Ba đường phố mới mang tên liệt sỹ chiến tranh biên giới 1979
Thường trực HĐND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Nghị quyết về việc đặt tên 6 đường, 85 phố và 26 công trình công cộng trên địa bàn TP Lào Cai, trong số đó có 3 tuyến đường mang tên ba liệt sỹ tiêu biểu hy sinh anh dũng trong chiến tranh bảo vệ biên giới tháng 2/1979.
Đó là tên của Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân (LLVTND), liệt sỹ Võ Đại Huệ (1952 – 1979), quê quán ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, cán bộ phân đội thuộc Trung đoàn 16 (Công an vũ trang nhân dân) đã mưu trí, kiên cường trong chiến đấu, lập chiến công xuất sắc và anh dũng hy sinh trong chiến đấu bảo vệ biên giới ở Mường Khương (tỉnh Lào Cai) tháng 2/1979.
Liệt sỹ Võ Đại Huệ đã vinh dự được Đảng, Nhà nước, Quân đội truy tặng danh hiệu cao quý Anh hùng LLVTND và Huân chương Chiến công hạng Nhất.
Tên của liệt sỹ Võ Đại Huệ được đặt tên cho một đường phố mới (trục đường N7 nối với đường N8 ở khu đô thị mới Lào Cai – Cam Đường) thuộc địa bàn phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai.
Một góc thành phố trẻ biên giới Lào Cai, nơi có 3 khu phố mới được đặt tên theo tên liệt sỹ tiêu biểu trong chiến tranh bảo vệ biên giới tháng 2/1979
Anh hùng LLVTND, liệt sỹ Quách Văn Rạng (1956 – 1979), quê quán ở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, là Trung đội phó chiến đấu của Đồn biên phòng 125 cửa khẩu quốc tế Lào Cai đã mưu trí, ngoan cường trong chiến đấu giữ vững trận địa khi bị địch tấn công ngày 17/2/1979 và đã dũng cảm hy sinh để giữ vững khí tiết của người chiến sỹ biên phòng Việt Nam khi bị rơi vào tay kẻ địch, góp phần bảo vệ đơn vị di chuyển về vị trí mới tiếp tục chiến đấu bảo vệ biên giới Tổ quốc.
Liệt sỹ Quách Văn Rạng đã được Đảng , Nhà nước và Quân đội truy tặng danh hiệu cao quý Anh hùng LLVTND và Huân chương Quân công hạng Ba.
Video đang HOT
Tên của liệt sỹ Quách Văn Rạng được đặt tên cho một khu phố mới của khu đô thị mới Lào Cai – Cam Đường nằm trên đường N11 nối với đại lộ Trần Hưng Đạo thuộc đại bàn của phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai.
Liệt sỹ – nhà báo – nhà văn Bùi Nguyên Khiết (1945 – 1979), quê quán ở Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, là phóng viên mặt trận của báo Hoàng Liên Sơn trực thuộc Tỉnh ủy Hoàng Liên Sơn đã anh dũng hy sinh trong ngày 17/2/1979 khi đang cùng bộ đội địa phương trực tiếp chiến đấu bảo vệ chốt tiền tiêu biên giới ở khu vực xã Tả Ngải Chồ, huyện Mường Khương, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay là tỉnh Lào Cai).
Tên của liệt sỹ – nhà báo – nhà văn Bùi Nguyên Khiết đã được đặt tên cho khu phố mới nằm trên trục đường DN2 thuộc địa bàn phường Bình Minh trong khu đô thị mới Lào Cai – Cam Đường.
Từ ngân hàng dữ liệu dự thảo đặt tên đường, phố và công trình công cộng do các cơ quan có trách nhiệm của tỉnh Lào Cai và thành phố Lào Cai công bố công khai trên hệ thống thông tin đại chúng địa phương, lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân, Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai họp phiên thường kỳ cuối năm 2013 đã đưa ra thảo luận, xem xét và ra Nghị quyết về việc đặt tên mới.
Trong dịp này một số khu phố mới khác của thành phố Lào Cai cũng đã được đặt tên cho các văn nghệ sỹ nổi tiếng của đất nước nhung có nhiều gắn bó với địa phương như nhà văn Nguyễn Tuân, họa sỹ Tô Ngọc Vân, nhà văn Nguyễn Thành Long (tác giả truyện ngắn đặc sắc “Lặng lẽ Sa Pa”)… và cụ Trần Văn Nỏ là một nông dân người dân tộc Tày có công phát hiện ra mỏ quý a pa tít Cam Đường đầu thế kỷ 20 và từng được Bác Hồ tặng lụa khi Người lên thăm tỉnh Lào Cai tháng 9 năm 1958 cũng được chọn đặt tên cho một khu phố mới.
Phạm Ngọc Triển
Theo Dantri
Vì sao không thể dự báo chính xác mưa đá?
Liên tục những trận mưa đá lớn trút xuống Lào Cai, Thái Nguyên, Thanh Hóa... khiến không ít người dân âu lo về diễn biến sắp tới của hiện tượng thời tiết nguy hiểm này.
Trận mưa đá khủng khiếp phá hỏng hàng nghìn ngôi nhà ở Mường Khương (Lào Cai) ngày 27/3 (Ảnh: Q.Hồng)
Trong khi đó, cơ quan khí tượng thừa nhận: Khả năng báo hiện tại chưa cho phép việc dự báo mưa đá và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm đến cấp địa phương, mà chỉ dừng lại ở cấp khu vực.
Mưa đá sẽ còn tiếp tục đến hết tháng 5
Trao đổi với phóng viên chiều 2/4, PGĐ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư (NCHMF) Lê Thanh Hải cho biết: "Từ tháng 3 cho đến hết tháng 5 hằng năm là thời điểm xảy ra nhiều cơn dông lớn, kèm theo đó là các hiện tượng mưa đá, tố lốc, vòi rồng, sét và mưa lớn cục bộ. Đây là hình thái thời tiết mang tính chu kỳ, trong giai đoạn xáo trộn thời tiết khi chuyển mùa từ mùa lạnh sang mùa nóng, từ xuân sang hè".
Theo ông Hải, mưa đá là một trong các hiện tượng thời tiết cực kỳ nguy hiểm diễn ra do sự xáo trộn của chuyển mùa, hoặc do yếu tố thiên văn (cuối tháng 3 chịu bức xạ mặt trời lớn do mặt trời đi qua đường xích đạo), hoặc do có đợt gió mùa đông bắc tràn về, có các dải hội tụ nhiệt đới phía nam di chuyển lên, cộng với một số trường hợp khí quyển trên cao có hội tụ gió mạnh.
"Sắp tới, các hiện tượng này có thể xảy ra ở bất cứ khu vực nào, trong đó tập trung ở vùng núi phía bắc. Hiện tượng mưa đá có khả năng lặp lại, tuy nhiên nguy cơ có trận mưa đá kỷ lục như tại Mường Khương - Lào Cai vừa qua là ít có khả năng xảy ra" - ông Hải nói.
Riêng tại Hà Nội, theo ông Lê Thanh Hải, xác suất xảy ra mưa đá là có nhưng không cao. Mỗi năm chỉ ghi nhận mưa đá tại Hà Nội xảy ra từ 1 - 2 lần. Hạt đá to bằng ngón chân cái thì 3 - 5 năm mới xảy ra ở Hà Nội, vì vậy người dân không nên quá lo lắng và hoang mang về hiện tượng này.
Về trận mưa đá kỷ lục ở Lào Cai vừa qua, ông Hải cho biết trong quá khứ đã có những đợt mưa đá to bằng cái chén, quả ổi, nhưng khu vực xảy ra mưa đá chỉ rơi vào sườn núi Hoàng Liên Sơn chứ chưa hề xảy ra ở nơi đông dân cư. "Hơn thế, hạt đá to bằng cái bát và ấm tích như vừa qua thì chưa từng xảy ra bao giờ trong quá khứ" - ông Hải nhấn mạnh.
Nhiều hạn chế đang "bó tay" ngành khí tượng
Liên quan đến khả năng dự báo về các hiện tượng thời tiết nguy hiểm, một chuyên gia lâu năm trong ngành khí tượng thừa nhận, hiện tại khả năng dự báo không thể đáp ứng chính xác các hiện tượng thời tiết nguy hiểm ở cụ thể xã nào, huyện nào. Các bản tin chỉ ở mức độ cảnh báo trên diện rộng để người dân đề phòng.
"Kể cả trên thế giới, các hiện tượng thời tiết này cũng không thể dự báo chính xác ở từng địa phương, bởi rất khó để nghiên cứu các hiện tượng vật lý ở mức độ cục bộ địa phương, mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đám mây trên không, nhiệt độ không khí, tương tác các dòng mây... Việc dự báo cụ thể là điều không thể!" - chuyên gia này cho biết.
Riêng tại VN, một trong những hạn chế ảnh hưởng đến khả năng dự báo chính là hệ thống mạng lưới quan trắc quá thưa thớt. Theo chuyên gia này, các vùng núi cao, vùng sâu vùng xa thì mật độ các trạm quan trắc lại càng thưa, nếu có đặt trạm thì phải là trạm tự động, mật độ phải dày (5km/trạm) thì mới tăng khả năng dự báo chính xác hơn. Đây vẫn đang là điều "bó tay" đối với ngành khí tượng, bởi sẽ phát sinh thêm các vấn đề về quan trắc viên, việc bảo trì bảo dưỡng trạm bởi các trạm tự động rất hay hỏng hóc, mất cắp thiết bị, phải có người trông coi và ảnh hưởng đến biên chế của toàn ngành. Vì thế, các vùng sâu, vùng xa (theo chuyên gia này), hàng chục năm nay mật độ lưới trạm vẫn hầu như không tăng về số lượng, mặc dù đã rất nhiều lần ngành đề xuất tăng số lượng trạm.
Không ít lần, tại các hội nghị về ngành khí tượng thủy văn, cán bộ ngành đã nêu ra những khó khăn khiến công tác dự báo còn hạn chế. Bản thân những người làm lâu năm trong ngành khí tượng thừa nhận, trình độ của dự báo viên hiện tại còn quá non trẻ, khả năng dự báo theo đó chưa được nâng cao. Đào tạo ngành trong nước chưa đủ hoàn thiện để trang bị kiến thức tối ưu cho cán bộ, trong khi để được đầu tư học tập ở nước ngoài lại quá hiếm.
Ông Bùi Văn Đức - TGĐ TT Khí tượng thủy văn quốc gia - từng chia sẻ với báo chí, công tác dự báo của VN còn phải đầu tư nhiều và lâu dài. So với các nước tiên tiến trong khu vực, thiết bị của VN còn kém xa. Các nước đã sử dụng phổ biến hệ thống quan trắc và truyền tin tự động, trong khi VN còn rất hiếm. Xem ra, khó khăn mà ngành khí tượng thủy văn đang đối mặt vẫn còn quá nhiều, và để hoàn thiện hơn hệ thống dự báo, vẫn là câu chuyện cho một tương lai... xa!
Theo Dantri
Bắt nhóm nghi can giết người do va chạm giao thông Trên đường đi chơi tết cùng bạn, anh Quy suýt xảy ra va chạm với ông Đại là người cùng xã. Hai bên xảy ra mâu thuẫn và được giảng hòa và đi về, tuy nhiên, rạng sáng ngày hôm sau, người nhà phát hiện thi thể anh Quy ở dưới sông. Nhóm nghi can tại cơ quan Công an Ngày 11-2, Cơ...