Ba doanh nghiệp viễn thông Việt dẫn đầu cuộc thi bảo mật Cyber Range
Các kỹ sư làm trong lĩnh vực an toàn thông tin đến từ ba doanh nghiệp MobiFone, VNPT và Viettel đã giành điểm cao nhất trong cuộc thi về bảo mật mang tên Vietnam CyberRange 2019 vừa được công ty chuyên về bảo mật – Fortinet lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam.
Cuộc thi bảo mật Vietnam CyberRange 2019 đã thu hút các đội cùng tham gia thi đấu đến từ các doanh nghiệp như: VNPT, MobiFone, Viettel, BIDV, Bảo Việt Bank, PVCombank, PTI Insurance, Mcredit, EVN, Sungroup, VTVCab. Đề bài của cuộc thi bảo mật Cyber Range mà Fortinet đưa ra là một kịch bản tấn công trên hệ thống người dùng. Các đội thi phải tìm hiểu, điều tra chi tiết xem người dùng bị tấn công theo hình thức gì, ai là người tấn công và cách xử lý như thế nào?.. Các đội thi sẽ phải đóng vai trò vừa tấn công vừa kiểm tra nguồn tấn công để làm sao không bị đối thủ tấn công ngược lại.
Là một trong số những đại diện của VNPT tham gia lần này và giành vị trí thứ hai, anh Phan Trọng Quân, hiện đang làm việc tại Trung tâm An toàn Thông tin, Công ty VNPT-IT cho hay, những tình huống được đưa ra trong bài thi an toàn thông tin của Fortinet khá thực tế, sát sườn với những vấn đề mà các kỹ sư, chuyên viên làm việc trong lĩnh vực an toàn thông tin ở các doanh nghiệp hiện giờ phải đối mặt và xử lý. Fortinet đã đưa ra những kịch bản, tình huống tấn công để các đội thi có thể xử lý một cách chủ động.
Cuộc thi bảo mật Cyber Range đã thu hút các đội cùng tham gia thi đấu đến từ các doanh nghiệp như: VNPT, MobiFone, Viettel, BIDV, Bảo Việt Bank, PVCombank, PTI Insurance, Mcredit, EVN, Sungroup, VTVCab.
Sự kiện như Vietnam CyberRange 2019 được Fortinet tổ chức được các thành viên các đội thi đánh giá phù hợp với thực tế, nếu được tổ chức thường niên thì sẽ khá tốt cho các kỹ sư, chuyên viên làm trong lĩnh vực an toàn thông tin tại các doanh nghiệp cùng trau dồi kỹ năng, khả năng thực hành kiến thức. Các hoạt động như thế vậy đem lại nhiều kinh nghiệm cho các kỹ sư, nhân sự làm việc trong lĩnh vực an toàn thông tin trong quá trình triển khai thực tế.
Video đang HOT
Tập trung giải quyết các tình huống an ninh mạng
Đánh giá cao năng lực của các đội thi Viêt Nam, ông Kelvin Chua – Giám đốc Kỹ thuật Fortinet Đông Nam Á – Hồng Kông cho hay, nếu như cùng một đề bài như vậy, các đối thi ở Malaysia phải mất 45 phút để xử lý tình huống đầu tiên thì các đội của Việt Nam chỉ mất có 25 phút. Các đội rất tập trung vào việc xử lý các tình huống sự cố mà cuộc thi đưa ra. Những nhân lực làm trong lĩnh vưc an toàn thông tin tới từ các doanh nghệp tham gia cuộc thi lần này còn khá trẻ, ham muốn học hỏi, trau dồi kinh nghiệm thực tế.
Cơ hội làm việc trong lĩnh vực an toàn thông tin của 4 triệu nhân lực
Chia sẻ tại sự kiện Vietnam CyberRange 2019, ông Kelvin Chua – Giám đốc Kỹ thuật Fortinet Đông Nam Á – Hồng Kông cho hay, toàn thế giới hiện nay đang thiếu khoảng 4 triệu nhân lực làm việc trong lĩnh vực an toàn thông tin. Tuy nhiên, không phải dễ dàng để có được ngay một lực lượng nhân lực có thể đảm bảo phục vụ cho lĩnh vực an toàn thông tin. Với sự thiếu hụt rất lớn đó, Fortinet mong muốn được đóng góp cho xã hội trong việc đào tạo nhân lực về an toàn thông tin thông qua các chương trình đào tạo.
Ông Kelvin Chua – Giám đốc Kỹ thuật Fortinet Đông Nam Á – Hồng Kông đánh giá cao năng lực của các kỹ sư an toàn thông tin Việt
Và mục đích Fortinet triển khai sự kiện CyberRange ở các quốc gia trong đó có Việt Nam cũng là nhằm giúp cho đội ngũ làm về an toàn thông tin tại Việt Nam có thêm các kỹ năng và kiến thức về an toàn thông tin. Đề bài mà cuộc thi đưa ra không chỉ làm thế nào có thể phòng chống việc tấn công mà còn giúp cho các kỹ sư, nhân lực làm về an toàn thông tin có thể hình thành được tư duy, năng lực phòng chống tấn công mạng khi các vấn đề về an ninh mạng đang xảy ra rất nhiều ở thời điểm hiện nay.
Fortinet sẽ tiếp tục tổ chức các sự kiện tương tự như vậy tại Việt Nam, với mục tiêu trang bị, bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng cho nhân lực an toàn thông tin các doanh nghiệp, những đối tác của Fortinet tại Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để các kỹ sư, nhân lực làm việc trong lĩnh vực an toàn thông tin của Việt Nam có thể tiếp cận những công nghệ của Fortinet, giúp doanh nghiệp Việt có thể phòng chống tấn công mạng trong thời gian tới.
Theo VnMedia
An ninh mạng, lỗ hổng của nhiều DN vừa và nhỏ
Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho các doanh nghiệp, trong đó mối đe dọa lớn nhất đến từ các loại hình tấn công mạng.
Kết quả khảo sát Thực trạng an toàn thông tin toàn cầu do PwC thực hiện mới đây cho thấy, có tới 44% DN không có chiến lược tổng thể về an toàn thông tin; 48% không có chương trình đào tạo nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho nhân viên; 54% không có cơ chế đối phó với tấn công mạng...
Trước thực trạng này, nhiều chuyên gia cho rằng không chỉ có các DN trên thế giới, mà tại Việt Nam, nhiều DN dù nhận thức được mối nguy hại đến từ lỗ hổng an ninh mạng đang tăng cao nhưng vẫn chưa có sự chuẩn bị để đối phó với rủi ro này.
Thiếu tướng Nguyễn Nam Hải - Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ nhấn mạnh, vấn đề tội phạm mạng, tội phạm công nghệ cao, nhất là trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, đã vượt ra khỏi phạm vi lợi ích an ninh quốc gia của một nước, đã trở thành thách thức toàn cầu, đe dọa trực tiếp an ninh quốc gia của các nước, trong đó có Việt Nam.
Đặc biệt, tội phạm an ninh mạng đang tập trung vào lỗ hổng bảo mật của nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) nhằm phát tán trên nhiều máy tính, làm tiền đề cho các cuộc tấn công quy mô lớn.
Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp SME tại Việt Nam chiếm tới 98,1% và họ thường có ngân sách dành cho công nghệ thông tin thấp hơn các tập đoàn lớn cũng như các tập đoàn đa quốc gia.
Theo các chuyên gia, hiện nay chuyển đối số không đơn thuần là một xu thế mà đã chính thức trở thành một chiến lược, thế nên thực hiện chuyển đổi số là bước đi mà mọi đơn vị, tổ chức đều phải cân nhắc nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.
Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số cũng gắn liền với nhiều thách thức, rủi ro. Trong đó, rủi ro về an ninh an toàn thông tin trong quá trình chuyển đổi là vấn đề mà các đơn vị, tổ chức đều nghĩ đến khi bắt tay thực hiện.
DN không thể lơ là trong việc tăng cường quản trị an ninh mạng. Cần phải có những biện pháp phát hiện, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro, bằng một hệ thống quản trị rủi ro.
Ông Phạm Mạnh Tuấn, Chủ tịch/Giám đốc Công ty 129 cho biết, triển khai các dự án về an ninh, an toàn, bảo mật thông tin và số hóa tài liệu sẽ phần nào giảm đi các thiệt hại mà tội phạm mạng đã gây ra cho các tổ chức, các doanh nghiệp trong thời gian qua.
Theo ông Nguyễn Hùng Sơn, Tổng giám đốc công ty FSI nhận định, việc triển khai các dự án về an ninh, an toàn, bảo mật thông tin và số hóa tài liệu sẽ giúp cho việc triển khai các dự án bảo mật thông tin tại các cơ quan, doanh nghiệp được đảm bảo an toàn tuyệt đối trước các hình thức tấn công mạng.
Theo VietnamNet
Hơn 7.000 sự cố tấn công mạng vào các trang web của Việt Nam Trong số hơn 7.000 sự cố tấn công mạng vào các trang web của Việt Nam, có hơn 2.500 sự cố tấn công lừa đảo, hơn 4.200 sự cố tấn công thay đổi giao diện... Hơn 7.000 sự cố tấn công mạng vào các trang web của Việt Nam từ đầu năm đến nay, là thông tin được công bố tại Chương trình...