Ba học sinh bị bán làm lao động khổ sai
Chiều 24.5, cả ba học sinh ở Khánh Hòa mất tích trước đó là Lê Thanh Liêm, Nguyễn Ngọc Duy và Nguyễn Tấn Long đã được lực lượng Cảnh sát thuộc Bộ Công an giải cứu tại một bãi đào thiếc ở Lâm Đồng.
Các em đã được đưa về đến gia đình tại xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa.
Chưa hết mệt mỏi sau chuyến đi 40 ngày khổ sở, em Nguyễn Tấn Long kể lại: Sáng 8.4, Long cùng hai bạn rủ nhau bỏ nhà đi làm. Bắt xe đến Bến xe Miền Đông (TP.Hồ Chí Minh) vào 5 giờ sáng 9.4, vừa xuống xe, ba đứa trẻ đang ngơ ngác chưa biết đi đâu thì một người lái xe ôm trờ tới bảo sẽ chở đi tìm việc làm.
Sau đó, ba em được hai người lái xe ôm chở đến một cây xăng cách Bến xe Miền Đông chừng 1km. Ở đó, một người đàn ông khác xuất hiện, trả cho hai lái xe ôm 300.000 đồng rồi dẫn ba em đến một nhà trọ cách cây xăng chừng 500m nghỉ ngơi.
Hai em Liêm và Long vui mừng sau khi được giải cứu trở về với gia đình.
Khoảng 6 giờ sáng hôm sau, Long, Liêm, Duy được gửi cho một xe khách để đi đến một trung tâm giới thiệu việc làm ở Đà Lạt. Đến 12 giờ đêm, xe mới tới nơi. 8 giờ sáng hôm sau (11.4), một người tên Dũng gọi ba đứa trẻ đi đãi thiếc.
Trung tâm giới thiệu việc làm này đã lập một hợp đồng bàn giao ba “lao động” cho ông chủ bãi khai thác thiếc (trong hợp đồng, tuổi của các em được “đôn” từ 14-15 lên 27). Sau đó, ba đứa trẻ được chở bằng ô tô đến làm việc tại bãi khai thác thiếc của ông chủ tên Hữu ở xã Đa Nhim, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng.
Em Lê Thanh Liêm kể: Chán học, ba đứa tụi cháu rủ nhau đón xe đi làm. Không ngờ bị lừa làm việc quần quật, khiêng đá và đào thiếc tới 11 giờ/ngày. Cả trại có tổng cộng 15 lao động, trong đó có nhiều trẻ em đồng lứa gọi ông bà chủ Hữu bằng “bố, mẹ” và bị quản lý bởi một “đại ca” bặm trợn, xăm trổ đầy mình tên Hoàng.
Video đang HOT
Quần quật làm suốt 40 ngày nhưng cả ba đứa trẻ không được trả một xu nào. Theo lời kể của các em, lán trại và bãi đào thiếc này chỉ cách UBND xã Đa Nhim chưa tới 1km và cách đường lộ chừng 500m. Không hiểu sao bãi thiếc “địa ngục trần gian” này vẫn tồn tại và hoạt động công khai đến vậy?
Theo Dân Việt
Những đại ca 9x 'thích nổi loạn'
Du nhập những trò lạ từ nước ngoài vào Việt Nam, các 9X đầu trò bị không ít những lời bàn ra tán vào. Người khen, kẻ chê; những định kiến ấy cũng đủ khiến 9X đau đầu, nhức óc.
Mệt vì bị coi là chơi trội
Người ta vẫn thường nói về 9X với cụm từ "nổi loạn", "thích nổi danh".... Thủ lĩnh sân chơi mới của teens đều là 9X; hơn nữa lại là kẻ khai phá thú chơi lạ từ nước ngoài, mác "chơi trội" bị gán lên người là điều tất yếu.
"Người ta thường bảo em là chơi "độc", là khác biệt. Ừ thì khác biệt bởi ở Việt Nam có mấy ai biết Trial bike (xe đạp mạo hiểm) đâu. Nhưng nhiều người, thậm chí các bạn 9X cũng cho em là kẻ thích chơi trội, thích nổi danh bởi trò lạ. Mệt lắm!", Ngô Minh Tú - Trial biker đầu tiên của Việt Nam tâm sự.
Flash mob thu hút được rất đông thành viên
Ở nhiều nước trên thế giới, Trial bike được biết đến từ rất lâu. Các clip của tay chơi nhà nghề Danny MacAskill với những màn nhào lộn, phi xe qua khoảng cách rất xa, bay qua chướng ngại vật cao ngất, kết hợp với những động tác đẹp mắt khiến bao kẻ mẩn mê.
Tại Việt Nam, chỉ từ khi Tú du nhập trial về nước (7/2008); người ta mới biết về môn xe đạp mạo hiểm này. Và thế là, Tú trở thành tâm điểm của mọi sự chú ý khi chơi trò mà chẳng ai biết đến bao giờ. Cậu bỗng thành kẻ thích gây sự chú ý bằng thú chơi lạ đời.
Hầu hết các 9X đầu trò - khởi xướng sân chơi mới cho teens đều bị mang danh như Tú. Thủ lĩnh nhóm Parkour Việt Nam thật thà tâm sự: "Không thể phủ nhận suy nghĩ mình sẽ là số 1, sẽ khác biệt khi chơi một trò lạ hoắc với mọi người. Nhưng đó không phải lý do chính để em du nhập và phát triển Parkour. Em thích sự mạo hiểm và những kỹ thuật đẹp mắt của môn thể thao này. Chơi nó, mình rèn được sự nhanh nhẹn, dẻo dai của cơ thể cũng như khả năng phản ứng nhanh trước tình huống bất ngờ. Sự mạo hiểm của parkour cũng thể hiện cá tính mạnh mẽ và đẳng cấp của người chơi".
Luôn bị gán mác "học đòi", "lêu lổng"
Ngọc Mai - sinh viên năm 2, ĐH Kinh Tế, ĐH Quốc gia - người khai phá Flash Mob ở Hà Nội chia sẻ: "Hồi đầu, bố mẹ em cũng không đồng ý để em tụ tập các bạn chơi flash mob. Bố mẹ nghĩ đó là trò nhảy nhót vô bổ. Mỗi ngày bọn em chỉ tập cùng nhau 1 tiếng rưỡi thôi, nhưng nhiều người vẫn cứ bảo là bọn rảnh việc. Có người biết flash mob là thú chơi rất thịnh ở nước ngoài, thấy bọn em học theo thì bảo là học đòi, bắt chước".
Chàng skater đầu tiên đất Hà thành, Trần Quang Linh chiều nào cũng đến tượng đài Lý Thái Tổ dạy chơi inline skate cho các em. Nhưng, nhiều người thấy Linh cứ suốt ngày vác giầy (inline) ra đi liền nghĩ ngay, cậu chàng này chỉ giỏi lêu lổng.
Số 1 đồng nghĩa với bệnh ngôi sao
Là người khởi xướng trào lưu và dạy chơi cho các bạn khác, 9X đầu trò phải biết sâu, hiểu rõ thứ mình đang theo đuổi. Hơn hẳn về kiến thức lại có thời gian tập chơi lâu hơn nên tất yếu những 9X ấy đồng thời cũng là tay chơi số 1 ở "sân nhà".
Pha nhào lộn trên mái nhà của dân chơi parkour
Liên tục được mời diễn trong các chương trình lớn, nhỏ; Báo giới đưa tin rất nhiều về người khởi xướng thú chơi lạ du nhập từ nước ngoài, các 9X đầu trò trở thành "hot girl", "hot boy" trong giới teens Hà Thành.
Nổi tiếng thường song hành cùng tai tiếng, hầu hết các thủ lĩnh đều cá tính thân thiện và cởi mở, nhưng họ vẫn bị mang danh "chảnh", "mắc bệnh ngôi sao".
"Không phải em ghét nó. Nhưng X. bị mắc bệnh ngôi sao khi được ca tụng quá nhiều. Nó luôn cho mình ở trên người khác. Vì thế, dù cùng là dân X-games có tiếng, em chẳng thích nói chuyện với nó bao giờ", một 9X bức xúc nói.
Đó là tất cả về 9X đầu trò?
Chơi trội, rảnh việc, lông bông, bệnh ngôi sao... đó là có phải là tất cả về 9x đầu trò? Chúng tôi không dám bình giá đó là nhận định đúng hay sai.
Song, thiết nghĩ, nếu thích chơi trội, sao các teens không giữ trò lạ làm của riêng cho mình; họ truyền dạy cho hàng nghìn người cùng chơi và nhân rộng môn thể thao ấy để làm gì? Có rảnh việc, lông bông hay không khi, mỗi ngày, 9X đầu trò vẫn chăm tới lớp, ở nhà vẫn đảm việc cơm núc cùng em như Tú trial?
Còn căn bệnh ngôi sao, nếu "chảnh" đến vậy, liệu có còn ai học chơi cùng 9X rồi đầu trò tôn vinh họ là thủ lĩnh?
Hãy nhìn kết quả các 9X ấy làm được để nhìn nhận đầy đủ hơn về những cô cậu cá tính, dám sống khác lạ và biến cái lạ thành trào lưu của mọi người.
Theo Vietnamnet
Chiêu lừa xin việc 'giăng bẫy' sinh viên ngày cận Tết Lợi dụng sự cả tin, thiếu hiểu biết và tâm lý nôn nóng mau chóng kiếm tiền dịp Tết, nhiều chiêu lừa việc làm tinh vi đã được giăng khiến không ít sinh viên "sập bẫy". Tranh thủ những ngày nghỉ trước Tết, nhiều sinh viên (SV) các tỉnh chấp nhận ở lại thành phố làm thêm kiếm ít tiền mua sắm Tết....