ hạn chế nào với vũ khí mà Warsaw đã viện trợ Ukraine.
Trong cuộc phỏng vấn với đài Radio Zet của Ba Lan được phát sóng ngày 29/5, Thứ trưởng Quốc phòng Ba Lan Cezary Tomczyk tuyên bố, Warsaw "không áp dụng bất cứ hạn chế nào đối với việc người Ukraine sử dụng vũ khí Ba Lan" trong cuộc xung đột hiện nay của Ukraine với Nga.
Binh sĩ Ukraine vận hành một pháo tự hành do Ba Lan sản xuất trên chiến trường. Ảnh: GettyImages
Khi được hỏi về việc liệu vũ khí mà Ba Lan viện trợ Ukraine có thể được sử dụng trên lãnh thổ Nga hay không, ông Tomczyk đáp rằng, người Ukraine "có thể chiến đấu theo ý muốn", PravdaUkraine dẫn lời.
Theo quan chức Ba Lan, các nước phương Tây cũng nên dừng hạn chế việc Ukraine sử dụng vũ khí mà họ viện trợ để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga. "Ukraine có quyền tự vệ nếu thấy cần thiết", Thứ trưởng Quốc phòng Ba Lan nói.
Ba Lan, quốc gia NATO chia sẻ biên giới chung với Nga, là một trong những nước ủng hộ Kiev mạnh mẽ nhất trong cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine. Ông Tomczyk tiết lộ, Warsaw đã bàn giao 44 lô hàng viện trợ cho Kiev và đang chuẩn bị gói thứ 45.
Tuyên bố của ông Tomczyk được đưa ra trong bối cảnh Ukraine đang nỗ lực vận động đồng minh dỡ bỏ hạn chế việc sử dụng vũ khí phương Tây sản xuất để tấn công mục tiêu trên lãnh thổ Nga.
Tại cuộc họp báo chung ngày 28/5 với Thủ tướng Đức Olaf Scholz ở thủ đô Berlin, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng, phương Tây nên cho phép Ukraine "vô hiệu hóa" căn cứ quân sự mà Nga sử dụng làm nơi tấn công mục tiêu ở Ukraine, song nhấn mạnh Kiev không được tấn công mục tiêu dân sự và các căn cứ quân sự khác.
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Scholz khẳng định, có các quy định về sử dụng khí tài viện trợ cho Ukraine và điều này "phải nằm trong khuôn khổ luật pháp quốc tế". Ông Scholz cũng lưu ý Đức và Pháp đã "cung cấp những loại vũ khí khác nhau".
Mỹ, quốc gia viện trợ Ukraine nhiều vũ khí nhất, hiện chưa cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của họ để tập kích mục tiêu ở Nga; nhưng Anh và một số nước khác đã "bật đèn xanh" cho hoạt động này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 28/5 cảnh báo sẽ có "hậu quả nghiêm trọng" nếu phương Tây cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của họ để tấn công Nga. "Sự leo thang liên tục này có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Ở châu Âu, đặc biệt là ở các nước nhỏ, họ nên nhận thức được họ đang chơi đùa với điều gì", ông Putin nêu.
Những tiết lộ mới nhất về vụ tấn công phá hủy đường ống Nord Stream của Nga CIA đã gây sức ép với Ukraine nhiều tuần trước khi các vụ nổ phá hoại đường ống dẫn khí đốt tự nhiên của Nga đến châu Âu. Bản đồ xảy ra các vụ nổ đường ống Nord Stream của Nga (chấm đỏ). Ảnh: WSJ Theo tờ Wall Street Journal (WSJ) của Mỹ ngày 13/6, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA)...