Ba giai đoạn say nắng mà nếu bạn không để ý có thể dẫn tới nguy hiểm tính mạng
Thời tiết nắng nóng hiện nay rất dễ khiến cho những người làm việc, hoạt động ngoài trời say nắng. Say nắng gồm có ba giai đoạn, mức độ nguy hiểm tăng dần và có thể dẫn đến tử vong, hãy lưu ý để phòng tránh nhé!
Thời tiết nắng nóng gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cơ thể, đặc biệt là đối với người già, trẻ nhỏ, người hay tham gia các hoạt động ngoài trời như công nhân, vận động viên…
Khi cảm thấy chóng mặt hay uể oải vào những ngày nắng nóng thì đừng chủ quan bởi nó có thể là dấu hiệu dẫn đến một tình trạng nghiêm trọng hơn. Tình hình sẽ càng ngày càng nguy hiểm theo ba giai đoạn sau.
Giai đoạn thứ nhất – chuột rút
Hoạt động quá nhiều trong thời tiết nắng nóng sẽ dẫn đến việc mất muối, mất nước trong cơ thể và khiến chúng ta bị chuột rút, các cơ co thắt lại. Thường xuyên bị co thắt nhất là ở vị trí tay, bắp chân và bàn chân. Chuột rút có thể tự dừng lại nhưng các triệu chứng đau nhức sẽ âm ỉ, thường kéo dài 24 đến 48 giờ.
Cơ thể trong môi trường nóng quá lâu có thể gây ra chuột rút. Nguồn ảnh: Wikihow.
Giai đoạn thứ hai – kiệt sức
Trong môi trường nhiệt độ, độ ẩm cao mà vẫn phải hoạt động thể chất vất vả sẽ dẫn tới kiệt sức. Đây là một tình trạng nghiêm trọng khi nhiệt độ cơ thể tăng lên khoảng hơn 38 đến 40 độ C. Các triệu chứng bao gồm:
- Đau đầu
- Sốt nhẹ
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Rất khát nước
- Đau cơ hoặc chuột rút
Video đang HOT
Giai đoạn thứ ba – đột quỵ
Đây là giai đoạn cuối trong ba giai đoạn say nắng và là giai đoạn nguy hiểm nhất, cần phải cấp cứu khẩn cấp. Tình trạng này có khả năng gây tử vong và là hậu quả của việc tiếp xúc với nhiệt độ cao, hoạt động thể lực nhiều trong thời gian dài. Đột quỵ vì nhiệt cao xảy ra khi nhiệt độ cơ thể đạt tới hoặc cao hơn 40 độ C.
Nắng nóng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cơ thể. Nguồn ảnh: Getty Images.
Các triệu chứng bao gồm:
- Choáng váng do thiếu máu lên não
- Da bị khô, đỏ ửng lên
- Thiếu, không có mồ hôi
- Suy nội tạng
- Co giật
Những biện pháp giải quyết, phòng ngừa say nắng
Những tình trạng trên có thể phòng ngừa hiệu quả bằng cách uống nước thường xuyên để cơ thể hydrat hóa tế bào, giữ nước cho cơ thể. Mặt khác, bạn cũng nên tránh sử dụng đồ uống có cồn, caffein như: bia, rượu, cà phê,… vì sử dụng chúng sẽ làm cơ thể nhanh mất nước. Bên cạnh đó, cũng nên theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên, đặc biệt khi hoạt động ngoài trời và hạn chế lao động gắng sức, đặc biệt vào khoảng 11 giờ đến 16 giờ.
Ngoài ra, có một cách để theo dõi tình hình sức khỏe đó là kiểm tra màu của nước tiểu. Khi nước tiểu màu vàng đậm, có nghĩa cơ thể bạn đang thiếu nước và cần phải bổ sung lập tức.
Người mình sẽ đổ mồ hôi khi ra ngoài nắng, khi hoạt động nhưng nếu lượng mồ hôi giảm là dấu hiệu báo cơ thể đang mất nước, cần bổ sung nước ngay và hạn chế hoạt động vất vả.
Luôn bổ sung nước kể cả khi không khát.
Nếu thấy người khác có dấu hiệu kiệt sức vì nóng, cần:
- Di chuyển người vào chỗ râm mát.
- Làm mát người họ bằng khăn mát, nước mát.
- Cho người đó uống nước mát hoặc đồ uống không có cồn hay caffein.
- Cởi bỏ bớt quần áo chật, nặng trên người.
- Đo nhiệt độ cơ thể họ nếu có sẵn nhiệt kế.
- Gọi ngay cho cấp cứu nếu cần được hỗ trợ và tiếp tục theo dõi diễn biến.
Source (Nguồn): NBC News
Theo Helino
Từ vụ đột tử vì uống nước lạnh, chuyên gia cảnh báo không uống nước lạnh nếu cơ thể có dấu hiệu sau
Các bác sĩ cũng cảnh báo bạn không nên uống nước lạnh sau khi tập luyện vất vả vì nó có thể khiến bạn cảm thấy kiệt sức.
Cách đây không lâu, một người đàn ông (48 tuổi, người Trung Quốc) sau khi chơi bóng đá với bạn bè, vì quá nóng bức và khát nước, anh ta đã tới quầy giải khát gọi nước để uống. Sau khi uống nước lạnh, anh ta bất ngờ ngã gục xuống đất bất tỉnh.
Mặc dù được một bác sĩ có mặt tại đấy giúp sơ cứu khẩn cấp, nhưng anh đã không qua khỏi và mất ngay sau đó.
Ảnh minh họa
Các bác sĩ cho rằng nước lạnh không trực tiếp gây chết người, hầu hết các nguyên nhân tử vong sau khi hoạt động thể thao là do ngừng tim đột ngột, hoặc liên quan đến não hoặc thậm chí là say nắng. Trên thực tế, đột quỵ do bệnh tim mạch chiếm 80% số ca tử vong xảy ra sau khi tập luyện cường độ cao và rất có khả năng cái chết của người đàn ông cũng liên quan tới căn bệnh này.
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cảnh báo bạn không nên uống nước lạnh sau khi tập luyện vất vả vì nó có thể khiến bạn cảm thấy kiệt sức hoặc bị chuột rút. Tốt nhất nên uống nước ở nhiệt độ phòng hoặc nước mát để hấp thụ tối ưu trên toàn cơ thể.
Những người cần kiêng nước lạnh
Ảnh minh họa
Người bị bệnh tim mạch
Nước uống lạnh đi qua thực quản, đi qua vùng gần tim sẽ làm lạnh tim, gây co các mạch máu nuôi tim gây rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, đau cơ tim. Bởi vậy, bệnh nhân tim không nên uống nước lạnh.
Người đi nắng hoặc đang ra mồ hôi
Vừa nóng, vừa khát nên bạn muốn uống một cốc nước lạnh để giải khát và hạ nhiệt. Nhưng sau khi bạn uống nước lạnh, do phân tử nước lạnh tích hợp lại rất khó hấp thu vào cơ thể. Lúc này mồ hôi không thoát ra được, cơ thể không tản nhiệt được sẽ làm sẽ khiến cơ thể dễ bị sốc nhiệt, dễ gây cảm, sốt.
Người đang bị sốt
Những người bị sốt do nhiễm khuẩn như: cảm cúm, viêm họng, viêm mũi... không nên uống nước lạnh vì nhiệt độ lạnh làm co mạch máu giảm khả năng đề kháng của niêm mạc miệng họng, làm bệnh nặng thêm.
Người bị bệnh đường tiêu hóa
Những người bị loét dạ dày, tá tràng, viêm đường ruột cấp tính... nếu uống nước lạnh sẽ làm cho các mạch máu nhỏ trong dạ dày, ruột co thắt lại, dẫn đến niêm mạc thiếu máu, từ đó làm giảm chức năng tiêu hóa và khả năng sát khuẩn của dạ dày, ruột dẫn đến mắc bệnh nhiễm khuẩn tiêu hóa.
Theo giadinh.net
Say nắng có thể dẫn đến đột quỵ, ngăn ngừa bằng cách nào? Tiếp xúc quá nhiều ánh nắng mặt trời không hẳn là tốt. Thay vào đó, chúng ta phải biết lựa chọn thời điểm thích hợp để có lợi cho sức khỏe từ ánh nắng mặt trời, theo Reader. ShutterStock Say nắng là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi nhiệt độ cơ thể của chúng ta tăng hơn 39 độ C. Với...