Ba giáo viên Mỹ chết vì Covid-19
Ba giáo viên ở các trường học khác nhau trên nước Mỹ chết vì biến chứng Covid-19, trong bối cảnh các trường sắp nối lại dạy học trực tiếp.
Demetria Bannister, 38 tuổi, dạy lớp ba trường tiểu học Windsor ở Columbia, bang Nam Carolina, Mỹ qua đời hôm 7/9 vì Covid-19.
Lần cuối Bannister đến trường là 28/8, ngày làm việc cuối cùng của giáo viên trước khi trường học mở cửa lại. Cô đã bắt đầu giảng dạy chương trình năm học mới qua mạng trực tuyến.
Học sinh và phụ huynh tới nhận lớp ở Trường công lập số 15 tại thành phố New York tuần trước. Ảnh: EPA
Ban quản lý học khu cho hay Bannister dương tính với Covid-19 hôm 4/9. Họ đã liên lạc và truy vết những người từng tiếp xúc với cô, nhưng chưa rõ Bannister lây nCoV từ ai. Ba nhân viên của trường đang bị cách ly. Nhiều học sinh và phụ huynh đã gửi tin chia buồn trên trang web tưởng niệm cô.
AshLee DeMarinis, giáo viên 34 tuổi tại trường trung học Potosi, bang Missouri, cũng qua đời hôm 6/9 sau khi chiến đấu với Covid-19 suốt ba tuần.
Video đang HOT
“Cô DeMarinis là một giáo viên tuyệt vời, được học sinh, đồng nghiệp và người dân trong cộng đồng yêu mến”, hiệu trưởng trường Potosi cho biết. “Tình thương và nhiệt huyết của cô với học trò sẽ là nguồn cảm hứng với tất cả chúng ta”.
Thomas Slade, giáo viên trường trung học Vancleave ở hạt Jackson, bang Mississippi, cũng qua đời tuần trước do các biến chứng liên quan đến Covid-19, hiệu trưởng John Strycker cho biết trong thông báo hôm 9/9.
“Thầy Slade là người đàn ông mà em rất kính trọng”, Chase Hall, một học sinh trong trường, cho biết. “Em đã mong chờ thầy trở lại lớp, nhưng thầy đã ra đi. Mới hai tuần trước, thầy trông vẫn ổn, nhưng giờ thầy đã không còn nữa. Em đã bị sốc”.
Thông tin về cái chết vì Covid-19 của các giáo viên được công bố trong bối cảnh các phụ huynh và cơ quan quản lý giáo dục khắp nước Mỹ đang tranh cãi về vấn đề an toàn khi mở cửa lại trường học. Ít nhất 5 giáo viên đã chết vì Covid-19 kể từ tháng 8. Dù không rõ họ có bị lây ở trường hay không, nhưng nó cũng làm tăng mối lo về việc liệu môi trường trong nhà trường có làm bùng phát dịch hay không.
Ở thành phố New York, nơi có khu học chánh công lập lớn nhất nước Mỹ, một giáo viên và một nhân viên nhà trường đã dương tính với Covid-19 chưa đầy hai tuần trước khi trường học mở cửa lại. Các nỗ lực ngăn chặn dịch bùng phát trong trường học đang được thực hiện, như đeo khẩu trang và xét nghiệm, nhưng Thị trưởng Bill de Blasio cho rằng việc xuất hiện cụm dịch khi mở cửa lại trường học là “đương nhiên”.
Bộ trưởng Giáo dục Mỹ Betsy DeVos thông báo với các trường công lập rằng ngân sách liên bang cấp cho các trường sẽ bị giữ lại nếu họ không mở lại hoàn toàn vào năm học 2020-2021.
“Đảng Dân chủ, hãy mở cửa trường học một cách an toàn ngay bây giờ! Tại sao trường học lại được trả tiền khi đóng cửa? Họ đáng lẽ không được trả xu nào”, Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trong bài đăng trên Twitter hôm 10/9.
Mỹ đưa ba oanh tạc cơ tàng hình tới tiền đồn ở Ấn Độ Dương
Không quân Mỹ điều ba oanh tạc cơ B-2A tới đảo Diego Garcia trên Ấn Độ Dương, sau đợt triển khai 6 máy bay B-52 tại tiền đồn này.
Ba oanh tạc cơ tàng hình B-2A Spirit của không quân Mỹ ngày 11/8 xuất phát từ căn cứ không quân Whiteman, bang Missouri, bay qua Thái Bình Dương và dừng lại ở miền bắc Australia trước khi tiếp tục hành trình tới căn cứ không quân trên đảo Diego Garcia.
Các oanh tạc cơ B-2A với mã liên lạc Reaper 11-13 được điều động sau đợt triển khai 6 máy bay B-52H tới Diego Garcia hồi đầu năm, trong bối cảnh căng thẳng với Iran leo thang sau vụ hạ sát thiếu tướng Qassem Soleimani tại Iraq.
Đợt triển khai oanh tạc cơ B-2 tới Diego Garcia cho phép không quân Mỹ sở hữu nhiều khí tài sẵn sàng chiến đấu trong khu vực, có thể huy động nếu được yêu cầu. Các chỉ huy Mỹ tại khu vực có thể tận dụng khả năng tàng hình của B-2 trong các chiến dịch xâm nhập sâu vào các khu vực được phòng thủ nghiêm ngặt.
Oanh tạc cơ B-2 tại đảo Diego Garcia, tháng 3/2016. Ảnh: USAF.
Các oanh tạc cơ B-2 được điều tới tiền đồn Diego Garcia trong bối cảnh căng thẳng tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương leo thang, đặc biệt tại khu vực Biển Đông. Hải quân Trung Quốc (PLAN) dự kiến tổ chức loạt cuộc tập trận mô phỏng đổ bộ chiếm đảo vào tuần sau, trong khi Mỹ cũng lên kế hoạch tổ chức nhiều cuộc tập trận ba bên tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong những tháng tới.
Lần gần đây nhất không quân Mỹ điều oanh tạc cơ B-2 tới Diego Garcia là vào tháng 3/2016, khi Washington quan ngại về tình hình Biển Đông. "Các sự kiện cho thấy nhu cầu cung cấp sức mạnh không quân nhất quán và đáng tin cậy trên khu vực Ấn Độ Dương và châu Á - Thái Bình Dương", đại tướng Lori Robinson, chỉ huy Lực lượng Không quân Thái Bình Dương (PACAF) khi đó cho biết.
Diego Garcia là một trong số ít địa điểm có thể tiếp nhận oanh tạc cơ B-2 Mỹ. Trên đảo có 4 nhà chứa máy bay hình vỏ sò với hệ thống kiểm soát khí hậu được gọi là Hệ thống Trú ẩn B-2 (BS22) chuyên phục vụ mẫu oanh tạc cơ tàng hình này.
Căn cứ Diego Garcia từng được sử dụng làm trung tâm thực hiện các phi vụ oanh tạc tầm xa ở khu vực Trung Đông và Trung Á. Tuy nhiên, khoảng cách xa từ căn cứ với vị trí triển khai chiến dịch đồng nghĩa phi hành đoàn phải bay trong thời gian dài, ví dụ phải mất 10 tiếng để B-2 bay từ Diego Garcia tới Afghanistan.
Căn cứ không quân Al-Udeid ở Qatar gần Trung Đông hơn, do đó Bộ chỉ huy Tấn công Toàn cầu Không quân Mỹ trong những năm qua thường triển khai oanh tạc cơ B-1 và B-52 tới đây. Tuy nhiên, căn cứ Al-Udeid nằm trong tầm bắn của các loại tên lửa đạn đạo Iran, đồng thời cách xa rõ rệt các điểm nóng tại Thái Bình Dương.
Đường bay của ba oanh tạc cơ tàng hình B-2A tới tiền đồn Diego Garcia, ngày 11/8. Đồ họa: Aircraft Spots.
Đợt triển khai oanh tạc cơ B-2 tới tiền đồn Diego Garcia có thể nhằm đáp ứng các cuộc tập trận quy mô lớn sắp tới của Mỹ, trong đó có tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC), dự kiến diễn ra từ ngày 17/8. Quân đội Mỹ và Australia cũng có thể điều khí tài và binh sĩ tới tham gia tập trận Malabar được Ấn Độ tổ chức vào cuối năm.
Oanh tạc cơ chiến lược B-2 Spirit được đưa vào biên chế không quân Mỹ từ năm 1988, trở thành mẫu máy bay đắt nhất trong lịch sử với giá khi đó là 515 triệu USD, tương đương hơn một tỷ USD hiện nay. Nếu tính cả chi phí nghiên cứu phát triển, mỗi chiếc Spirit sẽ có giá lên tới 2,1 tỷ USD.
Tải trọng cất cánh của B-2 là 170 tấn, gồm nhiều loại bom và tên lửa hành trình, với tầm hoạt động 11.000 km. B-2 được mệnh danh là "bóng ma bầu trời" nhờ khả năng tàng hình và tốc độ lên tới hơn 1.000 km/h, là một mũi nhọn trong các đòn tấn công phủ đầu của Mỹ.
Mỹ truy tố vợ chồng chĩa súng vào đoàn biểu tình Patricia và Mark McCloskey, hai vợ chồng chĩa súng vào đoàn người biểu tình ở Missouri tháng trước, bị truy tố vì tội sử dụng vũ khí trái phép. "Vung vẩy vũ khí nhằm đe dọa những người tham gia biểu tình ôn hòa là bất hợp pháp. Thật may khi vụ này không leo thang thành bạo lực chết người. Loại hành...