“Bà” hỏa gây cháy nhà máy
Bà” hỏa đã nổi đóa do cách vận hành thiếu chuẩn xác về quy trình kỹ thuật.
Vụ cháy phân xưởng cao thuộc nhà máy giầy dép VenTo thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhật -Việt tại 132 Cát Bi, Hải An, Hải Phòng vào ngày 25-11 là cảnh báo cần thiết cho các đơn vị, doanh nghiệp.
Lực lượng PCCC-CATP Hải Phòng đã phải điều 3 xe đến dập lửa
Sở dĩ vụ cháy xảy nguyên do tại thời điểm vận hành máy cán cao su, nhiệt độ máy cao đã làm cháy các nguyên liệu cao su bên cạnh. Lửa càng nhanh chóng cháy lan rộng và tạo thành nhiều cột khói mù mịt. Công nhân nhà máy đã nhanh chóng phát hiện và báo cho lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy.
Lập tức 3 xe cứu hỏa cùng và khoảng 50 cán bộ, chiến sỹ khẩn trương tiếp cận hiện trường khống chế đám cháy trong ít phút. Tuy vụ việc không gây thiệt hại lớn nhưng đây một lần nữa cảnh báo các doanh nghiệp và người dân cần nâng cao ý thức phòng cháy chữa cháy khi vào mùa hanh khô.
Video đang HOT
Theo ANTD
5 giờ trực thăng giải cứu người trên giàn khoan
Dù mưa to, gió lớn nhưng 4 chuyến bay con thoi vẫn được thực hiện để cứu 35 người mắc kẹt trên giàn khoan trôi dạt ngoài biển.
"Trong lúc chờ các anh đến giải cứu, chúng tôi luôn cầu nguyện để mình được bảo toàn tính mạng", lời công nhân trên giàn khoan GSF Key Hawaii vẫn văng vẳng trong tâm thức đại tá Đỗ Xuân Hòa, Phó giám đốc Công ty Trực thăng miền Bắc.
Khi được dự báo mức độ nguy hiểm của bão Sơn Tinh, cán bộ, phi công và nhân viên công ty vừa tập trung chằng chống nhà cửa, bảo đảm an toàn cho máy bay, vừa sẵn sàng bảo đảm lực lượng, máy bay, sẵn sàng cất cánh thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn. 19h ngày 28/10, công ty nhận được đề nghị cấp cứu từ giàn khoan GSF Key Hawaii nằm trong khu vực bão quét qua. Giàn khoan bị đứt dây kéo với tàu lai dắt, trôi dạt tự do, và mắc cạn cách đảo Bạch Long Vĩ 14 hải lý.
Giàn khoan GSF Key Hawaii di chuyển trên biển. Ảnh: Oht.
Thời điểm này, Hà Nội cũng đang chịu ảnh hưởng lớn do bão Sơn Tinh gió giật mạnh, trời mưa nặng hạt. Còn thời tiết tại khu vực giàn khoan trôi dạt vượt quá giới hạn cho phép đối với máy bay trực thăng. Vì thế, cùng với việc giữ vững liên lạc với giàn khoan, nhằm nắm bắt kịp thời diễn biến khí tượng, công ty triển khai công tác bảo đảm các mặt cho hoạt động bay ngay trong đêm, để sẵn sàng cất cánh khi điều kiện thời tiết cho phép.
Nhiều phương án bay cứu hộ cứu nạn đã được vạch ra. Cuối cùng, theo đề xuất của đại tá Dinh, phương án cơ động máy bay xuống sân bay Cát Bi, và từ đó bay ra giàn khoan đưa người về đất liền, đã được lựa chọn. Với phương án này, việc đưa người rời khỏi giàn khoan sẽ bảo đảm nhanh nhất nhờ tiết kiệm thời gian.
Trong đêm 28/10, giàn khoan tiếp tục trôi dạt do gió lớn khiến hơn 30 người trên giàn khoan hoang mang. Hệ thống điện và thông tin liên lạc trên giàn khoan đều bị tê liệt thiết bị nối giàn khoan với lực lượng cứu nạn là chiếc điện thoại di động của một công nhân. Chiếc điện thoại này luôn tục phát ra lời đề nghị cứu giúp.
Rạng sáng 29/10, thông tin từ sân bay Cát Bi báo về, điều kiện khí tượng đang có xu hướng tốt dần lên. 5h30, tổ bay thứ nhất của đại tá Trần Xuân Dinh và đại tá Đỗ Xuân Hòa cùng chiếc trực thăng EC-155B1 cất cánh rời sân bay Gia Lâm. Ít phút sau, tổ bay của thượng tá Trần Quang Tuấn và thượng tá Chu Quang Minh cũng cất cánh trên chiếc EC-155B1 thứ hai, hướng về phía Hải Phòng.
Sau khi hạ cánh tại Cát Bi, nắm tình hình khí tượng tại khu vực giàn khoan và diễn biến khí tượng trên đường bay, các tổ bay hạ quyết tâm bay. Đại tá Dinh cho biết, ngay sau khi cất cánh từ Gia Lâm, hệ thống điều khiển tự động trên máy bay của tổ bay Dinh - Hòa không hoạt động. Phi công phải điều khiển máy bay hoàn toàn bằng tay, rất phức tạp và nguy hiểm trong điều kiện mưa bão. Trong khi đó, khu vực máy bay hoạt động cứu hộ cứu nạn có nhiều đảo nhỏ thậm chí có đảo có độ cao 300 mét, chỉ cánh vị trí giàn khoan chừng 600 mét, nên vô cùng nguy hiểm đối với hoạt động bay cứu hộ cứu nạn.
Một trong hai tổ bay tham gia bay cứu hộ cứu nạn, sau khi hạ cánh. Ảnh: QĐND.
Trên đường bay, còn nhiều thách thức khác đặt ra đối với các tổ bay như gió luôn duy trì tốc độ khoảng 80 km/h, mưa lớn, đáy mây thấp nên phải bay hoàn toàn trong mây và hạ cánh bằng phương pháp xuyên mây.
Trong khi đó, giàn khoan đã bị trôi dạt cách vị trí ban đầu gần 100 km và mắc vào đá ngầm, dẫn đến nghiêng 2 - 4 độ tháp của giàn khoan (cao trên 150m) nghiêng về phía đĩa hạ cánh, ảnh hưởng đến tĩnh không hướng gió hoàn toàn bất lợi cho máy bay tiếp cận và hạ cánh điều kiện giàn khoan vừa bị nghiêng, vừa bị tác động của sóng biển (cao 5 - 7 m) lắc nghiêng và dao động lên xuống...
Tuy nhiên, nhờ sự lựa chọn phương thức bay chính xác và chấp hành nghiêm các quy tắc bảo đảm an toàn bay, với 4 chuyến bay "con thoi", hai tổ bay của Công ty Trực thăng miền Bắc đã sơ tán 35 người, trong đó có một người bị thương, về đất liền an toàn.
"Bởi tính chất phức tạp và yêu cầu khẩn trương của các chuyến bay, nên chúng tôi không có điều kiện trò chuyện nhiều với các nhân viên. Song những ánh mắt hoảng loạn của họ khi máy bay đáp xuống giàn khoan, và ánh mắt vui mừng khi trực thăng hạ cánh xuống Cát Bi, chính là sự động viên không lời đối với những người lính bay làm nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn như chúng tôi", đại tá Hòa bộc bạch.
Theo VNE
Phòng cháy hơn chữa cháy: Phải xử lý hình sự cá nhân cố tình vi phạm Thời gian qua đã xảy ra một số vụ cháy gây bức xúc trong dư luận nhân dân. Bên cạnh xử phạt hành chính những tổ chức, cá nhân gây cháy lớn, cơ quan điều tra cần xem xét xử lý hình sự trường hợp cố tình vi phạm - Đại tá Hoàng Quốc Định, Phó Giám đốc Sở Cảnh sát PC&CC TP...